Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện để thể hiện và với vai trò của mình, văn học luôn có khả năng tác động kì diệu đến đời sống tâm hồn của con người. Một tác phẩm văn học chân chính với lối viết thực, sống động, với bút pháp sắc sảo, linh hoạt mở ra được nhiều chiều về đời sống xã hội phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc sẽ khiến người đọc tìm hiểu xong trở nên tốt hơn, sống độ lượng, vị tha, giaù lòng nhân ái hơn. với học sinh tiểu học, để các em hiểu được nội dung tác phẩm và tư tưởng tình cảm của tác giả thì đọc diễn cảm là một nội dung rất quan trọng, cần được coi trọng.

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phần chính, giữa chủ nghữ và vị ngữ... Ví dụ: Cho học sinh thảo luận tập phát hiện những chỗ cần ngắt giọng theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau: “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn// để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//: “Bay đi diều ơi// Bay đi// Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi/mang theo nỗi khát khao của tôi.//” (Cánh diều tuổi thơ- Tạ Duy Anh) Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài: Vì đây là việc làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách cho học sinh thảo luận tìm ra chỗ ngắt, nghỉ hơi. Ví dụ trong câu: Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.// Tôi đã đọc mẫu để học sinh phát hiện chỗ cân ngắt hơi là sau từ “ô tô”. Ngắt theo nhịp thơ: Nhịp vần tạo nên nhạc điệu và là đặc trưng của thơ ca. Muốn vậy ngay từ bước đâù giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết thể thơ tìm ra nhịp thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp. Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4 vì vậy khi đọc bài – Mẹ ốm- của “Trần Đăng Khoa” học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhịp thơ ở mỗi dòng trong hai khổ thơ sau: Cánh màn/ khép lỏng cả ngày. Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.// Nắng mưa/ từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.// Họăc trong thể thơ thất ngôn thì nhịp phổ biến là 4/3. Chẳng hạn trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá'của nhà thơ “ Huy Cận”. Từ việc nắm vững nhịp của thể thơ là nhịp 4/3 mà học sinh có thể ngắt đúng từng dòng thơ như sau: Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.// Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.// Nhịp thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp của mỗi dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể tìm ra nhịp thơ phổ biến vì vậy cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên. Tôi đặc biệt lưu ý hướng dẫn học sinh cách lấy hơi và cách ngắt hơi khi đọc thơ sao cho có ngắt nhịp, và có ngữ điệu vẫn mượt mà tự nhiên. Đoạn thơ tuy có nhiều câu thơ, dòng thơ nhưng ý thơ vẫn liền một mạch từ đầu đến cuối không bị gián đoạn. Như vậy phải dọc sao cho nhịp thơ rõ mà ý thơ vẫn liền một mạch theo cảm xúc. Lưu ý học sinh cách đọc thơ với giọng chậm rãi thong thả, tự nhiên và có sức rung động từ bên trong. Ngắt giọng biểu cảm (còn gọi là ngắt giọng tâm lý: ngắt giọng dù không có dấu câu với ý gây ấn tượng): thông qua hiểu nội dung, cảm thụ bài sâu sắc giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng biểu cảm tạo cho người nghe sự tập trung chú ý và góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho đọc văn bản. Ví du: Chẳng hạn trong câu thơ: “ Mẹ/ là đất nước tháng ngày của con".// Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào, lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trò đặc biệt đối với tác giả. Tôi gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào làm bật hình ảnh người Mẹ, và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “Mẹ”. Cách lơi giọng: Tương tự như cách ngắt giọng biểu cảm, kỹ thuật lơi giọng khi đọc diễn cảm tạo cho người nghe sự hứng thú, ấn tượng và còn làm người nghe cảm nhận được sâu sắc giá trị nghệ thuật của văn bản. Ví dụ: Khi đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ “Tạ Duy Anh”(Tiếng Việt lớp 4 tập I). ở đoạn cuối của bài thơ tôi gợi ý cho học sinh thử tìm cách đọc như thế nào? Để thể hiện được ước mơ, những khát khao của em nhỏ được gửi gắm trong cánh diều thì đọc thế nào để âm hưởng của bài văn còn đọng mãi trong tâm trí người đọc người nghe. Từ gợi ý trên học sinh đã thể hiện rất tốt cách đọc như sau: “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: // "Bay đi ...diều ơi// Bay đi..." *Ngữ điệu đọc: Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, tôi luôn chú ý bồi dưỡng học sinh cáh thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn Luyện từ và câu. Ví dụ: Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để hỏi (Trăng ơi... từ đâu đến?). Khi đọc câu kể thì giọng đọc chạm rãi, câu cảm, câu cầu khiến thì thể hiện theo từng cảm xúc vui, buồn....”Bay đi diều ơi! Bay đi”. Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập đọc và nêu cách đọc câu đó mà không cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là đọc như thế nào. * Sắc thái giọng đọc. Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng vui tươi trong sáng (VD:Bài Đoàn thuyền đánh cá của huy Cận), có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương( Như bài :Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa), có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư( Như bài :Hoa học trò của Xuân Diệu) có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc với giọng châm biếm, có bài đọc với giọng thiết tha tự hào. Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể loại truyện vì học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời nhân vật với nhân vật. Ví dụ: Khi dạy bài “Thưa chuyện với mẹ”(Tiếng Việt 4 – Tập I): Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc lời Cương: Lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đồng ý cho con học nghề rèn và giúp thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương: Ngạc nhiên khi thấy con xin họ nghề thấp kém, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con “Con muốn giúp mẹ như thế là phải...làm đầy tớ anh thợ rèn . Lời người dẫn chuyện trong toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng. Ba dòng cuối bài( hồ tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn): đọc chậm với suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên. * Cách đọc nhấn giọng: Tôi có thể cho học sinh tìm từ gợi tả, gợi cảm, từ trung tâm để làm bật lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ để từ đó học sinh biết nhấn giọng các từ, cụm từ đó khi đọc bài. Ví dụ: khi cho học sinh luyện bài đọc diễn cảm bài: “Bè xuôi sông La” của nhà thơ Vũ Duy Thông. Yêu cầu học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, phù hợp với nội dung miêu tả vẻ đẹp thanh bình yên ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và ước mơ về tương lai. Tôi cho học sinh nhấn giọng các từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông La và bè gỗ trôi trên sông rất cụ thể, sống động qua các cụm từ : trong veo, mươn mướt, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, êm ả, long lanh, hót. Từ đó học sinh có cách đọc phù hợp với nội dung khổ thơ: “ Sông La ơi sông La Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong yên ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê * Nhịp độ đọc: Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải. Nhịp độ đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với giọng chậm rãi, có đoạn đọc với giọng gấp gáp, hối hả. Ví dụ:Trong bài “ Thắng Biển” của Chu Lai( Tiếng Việt 4- Tập 2). ở đoạn 1:Câu đầu đọc với giọng chậm rãi. Những câu sau đọc nhanh dần ở đoạn 2:Giọng đọc gấp gáp, căng thẳng. ở đoạn 3:Giọng hối hả, gấp gáp hơn. Câu kết giọng đọc khẳng định, tự hào. * Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt: Tư thế, nết mặt, cử chỉ,ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nết mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nết mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt điệu bộ cử chỉ cũng làm tăng thêm sự giao cảm giữa người đọc với người nghe: Ví dụ: Khi đọc bài “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nhép ( Tiếng Việt 4- Tập I). Người đọc phải thể hiện nét mặt buồn,ánh mắt đồng cảm khi đọc đến đoạn miêu tả sự đau khổ, đáng thương của ông lão ăn xin. “Đôi mắt ông lão đỏ dọc và giàn giụa. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” 5. Hoạt động ngoại khoá. Để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm bên cạnh việc tiến hành các biện pháp nêu trên tôi còn tiến hành một số biện pháp sau: - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá như đọc cho học sinh nghe những tác phẩm dành cho thiếu nhi ngoài sách giáo khoa như: các tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, hai đứa trẻ của Thạch Lam”vào các giờ sinh hoạt lớp, giờ giải lao để bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê văn học. - Cùng với học sinh xây dựng một ngăn sách văn học trong tủ sách của lớp bằng cách dùng quyên góp hoặc cho mượn những đầu sách văn học mà học sinh có. - Tạo thành các nhóm đọc ngoại khoa, mỗi nhóm có cả những em đọc diễn cảm tốt và những em chư đọc tốt để học sinh hỗ trợ nhau trong việc đọc ngoài giờ. - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm các bài văn, bài thơ vào các giờ sinh hoạt tập thể có động viên và khen thưởng cho những học sinh đọc tốt bàng những tặng phẩm nhỏ nhằm khích lệ học sinh cả lớp. C- Kết quả. Qua hơn một năm giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên tôi thấy chất lượng đọc diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Từng bước khắc phục những khó khăn đã nêu ở trên. Cụ thể là: Số học sinh đạt yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm 27/34 =79,4% Số học sinh đọc diễn cảm tót 16/34 = 47,0% D- Bài học kinh nghiệm. Qua thực tế giảng dạy áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp, qua tham khảo các tài liệu, tôi rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm nhằm năng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 như sau: 1. Ngay từ đầu năm học khi tiến hành khảo sát việc đọc bài của học sinh để nắm vững từng đối tượng học sinh để từ đó có biện pháp cụ thể rèn đọc diễn cảm tốt cho từng đối tượng học sinh 2. Giáo viên chuẩn bị tót cả về giọng đọc và cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm trước mọi tiết học. 3. Cho học sinh tiếp cận văn bản khi vào giờ tập đọc có sự kiểm tra đánh giá việc đọc nài của học sinh. 4. Tạo cho học sinh niềm say mê văn học, tạo hứng thú thích đọc diễn cảm cho học sinh. 5. Coi trọng việc rèn đọc diễn cảm có yêu cầu nội dung phương pháp phù hợp từng học sinh trong các giờ tập đọc.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem ren ky nang cho hs doc dien cam.doc
Giáo án liên quan