GV: Đi học quả là một sự kiện lớn, một thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Chính từ sự nhận thức về sự nghiêm túc học hành mà cậu muốn khẳng định mình, muốn thử sức mình, xin mẹ được cầm bút thước. Đó là tâm trạng, cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường.
H: Khi Tôi” có ý nghĩ vừa non nớt ngây thơ “ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Nhưng ý nghĩ ấy thoáng qua tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên gọn núi”.
Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên? - Đây là một cách so sánh thú vị, giúp người đọc hình dung ra được đây là chú bé ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu, đã biết đề cao việc học trong ngày đầu tiên đến trường với một tình cảm dịu dàng,trong sáng và khát vọng vươn tới chân trời học vấn. Cũng chính là đề cao sự h.tập của con người.
c. Tâm trạng và cảm giác của tôi lúc ở sân trường.
H: Cảnh sân trường làng Mý Lý lưu lại trong tâm trí Tgiả có gì nổi bật?
H: Cảnh tượng ấy được nhớ lại có ý nghĩa gì?
H: Khi chưa đi học “ Tôi chỉ thấy ngôi trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà
trong làng”. Nhưng lần đầu tới trường, cậu lại thấy “Trường Mỹ Lý trông xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng” khiến cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ. Em hiểu ý nghĩa h/ảnh so sánh trên ntn?
H: Khi tả những cậu học trò lần đầu tiên đến trường Tgiả dùng H/ảnh nào? Phân tích H/ảnh ấy? +Cảnh trường làng: Rất đông người (dày đặc cả người)
- Người nào quần áo cũng sạch - sẽ,gương mặt vui tươi và sáng sủa.
=> Phản ánh K2 đặc biệt của ngày hội khai trường.
- Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
- Bộc lộ T/cảm sâu nặng của Tgiả đối với mái trường tuổi thơ.
+Tâm trạng của “Tôi”: So sánh lớp học với
đình làng( nơi thờ cúng tế lễ, nơi linh thiêng cất dấu những điều bí ẩn) .
=> Tác giả đã diễn tả cảm xúc trang nghiêm của cậu bé về mái trường. Cậu cảm thấy mình nhỏ bé làm sao trước tri thức của con người trong trường học.
+ Tgiả sdụng h/ảnh tinh tế: “ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng lo sợ”.
=> Mtả sinh động h/ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tiên tới trường .
330 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì?
H: Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào có tác dụng gì?
+ Phát triển thanh đoạn văn: “ Em rất thích đọc sách”.
- Những câu phải xoay xung quanh và phát triển các ý chủ chốt sự ham thích đọc sách của em.
- Nhưng, vì sao em lại thích đọc sách? Em thích đọc sách ntn? Tác dụng?
Đoạn văn phát triển tất nhiên phải là đoạn văn nghị luận kiểu diễn dịch.
+ G/v yêu cầu h/s viết, đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2
H: Thế nào là văn bản tự sự?
H: Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
H: Làm thế nào để tóm tắt vb tự sự có hiệu quả?
- G/v đưa một đoạn văn tự sự, yêu cầu của h/s thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm.
H/s trả lời câu hỏi 6 sgk
H/s trả lời câu hỏi 7 sgk
Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài thuyết minh và trình bày khái quát từng kiểu bài (đã học).
H/s nêu ví dụ và phân tích, phân biệt giữa luận điểm, luận cứ.
H: Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận?
H: Vai trò yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận? Lấy ví dụ.
- G/v yêu cầu h/s nhắc lại khái niệm và cách trình bày của các văn bản điều hành: Tường trình, thông báo.
- G/v chiếu bảng tổng kết những vấn đề chủ yếu của phần tập làm văn lớp 8.
I. Tính thống nhất của văn bản.
* Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản
* Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt
* Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập chung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản
II. Văn bản tự sự.
- Văn bản tự sự là vb kể chuyện, trong đó ngôn ngữ bằng văn xuôi (chủ yếu) bằng lời. Kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá.
- Muốn tóm tắt tác phẩm tự sự có hiểu quả cần: đọc kỷ phương pháp, phát hiện đoạn, chi tiết chính.
III. Văn bản thuyết minh.
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học.
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại.
+ Có các kiểu đề tài thuyết minh chủ yêu:
- Người (danh nhân, người nổi tiếng, anh hùng)
- Vật (động vật, thực vật)
- Đồ vật (dụng cụ, đồ nghề, nghề nghiệp)
- Phương pháp cách thức (làm món ăn, đồ chơi, trò chơi)
- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Hiện tượng tự nhiên XII
IV. Văn bản nghị luận.
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại.
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm.
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm.
- H/s tự trả lời, phân tích ví dụ.
V. Văn bản điều hành.
- H/s tự ôn ở nhà.
C. Dặn dò:
Chuẩn bị kiểm tra HKII.
D. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày 11 tháng 5năm 2009
Tiết 135 + 136
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt.
Nhằm đánh giá:
- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
- Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn.
B. Hoạt động trên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sĩ số.
I. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Mục đích chân chính của việc học trong Bàn luận về phép học là gì?
A. Học để mở rộng kiến thức.
B. Học để cầu danh lợi.
C. Học để làm người.
Câu 2: Câu nghi vấn nào được được dùng để thể hiện sự ngạc nhiên?
