I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học, HS biết:
- Nói về sự sinh sản của động vật một cách chung nhất; nêu được vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh; sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên được một số loài vật sinh con và một số loài động vật đẻ trứng.
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 112, 113.
2. Một số ảnh về động vật đẻ trứng; một số ảnh động vật đẻ con. Hoặc có băng hình về sự sinh sản của một số loài vật tiêu biểu cho kiểu đẻ trứng và đẻ con.
3. Bộ thẻ ghi sẵn: đẻ con, đẻ trứng đủ cho các nhóm bàn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học, HS biết:
- Nói về sự sinh sản của động vật một cách chung nhất; nêu được vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh; sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên được một số loài vật sinh con và một số loài động vật đẻ trứng.
- Có ý thức quan sát thiên nhiên và ham tìm hiểu thiên nhiên quanh mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Hình ảnh và thông tin minh họa trang 112, 113.
2. Một số ảnh về động vật đẻ trứng; một số ảnh động vật đẻ con. Hoặc có băng hình về sự sinh sản của một số loài vật tiêu biểu cho kiểu đẻ trứng và đẻ con.
3. Bộ thẻ ghi sẵn: đẻ con, đẻ trứng đủ cho các nhóm bàn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiểm tra bài cũ:
+ Chúng ta có thể trồng cây con từ những bộ phận nào của cây mẹ?
+ Ở người cũng như ở thực vật, quá trình sinh sản có sự thụ tinh. Vậy thế nào là sự thụ tinh?
- HS trả lời.
Giới thiệu bài mới: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu đôi nét về sự sinh sản của động vật – phần nữa của hệ sinh vật trái đất.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN
1. GV nêu nhiệm vụ.
2. Tổ chức:
- GV để khoảng 1 phút cho học sinh đọc SGK - phần kính lúp.
- GV nêu lần lượt các câu hỏi sau để HS thảo luận:
Câu 1: Cơ thể động vật đa số được chia thành mấy giống? Đố là những giống gì?
Câu 2: Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống gì?
Câu 3: Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
Câu 4: Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
3. Kết luận:
GV nêu và viết bảng tóm tắt:
- Đa số động vật được chia thành 2 giống:
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm thông tin.
- 3 HS được mời lần lượt đọc các thông tin đó.
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời.
-HS lắng nghe và ghi bài theo GV.
giống đực và giống cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng; con cái có cơ quan sinh dục cái sinh ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo ra hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang những đặc tính của bố mẹ.
* GV chuyển ý.
Hoạt động 2
1.GV nêu nhiệm vụ.
2.Tổ chức:
- GV phát hình hoặc gài tranh lên bảng.
- Gọi một số bàn đứng lên trình bày.
3.Trình bày.
4.Kết luận:
- GV nêu và ghi bảng: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.
* GV chuyển ý.
- HS chú ý nghe yêu cầu. Các em chia nhóm đôi theo bàn.
- HS quan sát và chỉ- nói tên loài vật và kiểu sinh sản của loài đó.
- HS theo từng bàn đứng lên, mỗi bạn giới thiệu sự sinh sản của một con vật, sau đó sẽ mời bàn khác tiếp theo.
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI “AI NHANH – AI ĐÚNG”
1.GV nêu nhiệm vụ.
2.Tổ chức:
- GV treo tranh ảnh hoặc bật băng hình cho HS xem, lần lượt chỉ hình để HS lựa chọn. Mỗi hình chỉ dừng trong vòng 10 giây.
Cụ thể:
+ Cá vàng - đẻ trứng
+ Chuột - đẻ con
+ Con bướm - đẻ trứng
+ Cá heo - đẻ con
+ Cá sấu - đẻ trứng
+ Con thỏ - đẻ con
+ Con rắn - đẻ trứng
+ Con khỉ - đẻ con
+ Con chim - đẻ trứng
+ Con dơi - đẻ con
+ Con rùa - đẻ trứng
3. Kết thúc: Tuyên dương
* Ở trò chơi này có thể chuyển thành trò chơi: Thi viết tên con vật đẻ trứng - đẻ con vào đúng cột theo mẫu
- HS lắng nghe luật chơi và quay lại thành nhóm bàn với nhau.
- Chú ý quan sát để giơ thẻ cho đúng
- Nhóm trọng tài được chọn sẽ quan sát và đếm số lần giơ sai của của các nhóm và tính điểm trừ cho một tổ có nhiều người nhầm lẫn.
- Nếu thi viết tên con vật thì sẽ chia lớp thành các nhóm tổ thi viết tiếp sức lên bảng phụ theo mẫu
Động vật đẻ con
Động vật đẻ trứng
Hoạt động 4
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1.Tổng kết:
- GV hỏi: Động vật có mấy hình thức sinh sản?
2.Dặn dò:
- Tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu sự sinh sản của côn trùng.
- Về nhà các em tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về động vật đẻ con và đẻ trứng.
- HS trả lời.
Tuần 28 Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học, HS biết:
- Nêu được sự sính sản của côn trùng một cách chung nhất.
- Xác định được vòng đời của một số loại côn trùng thường gặp như bướm cải, gián, ruồi,...
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của một số côn trùng gây hại để có biện pháp tiêu diệt chúng, tránh gây hại cho cây cối, hoa màu và sức khỏe con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 114,115; băng hình về chu trình sinh sản của bướm cải (nếu có); hình minh họa cho một vài biện pháp diệt trừ sâu bệnh: phun thuốc trừ sâu, làm bẫy bướm...
