Đề kiểm tra Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 2

Câu 1: Thế nào là câu nghi vấn ? cho ví dụ .

Câu 2: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

 Đi đường mới biết gian lao

 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.

 ( bài Đi đường của Hồ Chí Minh )

Câu 3:

 Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời Tế Hanh, mà bài thơ Quê hương là một sự mở đầu, thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc thống nhất. Em hãy làm sáng tỏ.

C . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.

Câu 1: Thế nào là câu nghi vấn ?

- Câu nghi vấn là câu có các từ ( ai, gì,nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, có, không, chưa) hay ( 0,5đ)

- Cho ví dụ : ( 0,5đ)

Câu 2:

 - Câu thơ như một kết luận về một kinh nghiệm đi đường dài thì gặp nhiều

- Khó khăn như đó cũng là điều tất yếu của qui luật cuộc sống . Trên đường đời cũng vậy, trong cuộc sống lúc thuận lợi lúc khó khăn cũng là tất yếu để vượt qua mà không nản lòng. ( 1đ)

 

Câu 3:

a. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ và tình yêu nỗi nhớ, nỗi khao khát của nhà thơ( 1đ)

b. Thân bài

1 Hình ảnh quê hương ( 3 đ)

a. Giới thiệu chung về làng quê ( 1đ)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 8 HỌC KÌ II Thời gian 90 phút (không kể chép đề ) MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 2.Theo ba nội dung với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. HÌNH THỨC KIỂM TRA Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN. Liệt kê chuẩn kiến thức các bài: Tiếng Việt Câu nghi vấn Ngữ văn : Ngắm trăng, đi đường TLV : Quê hương A. MA TRẬN Tên chủ đề Nhận Biết Thông hiểu Vận Dụng CỘNG TN TL TN TL Mức độ thấp Mức độ cao TIẾNG VIỆT Câu nghi vấn Số câu Số điểm Tỷ lệ Nhớ khái niệm câu nghi vấn 1 1 10% 1 1 10% VĂN Ngắm trăng,đi đường Số câu Số điểm Tỷ lệ Hiểu nội dung hai câu thơ Bài Đi đường 1 1 10% 1 1 10% TLV Quê hường Số câu Số điểm Tỷ lệ Cảm nhận về tình cảm của tế Hanh qua bài Quê hương 1 8 80% Số câu Số điểm Tỷ lệ 1 1 10% 1 1 10% 1 8 80% 3 10 10% B. HỆ THỐNG CÂU HỎI: Câu 1: Thế nào là câu nghi vấn ? cho ví dụ . Câu 2: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. ( bài Đi đường của Hồ Chí Minh ) Câu 3: Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời Tế Hanh, mà bài thơ Quê hương là một sự mở đầu, thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc thống nhất. Em hãy làm sáng tỏ. C . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu 1: Thế nào là câu nghi vấn ? Câu nghi vấn là câu có các từ ( ai, gì,nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, có, không, chưa) hay ( 0,5đ) Cho ví dụ : ( 0,5đ) Câu 2: - Câu thơ như một kết luận về một kinh nghiệm đi đường dài thì gặp nhiều Khó khăn như đó cũng là điều tất yếu của qui luật cuộc sống . Trên đường đời cũng vậy, trong cuộc sống lúc thuận lợi lúc khó khăn cũng là tất yếu để vượt qua mà không nản lòng. ( 1đ) Câu 3: a. Mở bài - Giới thiệu về bài thơ và tình yêu nỗi nhớ, nỗi khao khát của nhà thơ( 1đ) b. Thân bài 1 Hình ảnh quê hương ( 3 đ) a. Giới thiệu chung về làng quê ( 1đ) - H/a quê hương được tác giả giới thiệu: làm nghề chài lưới, nước bao vây ... sông. Cách giới thiệu rất tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng ta thấy đây là một làng chài ven biển. b. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ( 1đ) - Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh: trời trong, gió hồng => một buổi sáng đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. -Trên đó nổi bật là h/a chiếc thuyền và cánh buồm, chiếc thuyền được diễn tả thật ấn tượng: Chiếc thuyền nhẹ .mã Phăng mái..giang khí thế băng tới dũng mãnh làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. - Cánh buồm được tác giả so sánh, nhân hoá: giương to nhưgió. Sự cảm nhận tinh tế, cùng sự liên tưởng độc đáo cánh buồm căng hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, bất ngờ, h/a cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở lên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. TH như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về ( 1đ) - Dân làng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập => cảnh đông vui náo nhiệt .Cảnh làng chài đón đoàn thuyền cá trở về là bức tranh sinh động, náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống và họ như thầm cảm ơn trời biển đã cho người dân làng chài trở về an toàn và cá đầy ghe - Người dân làng chài được miêu tả với làn da ngăm rám nắng, thân .vị xa xăm.Với bút pháp vừa tả thực vừa sáng tạo độc đáo, người lao động làng chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển, trở nên có tầm vóc phi thường. - Con thuyền sau chuyến đi vất vả được tác giả miêu tả: im nằm, nghe vỏ. Nghệ thuật nhân hoá miêu tả con thuyền có hồn như một phần sự sống lao động của làng chài. Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi đầy mệt mỏi, nó nằm nghỉ ngơi và cảm nhận vị mặn mòi của biển khơi đang lan toả trong thớ vỏ - Người viết có tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương 2. Nỗi nhớ quê hương(khổ cuối) ( 2,5đ) - Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên. - Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... * Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài. c. Kết bài ( 1đ) - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật 0,5 đ trình bày bài có cảm xúc, bài viết sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docbai kiem tra hoc ki 2.doc