Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 37

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

 Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ và nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội.

2. Về kĩ năng:

 Thực hiện được các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.

 Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.

3. Về thái độ:

 Tự giác tập luyện để thành thạo các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.

 Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị sân bãi, trang phục của giáo viên và HS đúng quy định của buổi tập.

- Nghiên cứu bài 1 mục I trong SGK, SGV.

- GV tập luyện thuần thục các động tác trên, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ tập luyện.

- Chuẩn bị tranh ảnh về đội ngũ tiểu đội.

2. Học sinh:

- Xem trước bài 1 trong SGK. Mục I

- Tập trước các động tác trên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Tổ chức lớp học:

- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy thao trường, bãi tập.

 

doc91 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Tiết 1 đến Tiết 37, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vác bằng tay thường do một người làm, vì vậy không đi xa được, có thể vận dụng một số kĩ thuật sau: Bế nạn nhân. Cõng trên lưng, đơn giản hơn. Dìu: áp dụng với người bị thương nhẹ. Vác trên vai. 2. Chuyển nạn nhân bằng cáng Đây là cách phổ biến và đảm bảo an toàn nhất a) Các loại cáng: có nhiều loại khác nhau như: - Cáng bạt khiêng tay. - Cáng võng đay, võng bạt. - Cáng tre hình thuyền. b) Kĩ thuật cáng thương: - Đặt nạn nhân lên cáng (hai người làm): Đặt cáng bên cạnh nạn nhân, hai người quỳ bên cạnh người bị thương đối diện với cáng, luồn tay dưới nạn nhân. Một người đỡ gáy và lưng, một người đỡ thắt lưng và nếp khoeo cùng nhấc từ từ đặt lên cáng. - Luồn đòn cáng và buộc dây cáng (nếu là cáng cánh võng). - Đối với người bị gãy xương đùi, tổn thương cột sống, phải đặt một khung tre vào trong cáng võng, chiều dài khung tùy theo xương gãy. - Kĩ thuật cáng thương: + Mỗi người cáng cần có một cây gậy dài 140 – 150cm, có chạc ở giữa để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ hoặc đổi vai. + Khi cáng trên đường bằng, hai người không đi đều bước vì cáng sẽ lắc lư, phải giữ tốc độ đều nhau, người đi trước báo cho người đi sau những chỗ khó đi để tránh. + Khi cáng trên đường dốc, phải cố giữ cho đòn cáng thăng bằng, lên dốc để đầu đi trước, xuống dốc để đầu đi sau. HOẠT ĐỘNG 5: Tổng kết - Giáo viên tổng kết bài. - Nhận xét tiết học. - thu dọn vật chất và làm thủ tục xuống lớp. HS lắng nghe. - Hệ thống lại nội dung trọng tâm. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. - Hướng dẫn học sinh xem trước nội dung của bài. BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG TIẾT 35: LUYỆN TẬP: CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được mục đích, nguyên tắc và phân biệt các loại chảy máu. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các động biện pháp cầm máu tạm thời. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ đồ dùng học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị băng, gạc luyện tập, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Chuẩn bị tranh, ảnh về cầm máu tạm thời. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị băng, gạc luyện tập. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV phổ biến kế hoạch tập luyện, chia tổ tập luyện. - Quá trình tập luyện theo dõi sửa sai và giải đáp thắc mắc. - HS tập luyện theo tổ của mình. - Tổ trưởng theo quản lí tổ của mình. - Nội dung: Các biện pháp cầm máu tạm thời: Ấn động mạch; gấp chi tối da; băng ép; băng nút; băng chèn; ga rô. - Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm (tổ) tập luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ trách tổ, giáo viên phụ trách chung. - Vật chất bảo đảm: Băng cuộn mỗi tổ 4 bộ; con chèn; dây ga rô; bông mỡ; gạc y tế. - Thời gian: mỗi nội dung 8 phút sau đó đổi tập các nội dung khác. HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập. - GV tập trung lớp, nhận xét, giải đáp thắc mắc. - Lớp tập trung 4 