2. Phiếu học tập theo nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiểm tra bài cũ:
+ Mô tả tóm tắt sự thụ tinh ở động vật?
+ Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào?
- HS trả lời.
Giới thiệu bài mới: Trong thế giới động vật, côn trùng được xếp thành một nhóm riêng bởi sự đặc biệt của giống loài. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự sinh sản của chúng qua bài học: Sự sinh sản của côn trùng.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN
1. Nêu nhiệm vụ.
2. Tổ chức:
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi thảo luận trên bảng phụ:
- HS đọc câu hỏi và thảo luận trên bảng phụ.
Câu 1: Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay nặt dưới của lá cải?
Câu 2: Ở giai đoạn nào của chu trình sinh sản, bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất?
Câu 3: Trong trồng trọt, có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra?
- HS học tập theo nhóm: Quan sát hình vẽ, đọc kĩ thông tin, chỉ vào hình và nêu tên từng giai đoạn phát triển của bướm cải, bắt đầu từ trứng.
3. Trình bày.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
4. Kết luận: Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá cải.
- Trong trồng trọt, để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra, người ta thường phun thuốc trừ sâu, bắt sâu, diệt bướm,...
- HS lắng nghe và ghi bài theo GV.
* Chuyển ý.
Hoạt động 2
QUAN SÁT
1. Nêu nhiệm vụ.
2. Tổ chức:
- GV gài tranh minh họa vòng đời của gián và ruồi lên bảng.
- HS quan sát hình trong SGK và trao đổi theo nội dung yêu cầu.
3. Trình bày.
- HS lên trình bày.
4. Kết luận:
- GV nêu và ghi bảng: Tất cả côn trùng đều đẻ trứng.
- GV ghi bảng 1 vòng đời của ruồi:
Ruồi trứng dòi (ấu trùng) nhộng
ruồi.
- HS ghi bài như GV.
Hoạt động 3
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1. Tổng kết:
- GV hỏi: Em hãy nêu lại chu trình sinh sản của loài bướm cải. Giai đoạn nào của bướm cải gây hại nhất?
- HS trả lời.
2. Dặn dò:
- Hiểu và nắm được sự sinh sản của côn trùng giúp chúng ta có cách tiêu diệt côn trùng gây hại thích hợp nhất.
- Sưu tầm tranh ảnh cổ động, tuyên truyền về diệt ruồi, muỗi...
- Về nhà xem trước bài 57.
Tuần 28 Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học, HS biết:
- Nêu được sự sính sản của côn trùng một cách chung nhất.
- Xác định được vòng đời của một số loại côn trùng thường gặp như bướm cải, gián, ruồi,...
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của một số côn trùng gây hại để có biện pháp tiêu diệt chúng, tránh gây hại cho cây cối, hoa màu và sức khỏe con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 114,115; băng hình về chu trình sinh sản của bướm cải (nếu có); hình minh họa cho một vài biện pháp diệt trừ sâu bệnh: phun thuốc trừ sâu, làm bẫy bướm...
2. Phiếu học tập theo nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiểm tra bài cũ:
+ Mô tả tóm tắt sự thụ tinh ở động vật?
+ Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào?
- HS trả lời.
Giới thiệu bài mới: Trong thế giới động vật, côn trùng được xếp thành một nhóm riêng bởi sự đặc biệt của giống loài. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự sinh sản của chúng qua bài học: Sự sinh sản của côn trùng.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN
1. Nêu nhiệm vụ.
2. Tổ chức:
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi thảo luận trên bảng phụ:
- HS đọc câu hỏi và thảo luận trên bảng phụ.
Câu 1: Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay nặt dưới của lá cải?
Câu 2: Ở giai đoạn nào của chu trình sinh sản, bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất?
Câu 3: Trong trồng trọt, có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra?
- HS học tập theo nhóm: Quan sát hình vẽ, đọc kĩ thông tin, chỉ vào hình và nêu tên từng giai đoạn phát triển của bướm cải, bắt đầu từ trứng.
3. Trình bày.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
4. Kết luận: Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá cải.
- Trong trồng trọt, để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra, người ta thường phun thuốc trừ sâu, bắt sâu, diệt bướm,...
- HS lắng nghe và ghi bài theo GV.
* Chuyển ý.
Hoạt động 2
QUAN SÁT
1. Nêu nhiệm vụ.
2. Tổ chức:
- GV gài tranh minh họa vòng đời của gián và ruồi lên bảng.
- HS quan sát hình trong SGK và trao đổi theo nội dung yêu cầu.
3. Trình bày.
- HS lên trình bày.
4. Kết luận:
- GV nêu và ghi bảng: Tất cả côn trùng đều đẻ trứng.
- GV ghi bảng 1 vòng đời của ruồi:
Ruồi trứng dòi (ấu trùng) nhộng
ruồi.
- HS ghi bài như GV.
Hoạt động 3
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
1. Tổng kết:
- GV hỏi: Em hãy nêu lại chu trình sinh sản của loài bướm cải. Giai đoạn nào của bướm cải gây hại nhất?
- HS trả lời.
2. Dặn dò:
- Hiểu và nắm được sự sinh sản của côn trùng giúp chúng ta có cách tiêu diệt côn trùng gây hại thích hợp nhất.
- Sưu tầm tranh ảnh cổ động, tuyên truyền về diệt ruồi, muỗi...
- Về nhà xem trước bài 57.
File đính kèm:
- Tuần 28.doc