A. Con đã nhận ra con chưa?
B. Con gái tôi vẽ đấy ư?
C. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Viết đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của 2 câu thơ:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận chung của em sau khi học đoạn trích Thuế máu của Nguyễn ái Quốc.
II. Đáp án - Biểu điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Trả lời đúng mỗi câu cho 1 điểm.
Câu 1: C.
Câu 2: B.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Viết được đoạn văn ngắn với các yêu cầu sau:
- Phân tích hình ảnh con thuyền trên bến, sau chuyến đi xa:
+ Con thuyền được nhân hóa mang cảm nhận của con người: mỏi nhưng thư thái trong trạng thái thư giãn nhẹ nhàng.
+ Từ “nghe”: cảm nhận tinh tế của con thuyền, cũng là của nhà thơ.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận được 2 ý sau:
- Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp. ở chương này, với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác giả tập trung vạch trần những thủ đoạn tàn bạo, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của TDP trong việc lợi dụng xương máu của những con người nghèo khổ, dùng người dân nước thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh.
- Đoạn trích không chỉ cung cấp cho chúng ta những tư liệu phong phú, xác thực về số phận người dân các nước thuộc địa của TDP ở thế kỉ trước, mà còn khơi gợi lòng thương cảm những con người bị bóc lột đến tận cùng. Từ đó giúp ta thêm yêu quí cuộc sống độc lập, tự do, củng cố ý thức trách nhiệm bảo vệ nền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã bền bỉ đấu tranh mới dành được.
C. Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới.
Ngày 13 tháng 5 năm 2009
Tiết 137.
Văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Hiểu được trường hợp cần viết văn bản thông báo.
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học.
1 ổn định tổ chức.
2. Bài mới:
- Gọi HS đọc 2 vb thông báo trong SGK
H: Ai là người viết thông báo?
H: Viết thông báo cho ai?
H: Thông báo nhằm mục đích gì?
H: Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
Hãy lấy 1 số VD cần viết văn bản thông báo.
H: Thế nào là văn bản thông báo?
H: Tình huống nào cần viết thông báo?
H: Nêu cách làm VBTB.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
- Người viết: Phó Hiệu trưởng, Liên đội trưởng.
- Người nhận: GVCN và lớp trưởng, các chi đội TNTP HCM.
- Mục đích: biết kế hoạch để thực hiện tốt.
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống.
a) Cần viết vb tường trình.
b) “ thông báo.
c) “ thông báo.
2. Cách làm vb thông báo.
Các mục cần có:
- Tên cơ quan
- Quốc hiệu
- Địa điểm
- Tên văn bản thông báo
- Nội dung thông báo
- Nơi nhận thông báo
- Họ tên, chức vụ, chữ ký
* Lưu ý:
- Lời văn cần rõ ràng, chính xác, tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày theo đúng mẫu chuẩn.
- Thông báo cần gửi đến tay người nhận kịp thời.
C. Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày 14 tháng 5 năm 2009
Tiết 138:
Chương trình địa phương
(Phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
B. Tiến trình các hoạt động dạy- học.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới:
I. Ôn tập về từ ngữ xưng hô.
1. Xưng hô:
- Xưng: Người nói tự gọi mình.
- Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
2. Dùng từ ngữ xưng hô:
- Dùng đại từ trỏ người: Tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó, ta, chúng ta, mình, chúng mình
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước: Ông, bà, anh, chị, chú, gì, bácTổng thống, bộ trưởng, nhà giáo, nhà văn
3. Quan hệ xưng hô:
- Quan hệ quốc tế
- Quan hệ quốc gia
- Quan hệ xã hội
II. Xác định các từ xưng hô trong sách giáo khoa.
1. - Từ xưng hô địa phương là “U” dùng để gọi mẹ.
- Từ ngữ xưng hô “Mợ” không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ địa phương vì nó thuộc lớp từ ngữ biệt ngữ xã hội.
2. Tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương em và những địa phương khác.
3. Từ ngữ xưng hô địa phương thường được dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương, đồng hương gặp nhau.
- Được dùng trong tác phẩm văn học, ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm.
- Từ ngữ địa phương không được dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia.
C. Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày 17 tháng 5 năm 2009
Tiết 139:
Luyện tập văn bản thông báo
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo.
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho hs.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới:
I. Ôn tập lý thuyết.
- Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng, nhà nướccần báo cáo cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề, chủ chương, chính sách, việc làm
II. Luyện tập.
Bài tập1:
- Đáp án :
+ Thông báo.
+ Hiệu trưởng viết thông báo.
+ Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo.
+ Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 - 5.
+ Báo cáo.
+ Các chi đội viết báo cáo.
+ Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo.
+ Nội dung tình hình hành động trong tháng.
+ Thông báo :
- Ban quản lý dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án
- Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án.
Bài tập 2:
a, Những lỗi sai :
- Không có công văn số, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết góc trái phía trên và dưới bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo à còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
b, Bổ xung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bảng thông báo.
Bài tập 3: H/s tự làm bài tập.
Bài tập 4: H/s chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3 để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh ngay ở lớp, đọc to ghi nhớ, g/v và h/s nhận xét góp ý.
C. Dặn dò:
Xem lại bài kiểm tra tổng hợp.
D. Rút kinh nghiệm:
.
File đính kèm:
- giao an van 8 chuan.doc