I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn , thuốc ,sản phẩm cho công nghiệp )
- Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
2. Kĩ năng:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.
- KNS: Rèn kĩ năng tư duy, kỷ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông. Kỷ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên
II/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, trực quan quan sát và trả lời các câu hỏi dựa trên việc quan sát phương tiện dạy học, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh cây cải dại, cải trồng; hoa hồng dại, hoa hồng trồng; chuối dại, chuối trồng.
- Một số loại quả: xoài, táo,
- Bảng phụ bảng SGK tr.144.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các loại cây trồng.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thực vật ở nước xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong điều kiện đó.
- Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong điều kiện đó
- Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì?
3. Bài mới :
Khám phá: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại, những cây được trồng. Vậy giữa chúng có mối quan hệ gì với nhau, và so với cây dại thì cây trồng có gì khác?
Hoạt động1: Cây
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 55, Bài 45: Nguồn gốc cây trồng - Nguyễn Văn Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29. Tiết 55
Ngày soạn: 11/03/2014
Ngày dạy: 18/03/2014
Bài 45:
NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn , thuốc ,sản phẩm cho công nghiệp)
- Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại.
2. Kĩ năng:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.
- KNS: Rèn kĩ năng tư duy, kỷ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông. Kỷ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên
II/ PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, trực quan quan sát và trả lời các câu hỏi dựa trên việc quan sát phương tiện dạy học, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.
III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh cây cải dại, cải trồng; hoa hồng dại, hoa hồng trồng; chuối dại, chuối trồng.
- Một số loại quả: xoài, táo,
- Bảng phụ bảng SGK tr.144.
2. Học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các loại cây trồng.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thực vật ở nước xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong điều kiện đó.
- Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong điều kiện đó
- Ba giai đoạn phát triển của thực vật là gì?
3. Bài mới :
Khám phá: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây mọc dại, những cây được trồng. Vậy giữa chúng có mối quan hệ gì với nhau, và so với cây dại thì cây trồng có gì khác?
Hoạt động1: Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tìm thông tin trong SGK tr.144 -> trả lời các câu hỏi sau:
1. Cây như thế nào được gọi là cây trồng?
2. Hãy kể tên một vài cây trồng và công dụng của chúng?
3. Con người trồng cây nhằm mục đích gì?
4. Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi lớp bổ sung
Chuyển ý: Cây trồng ngày nay khác cây dại như thế nào?
- HS tìm thông tin trong SGK tr.144 -> trả lời các câu hỏi đạt:
1. Là những cây được con người giữ lại để gieo trồng cho mùa sau.
2. HS tự kể tên.
3. Phục vụ cho nhu cầu cuộc sống: Thực phẩm, thuốc, vật liệu
4. Cây trồng có nguồn gốc từ cây cối mọc dại trong rừng.
- Lớp bổ sung -> ghi bài.
Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
Cây trồng phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
Hoạt động2: Cây trồng khác cây dại như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Vấn đề 1: Nhận biết cây trồng và cây dại bằng các câu hỏi sau:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 45.1, SGK tr.144 -> trả lời câu hỏi:
1. Nhận biết cây cải trồng và cây cải dại bằng sự phân biệt các bộ phận các cơ quan tương ứng : rễ, thân, lá.
2. Nguyên nhân vì sao các bộ phận cây trồng khác xa các bộ phận cây dại ?
- GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung
-> GV hoàn thiện đáp án: Do nhu cầu sử dụng, con người đã chọn các dạng khác nhau của các bộ phận ( như lá (bắp cải), thân (su hào), hoa (súp lơ)), tác động vào các bộ phận đó làm cho chúng ngày càng biến đổi đi và cuối cùng đưa đến nhiều dạng cây trồng khác nhau và khác xa tổ tiên hoang dại.
*Vấn đề 2: So sánh cây trồng với cây dại
- GV treo bảng phụ bảng SGK tr.144, yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng.
- GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận, GV ghi nhanh vào bảng phụ, lớp bổ sung.
- GV hướng dẫn HS chốt lại vấn đề: Cây trồng khác cây dại ở điểm nào?
- GV nhận xét, hoàn thiện đáp án.
- Cho HS quan sát một số quả có giá trị do con người tạo ra.
Chuyển ý: Để có những thành tựu trên, con người đã dùng phương pháp nào?
- HS quan sát hình 45.1 -> trả lời câu hỏi đạt:
1. Rễ, thân, lá của cây trồng to hơn và ngon hơn của cây dại.
2. Do con người tác động theo hướng phục vụ nhu cầu của con người.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận hoàn thành bảng.
- HS báo cáo kết quả thảo luận, lớp bổ sung.
- HS trả lời: Cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng.
- HS quan sát mẫu vật.
Cây trồng có nhiều loại cây phong phú. Còn cây dại thì không.
Bộ phận của cây trồng được con người sử dụng có phẩm chất tốt. Còn cây dại thì không.
Hoạt động2: Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tìm thông tin mục q SGK tr. 145 -> trả lời câu hỏi:
1. Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì?
- GV cho HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung -> GV tổng kết, đưa vào 2 vấn đề chính:
+ Cải tạo giống
+ Các biện pháp chăm sóc.
- HS tìm thông tin SGK -> trả lời câu hỏi đạt:
1. Cải biến tính di truyền: lai, chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống, nhân giống ...
Chăm sóc: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh
- Lớp bổ sung và ghi bài.
Cải biến đặc tính di truyền bằng các biện pháp: lai giống, gây đột biến, kỹ thuật di truyền, nhân giống (bằng hạt, chiết, ghép).
Chăm sóc: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
4. Củng cố đánh giá:
* Thực hành – luyện tập:
Sử dụng câu hỏi SGK tr.145: Câu 1, 2, 3.
* Vận dụng.
Từ những giống cây trồng đã có, học sinh áp dụng kiến thức để tăng năng suất cây trồng mà gia đình đang canh tác: Như bón phân, phát hiện sâu bệnh để kịp thời phòng trừ.
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK, đọc em có biết.
- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên.
- Sưu tầm một số tin và ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 29 Tiet55 Bai45 NGUON GOC CAY TRONG.doc