I- Mục tiêu:
-Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản để cắt , khâu, thêu. Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II- Đồ dùng dạy học:
Một số mẫu vải, chỉ khâu và chỉ thêu các màu.Kim khâu, kim thêu các cỡ.
Kéo cắt chỉ, kéo cắt vải.Khung thêu cầm tay, sap hoặc nến, phấn màu, thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài khuy bấm.Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
III- Hoạt động dạy và học
32 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Kĩ thuật lớp 4 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Học sinh biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
- Có ý thức làm việc cẩn thận ngăn nắp đúng quy định
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
- Vật liệu và dụng cụ: Hạt giống, giấy thấm nước, bông. Đĩa đựng hạt
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Lên luống có tác dụng gì
III. Dạy bài mới
+ HĐ1: HDHS quan sát và nhận xét mẫu
- Cho học sinh quan sát mẫu và hỏi:
- Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt...
- GV nhận xét: Việc đem gieo hạt giống để theo dõi và quan sát thời gian nảy mầm, số hạt nảy mầm gọi là thử độ nảy...
- Tại sao phải thử độ nảy mầm
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Cho học sinh đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm
- GV nhắc nhở một số chú ý:
Đĩa dùng để thử phải có đáy bằng phẳng
Nên dùng bông thấm nước để thử
Xếp các hạt đều nhau một khoảng cách +HĐ3: Học sinh thử độ nảy mầm
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu thực hành và nêu nhiệm vụ:
- Mỗi em thử một loại hạt giống và theo dõi quan sát để ghi các ndung vào VBT
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh trả lời: Đó là đem hạt giống gieo vào đĩa có bông ẩm để hạt nảy mầm
- Nhận xét và bổ xung
- Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu tránh gây lãng phí và năng suất thấp
- Học sinh đọc SGK và nêu các bước thực hiện thử độ nảy mầm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lấy dụng cụ vật liệu để thử độ
nảy mầm
- Thực hành thử độ nảy mầm và mang về
nhà để theo dõi tiến trình phát triển của
giống
IV- Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục thử độ nảy mầm để giờ sau trưng bày sản phẩm
Kĩ thuật
Tiết 1:Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu: Giúp học sinh biết
- Học sinh biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
- Có ý thức làm việc cẩn thận ngăn nắp đúng quy định
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
- Vật liệu và dụng cụ: Hạt giống, giấy thấm nước, bông. Đĩa đựng hạt
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra:Tại sao phải thử độ nảy mầm?
III- Dạy bài mới:
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
- Cho học sinh trưng bày và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét rút ra qua thực hành theo mẫu.
- Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
- Vật liệu dụng cụ thực hành đảm bảo kỹ thuật
- Tiến hành thử độ nảy mầm đúng các bước trong quy trình kỹ thuật, hạt có kết quả
- Ghi chép theo dõi và rút ra được nhận xét
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Hát
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hành
- Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
IV.Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Về nhà đọc trước và chuẩn bị bài sau
Kỹ thuật
Tiết 10 :Khâu đột mau ( tiết 1 )
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình khâu đột mau
- Mẫu khâu đột mau
- Vật liệu và dụng cụ để thực hành
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Dụng cụ học tập
III. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đầu bài
Nêu mục đích yêu cầu
b) Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- Giáo viên giới thiệu mẫu khâu đột mau
- Cho học sinh quan sát mẫu bằng tay và bằng máy
- Rút ra nhận xét về khái niệm khâu đột mau
c) Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Treo tranh quy trình khâu đột mau
- Học sinh quan sát hình 2
- Hướng dẫn quan sát hình 3a, 3b, 3c
- Hướng dẫn cách khâu mũi thứ nhất, thứ 2 và thực hiện khâu mũi thứ 3, thứ 4
- Cho quan sát hình 4 để thực hiện kết thúc đường khâu đột mau
* Lưu ý học sinh:
Khâu theo chiều từ phải sang trái
Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1 tiến 2”
Khâu theo đúng đường vạch dấu
Không rút chỉ quá chặt
- Giáo viên hướng dẫn nhanh 2 lần toàn bộ thao tác
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ cuối bài
- Cho tập khâu trên giấy kẻ ô li
- Hát
- HS kiểm tra chéo.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát mẫu.
- HS nhận xét sự giống và khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu máy.
- HS quan sát tranh quy trình khâu.
- Quan sát và theo dõi.
- HS quan sát.
- Hai em đọc ghi nhớ cuối bài.
- Tập khâu trên giấy.
IV. Hoạt động nối tiếp:
1- Củng cố:Nhận xét giờ học, tinh thần thái độ học tập
2-Dặn dò: Chuẩn bị dụng cụ vật liệu để giờ sau thực hành(Bộ đồ dùng cắt may lớp 4
Kỹ thuật
Tiết 11 :Khâu đột mau (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận
B. Đồ dùng dạy học: Vật liệu và dụng cụ
- Một mảnh vải kích thước: 20 cm x 30 cm
- Len khác màu vải
- Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Khâu đột mau cần ghi nhớ?
III. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
b) Bài mới:
+ Hoạt động 3 : HS thực hành khâu đột mau
- Gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ
- GV hệ thống lại các bước khâu
B1: Vạch đường dấu
B2: Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nêu yêu cầu và thời gian thực hành
- Cho HS thực hành
- GV quan sát và uốn nắn cho những HS thực hiện còn lúng túng
+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- Khâu được các mũi theo đường vạch
- Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít
- Đường khâu thẳng vạch, không bị dúm
- GV nhận xét và đánh giá kết quả
- Hát
- Hai em nêu lại ghi nhớ
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi
- Học sinh lấy dụng cụ thực hành
- Học sinh thực hành bài học
- Cả lớp trưng bày sản phẩm
- Tự đánh giá kết quả bài làm
- Nhận xét và bổ sung
IV. Hoạt động nối tiếp:
1- Củng cố: Nhận xét giờ học và tinh thần thái độ học tập
2- Dặndò: Về nhà tiếp tục thực hành và chuẩn bị dụng cụ học của giờ sau
(Bộ đồ dùng cắt may lớp 4)
Tuần 13.
Kỹ thuật
Tiết 13 :Thêu lướt vặn ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu
- Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu.
- Học sinh hào hứng học tập.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh quy trình thêu lướt vặn
Mẫu thêu lướt vặn
- Vật liệu và dụng cụ thêu: Vải trắng, len, chỉ thêu, kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
III. Dạy bài mới
GV giới thiệu bài
+ HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn
- Cho học sinh quan sát mẫu
- Gợi ý để học sinh rút ra khai niệm thêu lướt vặn
- Giới thiệu một số sản phẩm thêu lướt vặn
+ HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Treo quy trình thêu lướt vặn ( Hình 2,3, 4)
- Học sinh quan sát hình 2
- Gọi một học sinh vạch dấu đường thêu
- Cho học sinh quan sát hình 3a,b,c
- GV thực hiện thao tác và hưỡng dẫn cách bắt đầu thêu mũi một và mũi hai
- Cho học sinh quan sát hình 4 và nêu cách kết thúc đường thêu
- GV hướng dẫn các thao tác thêu lần 2
- Gọi học sinh nhận xét sự giống và khác nhau giữa thêu lướt vặn với khâu đột mau
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Cho học sinh tập thêu trên giấy kẻ ô li
- Quan sát và sửa sai
- Hát
- Học sinh kiểm tra chéo
- Học sinh quan sát và lắng nghe
- Thêu lướt vặn còn gọi là thêu cành cây, thêu vặn thừng là cách thêu các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu, còn mặt trái giống đường khâu đột mau
- Học sinh quan sát hình ở SGK
- Học sinh theo dõi và làm theo
- Học sinh quan sát
- Vài học sinh nêu
- Nhận xét và bổ xung
- 3 học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh thực hành trên giấy
IV. Hoạt động nối tiếp:
1- Củng cố: Gọi hai học sinh nhắc lại quy trình thêu lướt vặn
2-Dặndò: Chuẩn bị vật liệu để thực hành(Bộ đồ dùng cắt may lớp 4
Tuần 14
Kỹ thuật
Tiết 1:Thêu lướt vặn ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn
- Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu
- Học sinh hào hứng học tập
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình thêu lướt vặn
- Mẫu thêu lướt vặn
- Vật liệu và dụng cụ thêu: Vải trắng, len, chỉ thêu, kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
III. Dạy bài mới
+ HĐ3: Học sinh thực hành thêu lướt vặn
- Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ
- Nêu các thao tác thêu lướt vặn
- GV treo tranh quy trình
- GV hệ thống cách thêu lướt vặn
B1: Vạch dấu đường thêu
B2: Thêu các mũi lướt vặn theo đường vạch dấu
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm
- Cho học sinh thực hành trên vải
- GV quan sát chỉ dẫn thêm
+ HĐ4: GV đánh giá kết quả
- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá
- Cho học sinh tự đánh giá chéo
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Hát
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Vài học sinh nhắc lại
- Hai em nêu các thao tác
- Học sinh theo dõi và lắng nghe
- Học sinh lấy dụng cụ vật liệu thực hành
- Cả lớp thực hành làm bài trên vải
- Học sinh trình bày sản phẩm
- Tự đánh giá kết quả của nhau
IV. Hoạt động nối tiếp :
1- Củng cố:Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
2- Dặn dò: Hướng dẫn HS chuẩn bị vật liệu bài: Thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản
File đính kèm:
- Ki thuat ki I.doc