Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Huyền Trân

A. Mục Tiêu

 1) Kiến thức;

· Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

· Nêu được những đặc điểm chủv yếu của cơ thể sống.

· Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

 2) Kĩ năng: Tham khảo SGK thu nhận kiến thức

 3) Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn

B. Chuẩn bị

· GV : Chuẩn bị nội dung bài học

· HS : Tham khảo nội dung bài học trước

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Giới thiệu bài mới : Thế giới xung quanh chúng ta bao gồm các vật không sống và vật sống. Vậy vật sống và vật không sống khác nhau như thế nào, làm sao có thể nhận diện được chúng, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay : Đặc điểm của cơ thể sống.

3. Hoạt động dạy học

 

doc57 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Huyền Trân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? + Sự vân chuyển nước và muối khoáng của cây diễn ra như thế nào ? - HS: hoạt động cá nhân: nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. + Đặc điểm chung của thực vật: Tự tổng hợp được chất hữu cơ Phần lớn không có khả năng di chuyển. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài. + Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, gồm: Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định. Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào. Chất tế bào: chứa các bào quangnơi diễn ra hoạt động sống cơ bản của tế bào. Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. + Tế bào có thể lớn lên được nhờ quá trình trao đổi chất. Nhưng có thể phân chia được nhờ các tế bào ở mô phân sinh. + Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con. Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. +Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành: gdẫn truyền. Miền hút: ghấp thụ nước và muối khoáng. Miền sinh trưởng: glàm cho rễ dài ra. Miền chóp rễ gche chở cho đầu rễ. +Miền hút gồm: Vỏ: biểu bì có nhiều lông hút và thịt vỏ. Trụ giữa gồm bó mạch (mạch rây, mạch gỗ) và ruột. +Tất cả các loại cây đều cần nước. Cây cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. +Thân gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Chồi hoa và chồi lá đều có mầm lá. Nhưng chồi lá có mô phân sinh ngọn và chồi hoa có mầm hoa. +Thân có thể dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. thân có thể to ra do sự phân chia các tế bào mô sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. +Sự vận chuyển nước và muối khoáng của cây: Nước và muối khoáng g lông hút gvỏ gmạch gỗ g các bộ phận của cây: thân , lá. Hoạt động 2: Bài tập. Bài tập 1: Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau đây: Câu 1: Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa? a. Củ nhanh bị hư. b. Sai khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm nhiều. c. Sau khi ra hoa chất lượng và khối lượng củ giảm. d. Để cây ra hoa được. Câu 2: Điểm giống nhau giữa cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ là: a.Có cấu tạo từ tế bào. b.Vỏ bảo vệ các phần bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp. c.Gồm 2 bộ phận chính: vỏ và trụ giữa. d.Cả a,b,c đều đúng. e. a và c đều đúng. Câu 3: Điểm khác nhau giữa cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ là: a.Miền hút của rễ có mang lông hút còn thân non thì không mang lônh hút. b.Phần vỏ của thân non có chứa chất dự trữ còn vỏ của miền hút thì không chứa chất dự trữ. c.Bó mạch của miền hút có mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ. Còn ở thân non, mạch rây nằm ở ngoài và mạch gỗ ở phía trong. d. a và c đều đúng. e. b và c đều đúng. Bài tập 2: Hãy mô tả lại thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng ? Bài tập 1: Câu 1: b. Câu 2: e. Câu 3: d. 4. Dặn dò: Học bài. Kiểm tra 1 tiết. _________________________________________________________________ Tuần: 11 Ngày soạn : 08 / 11/ 2007 Tiết: 21 Ngày dạy : 12/10 – 17/11/ 07 KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC TIÊU -Củng cố lại các kiến thức ở chương I, II, III. -Vận dụng thành thạo các dạng câu hỏi: +Trắc nghiệm khách quan, điền khuyết. +Tự luận B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Đề kiểm tra 1 tiết 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức ở chương II. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Hoạt động: - GV: Phát đề kiểm tra. - HS: Làm bài kiểm tra. Nội dung đề kiểm tra Câu I: (1 điểm) Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống: 1. Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì: a. * Cấu tạo miền hút gồm: vỏ và trụ giữa. b. * Có mạch rây và mạch gỗ vận chuyển các chất đi nuôi cây. c. * Có nhiều lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. d. * Có ruột chứa chất dự trữ. 2. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ: a. * Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt. b. * Cây dong riềng, cây cải, cây gừng. c. * Cây khoai tây, cây cà chua, cây củ cải. d. * Cây cỏ tranh, cây nghệ, cây củ dong. Câu II: (4,5 điểm) Điền vào chỗ trống ( ) các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây: 1. Duy trì và phát triển nòi giống, cơ quan sinh sản, cơ quan sinh dưỡng, nuôi dưỡng Rễ, thân, lá là: Hoa, quả, hạt là: Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh dưỡng là: Chức năng chủ yếu của cơ quan sinh sản là: 2. Muối khoáng, muối đạm, nước, muối lân, khác nhau, muối kali Tất cả các cây đều cần Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại , trong đó cần nhiều: , , Nhu cầu nước và muối khoáng là đối với từng loại cây, các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây. 3. Nhân, màng sinh chất, không bào, chất tế bào bao bọc ngoài chất tế bào. là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan, nơi diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào. có cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. chứa dịch tế bào. 4. vận chuyển chất hữu cơ, gỗ, vận chuyển nước và muối khoáng, rây Mạch gồm những tế bào sống, có màng mỏng, có chức năng Mạch gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng Câu III: (2 điểm) Mô tả lại thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng Câu IV: (2,5 điểm) Em hãy chú thích cho hình bên và cho biết chức năng từng bộ phận của thân non. 3. ĐÁP ÁN : Câu I: (1 điểm) 1. c 2. d Câu II: ( 4,5 điểm) (mỗi từ hoặc cụm từ điền đúng đạt 0,25 điểm) 1. -cơ quan sinh dưỡng -cơ quan sinh sản -nuôi dưỡng -duy trì và phát triển nòi giống 2. -nước -muối khoáng, muối đạm, muối lân, muối kali -khác nhau 3. -màng sinh chất -chất tế bào -nhân -không bào 4. -rây, vận chuyển chất hữu cơ -gỗ, vận chuyển nước và muối khoáng câu III: mô tả thí nghiệm đúng và rút ra kết quả của thí nghiệm đạt 2 điểm. Câu IV: chú thích đúng: 1 điểm Nêu đúng chức năng của từng phần đạt 1,5 điểm. 4. Thu bài 5. Dặn dò: - Đọc bài 19 SGK / 61,62 - Chuẩn bị mẫu vật: 1 số loại lá nhiều hình dạng và đủ màu sắc. cành có đủ chồi. _________________________________________________________________ Tuần: 19 Ngày soạn:10/ 01/ 2008 Ngày dạy : 14/01 – 19/01/2008 Tiết: 38 THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh. - Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. - Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện và củng cố các kỹ năng: - Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. - Kỹ năng quan sát, nhận biết. -Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng trong đời sống. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức trồng và bảo vệ cây B. CHUẨN BỊ: Tranh phóng to hình 31.1 SGK C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Giới thiệu bài mới. Hoạt động Dạy và Học Hoạt động của giáo viên Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thụ tinh a) Hiện tượng nảy mầm của hạt GV hướng dẫn HS + Quan sát hình 31.1, tìm hiểu chú thích + Đọc thông tin ở mục 1. => Trả lời câu hỏi - Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt phấn? Giáo viên giảng giải: + Hạt phấn hút chất nhầy trương lên g nảy mầm thành ống phấn. + Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn + Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. b) Thụ tinh -Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1 và đọc thông tin mục 2 SGK. + Nêu hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác thông tin. ? Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa? Sự thụ tinh là gì? Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính? - Tổ chức thảo luận trao đổi đáp án. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức và nhấn mạnh sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh g sinh sản hữu tính. - GV yêu cầu HS tự đọc thông tin mục 3 để trả lời câu hỏi cuối mục. - GV giúp học sinh hoàn thiện đáp án. 1 . SỰ THỤ TINH Thụ tinh là quá trình kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. 2 . SỰ KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ: - Sau thụ tinh. + Hợp tử -> phôi. + Noãn -> hạt chứa phôi. + Bầu -> quả chứa hạt. + Các bộ phận khác của hoa héo và rụng (1 số ít loài cây ở quả còn dấu tích của 1 số bộ phận của hoa). 4. Củng cố: Học sinh trả lời câu hỏi: 1/ Hãy kể những hiện tượng xảy ra trong tự thụ tinh? Hiện tượng nào là quan trọng nhất? 2/ Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? 3/ Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành. 5. Dặn dò: - Học và trả lời câu hỏi 1,2 SGK (Tr. 104) - Đọc mục em có biết. - Chuẩn bị một số quả theo nhóm:Đu đủ, Đậu Hà Lan, Cà chua, chanh (quất), táo, me, phượng, bằng lăng, lạc ... (vỏ khô). __________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh Hoc 6 ca nam(1).doc