Giáo án giảng bài Tuần 3 - Lớp 5

Tập đọc

LÒNG DÂN

(Phần một)

I. Mục tiêu

 - Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

 + Biết ngắt giọng đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, trong bài.

 + Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống câng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

 - Hiểu nội dung ý nghĩa phần 1 của vở kịch: ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng bài Tuần 3 - Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* HĐ1 Giới thiệu bài * HĐ2 Hướng dẫn HS nhớ - viết - Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ- viết trong bài Thư gửi các học sinh của Bác Hồ - GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sái, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số. - Gấp SGK các em nhớ lại đoạn thư viết bài - HS khảo lại bài - GV chấm chữa * HĐ3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - HS làm bài tập 1 và 3 trong vở bài tập - đọc bài làm của mình cho cả lớp cùng nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. ---------------------------------------- Buổi chiều thứ 5 ngày tháng năm 2006 Địa lí* Khí hậu I. Mục tiêu Học xong bài này, HS biết: - Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nướcc ta. - Chỉ được trên bản đồ ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Biết được sự khác biệt giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam. - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam - Quả địa cầu. III. Hoạt động dạy và học Kiểm tra bài cũ - Nêu một số đặc điểm chính của địa hình của nước ta? - Kể tên một số khoáng sản có ở nước ta? 2. Bài mới a. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. * HĐ1 HS quan sát quả địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thảo luận câu hỏi sau: - Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?ở đới khí hậu đó khí hậu nóng hay lạnh? - Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - Hoàn thành bảng sau: Thời gian gió mùa thổi Hướng gió chính Tháng 1 Tháng 7 * HĐ2 Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - HS khác bổ sung, GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời. - Một số lên chỉ hướng gió tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ Việt Nam. + GV kết luận Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau * HĐ3 HS làm việc cá nhân - Lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ địa lí tự nhên Việt Nam. - Dựa vào bảng số liệu trong SGK hãy tìm sự khác biết giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. 3. ảnh hưởng của khí hậu * HĐ4 Làm việc cả lớp - Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân ta. * HĐ5 Củng cố dặn dò Kể Chuyện* Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I.Mục tiêu - HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết sắp xếp các sự vịêc có thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện - Kể chuyện tự nhiên chân thực. - Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. III. Hoạt động dạy và học 1.Kiểm tra bài cũ Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về các anh hùng hoặc các danh nhân. 2.Bài mới * H Đ1 Giới thiệu bài * HĐ2 Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài - HS đọc đề bài và phân tích đề - Gv lưu ý : Câu chuyện ở đây không phải là câu chuyện đã được đọc trên sách báo mà là câu chuyện được tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh * HĐ3 Gợi ý kể chuyện - HS đọc gợi ý trong SGK - Một số HS giới thiệu đè tài câu chuyện mình chọn. - HS viết ra giấy nháp dàn ý câu chuyện * HĐ4 HS thực hành kể chuyện + Kể theo cặp + thi kể trước lớp. * HĐ5 Củng cố dặn dò -------------------------------------------- Âm nhạc ( Cô Lan dạy ) Thứ 6 ngày 29 tháng năm 2006 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu - Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nộl dung chính của mỗi đoạn. - Biết chuyển một số phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn tả chân thực, tự nhiên. II. Đồ dùng dạy và học - Vở bài tập - Bảng phụ - Dàn ý bài văn tả cơn mưa cuẩ HS trong lớp. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - kiểm tra, chấm điểm dàn bài tả cơn mưa của hai HS. 2. Dạy bài mới * HĐ1 Giới thiệu bài * HĐ2 Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 hoặc hai đoạn trong bốn doạn đã cho bằng cách viết vào những chỗ có dấu chấm - Các em bài vào vở bài tập. Chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài làm, cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: HS làm bài tập vào vở - GV chấm chữa bài - Cả lớp nối tiếp nhau đọc đoạn văn đa viết. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xết tiết học. - Dặn : về nhà hoàn chỉnh bài văn tẩ cơn mưa. ----------------------------------------------------- Toán Tiết 15: Ôn tập về giải toán I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 (Bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng( hiệu) và tỉ số của hai số đó”). II. Các hoạt động dạy và học 1. Củng cố lại kiến thức đã học - Giải bài tán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó qua những bước nào? 2. Hướng dẫn HS ôn luyện * HĐ1 HS làm bài tập * HĐ2 Chấm chữa bài Bài tập 1: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ trình bày bài giải Bài tập 2: yêu cầu HS tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật bằng cách đưa về bài toán” Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Tổng ở bài này là nửa chu vi và tỉ số lầ . Từ đo tính được diện tích hình chữ nhật và diện tích lối đi. 3. Củng cố dặn dò --------------------------------------------------- Anh văn ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------------- Khoa học Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì I. Mục tiêu Sau bài học HS biết: - Nêu một số đặc điểm chung của tẻ em từng giai đoạn: Dưới 3 tuổi, từ 3 tuổi đến 6 tuối, từ 6 tuổi đến 10 tuối. - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng cuẩ tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. II. Đồ dùng dạy học - Thông tin từ trang 14, 15 SGK - HS sưu tầm ảnh của bản thân lúc còn nhỏ ảnh chụp của trẻ em qua các lứa tuổi khác nhau. III. Hoạt động dạy và học * HĐ1 Thảo luận cả lớp - Cho HS đưa ảnh đã sưu tầm được giới thiệu trước lớp theo yêu cầu: + Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? * HĐ2 Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”? - Bước 1. GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - Bước 2: cáccc nhóm tổ chức trò chơi theo sự hướng dẫn của GV. - Bước 3: Cho HS làm xong GV ghi nhóm nào xong trước, nhóm nào xong sau . Đợi tất cả cùng xong GV mới yêu càu các em giơ đáp án. - GV tuyên dương nhóm nào thắng cuộc. * HĐ3 Thực hành - HS làm việc cá nhân : đọc các thông tin trong SGK trang 15 và trả lời các câu hỏi + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cuộc đời của mỗi con người? + Kết luận: - Cơ thể phát triển cả về chiều cao và cân nặng. - Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. - Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. . Cũng cố dặn dò --------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu Sơ kết tháng: - Đánh giá các hoạt động học tập và rèn luyện trong tháng chín - Đề ra phương hướng hoạt động trong tháng 10 II. Tổ chức sinh hoạt * HĐ1 Lớp trưởng đánh giá sơ bộ về kết quả học tập , rèn luyện và các hoạt động khác trong tháng chín * HĐ2 Cả lớp thảo luận cho ý kiến bổ sung * Thảo luận phương hướng bổ sung * HĐ3 Đề ra phương hướng cho tháng 10 Chiều thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 Kĩ thuật Đính khuy bốn lỗ (Tiết 2) I. Mục tiêu HS đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật Rèn tính cẩn thận cho HS II. Đồ dùng dạy học - Vải, khuy bốn lỗ, kim, chỉ, kéo, thước, phấn vạch. II. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 2. HS thực hành - Cho HS nhắc lại cách thực hiện đính khuy bốn lỗ. - GV kiểm tra thực hành ở tiết 1. - GV nhắc lại yêu cầu thực hành. - HS thực hành theo nhóm. - GV theo dõi hướng dẫn thêm. 3. Đánh giá sản phẩm - Các nhóm trình bày sản phẩm. - các nhóm tự đánh giá sản phẩm lẫn nhau. - GV nhận xét chung kết quả thực hành của HS. 4. Nhận xét dặn dò - Nhận xét tinh thần thái độ . - Dặn HS chuẩn đủ các dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành sau. --------------------------------------------- Luyện tiếng việt Luyện tập mở rộng vốn từ nhân dân I. Mục tiêu HS biết vận dụng một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ về nhân dân làm một số bài tập. II. Hoạt động dạy và học * HĐ1GV nêu yêu cầu bài học * HĐ2 Kiểm tra bài cũ - Tìm một số từ đồng nghĩa với từ tổ quốc; quê hương. * HĐ3 Luyện tập - HS hoàn thành bài tập trong SGK bài mở rộng vốn từ nhân dân. - Bài tập luyện thêm 1. Đặt câu với mỗi từ sau Công nhân, nông dân, giáo viên, học sinh. 2.Em hiểu nghĩa của các thành ngữ sáu như thế nào? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đói cho sạch, rách cho thơm. Thức khuya dậy sớm. Một nắng hai sương. Đồng tâm hợp lực. * HĐ3 Chấm chữa bài + GV nhận xét dặn dò . Hoạt động ngoài giờ lên lớp Sinh hoạt sao, sinh hoạt chi đội . Soạn bổ sung bài chiều thứ 2 ngày25 tháng 9 năm 2006 Luyện toán Luyện tập phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số I. Mục tiêu Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân , chia phân số II. Hoạt động dạy và học *HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học *HĐ2 luyện tập Bài tập 1.Tính a) 1 ; b) 3; c) 3 d) 5 ; đ) 4 ; e) Bài tập 2. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 400m, chiều dài bằng chiều rộng. Tính diện tích mảnh đất đó? Bài tập 3. Có tất cả 18 quả táo, cam và xoài. Số quả cam bằng số quả táo, số quả xoài gấp 3 lần số quả cam. Tính số quả táo? Bài tập 4. Một lớp học sinh có số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 4 em. Số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu em học sinh nam, bao nhiêu em học sinh nữ? *HĐ3 Chữa bài + Gv nhận xét dặn dò ____________________________ Hoạt động ngoài gờ lên lớp Tìm hiểu truyền thống nhà trường I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được: + truyền thống của nhà trường. + yêu quý và có ý thức bảo vệ , phát huy và làm tăng thêm bề dày truyền thống tôt đẹp của nhà trường. II. các hoạt động chính *HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học *HĐ2 HS thảo luận tìm hiểu truyền thống nhà trường *HĐ3 Tổ chức thi tự giới thiệu về trường em + Theo nhóm 4 các em tự giới thiệu sau đó các nhóm tìm ra người giới thiệu hay nhất giới thiệu trước lớp. *HĐ4 Thảo luận tìm biện pháp bảo vệ, phát huy và làm tăng thêm bề dày truyền thống của nhà trường. + GV nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docbai giang - Tuan 3.doc