hàng ngang, lắng nghe GV giải đáp thắc mắc. - Hết thời gian tập luyện giáo viên phát lệnh “thôi tập, về vị trí tập trung”. Các tổ dừng tập về vị trí tập trung. - Củng cố lại nội dung của tiết học, những sai làm thường mắc trong quá trình thực hiện. - Giải đáp thắc mắc của học sinh. - Hướng dẫn tập luyện thêm ở nhà. - Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK. BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG TIẾT 35: LUYỆN TẬP: KĨ THUẬT CỐ ĐỊNH TẠM THỜI XƯƠNG GÃY I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được mục đích, nguyên tắc và các loại nẹp thường dùng trong cố định tạm thời xương gãy. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ đồ dùng học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị bông, băng, gạc, nẹp luyện tập, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Chuẩn bị tranh, ảnh về cố định tạm thời xương gãy. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bông, băng, gạc, nẹp luyện tập. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV phổ biến kế hoạch tập luyện, chia tổ tập luyện. - Quá trình tập luyện theo dõi sửa sai và giải đáp thắc mắc. - HS tập luyện theo tổ của mình. - Tổ trưởng theo quản lí tổ của mình. - Nội dung: Kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy: Cố định tạm thời gãy xương bàn tay, khớp cổ tay; cố định tạm thời xương cẳng tay gãy; cố định tạm thời xương cánh tay gãy; cố định tạm thời xương cảng chân gãy; cố định tạm thời xương đùi gãy. - Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm (tổ) tập luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ trách tổ, giáo viên phụ trách chung. - Vật chất bảo đảm: Băng cuộn mỗi tổ 4 bộ. + Nẹp cẳng tay: 2 nẹp (một nẹp dài 30cm, một nẹp dài 35cm). + Nẹp cánh tay: 2 nẹp (một nẹp dài 20cm, một nẹp dài 35cm). + Nẹp cẳng chân: 2 nẹp (mỗi nẹp dài 60cm). + Nẹp đùi: 3 nẹp (nẹp ngoài dài 120cm, nẹp sau dài 100cm, nẹp trong dài 80cm). - Thời gian: mỗi nội dung 8 phút sau đó đổi tập các nội dung khác. HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập. - GV tập trung lớp, nhận xét, giải đáp thắc mắc. - Lớp tập trung 4 hàng ngang, lắng nghe GV giải đáp thắc mắc. - Hết thời gian tập luyện giáo viên phát lệnh “thôi tập, về vị trí tập trung”. Các tổ dừng tập về vị trí tập trung. - Củng cố lại nội dung của tiết học, những sai làm thường mắc trong quá trình thực hiện. - Giải đáp thắc mắc của học sinh. - Hướng dẫn tập luyện thêm ở nhà. - Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK. BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG TIẾT 36: LUYỆN TẬP: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO VÀ KĨ THUẬT CHUYỂN THƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Nắm được nguyên nhân gây ngạt thở, những việc cần làm ngay khi cấp cứu người bị ngạt thở. 2. Về kĩ năng: Thực hiện được các phương pháp hô hấp nhân tạo. 3. Về thái độ: Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ đồ dùng học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị gối kê đầu, vai, gạc, vải sạch, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu. - Chuẩn bị tranh, ảnh về hô hấp nhân tạo. - Giáo án đã thông qua và phê duyệt. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bông, băng, gạc, vải sạch. - Sách, vở ghi đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Tổ chức lớp học: - Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu). - Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV phổ biến kế hoạch tập luyện, chia tổ tập luyện. - Quá trình tập luyện theo dõi sửa sai và giải đáp thắc mắc. - HS tập luyện theo tổ của mình. - Tổ trưởng theo quản lí tổ của mình. - Nội dung: phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực và phương pháp Xin – vetstơ. - Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm (tổ) tập luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ trách tổ, giáo viên phụ trách chung. - Vật chất bảo đảm: Gạc, vải sạch, gối. - Thời gian: mỗi nội dung 15 phút sau đó đổi tập các nội dung khác. HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập. - GV tập trung lớp, nhận xét, giải đáp thắc mắc. - Lớp tập trung 4 hàng ngang, lắng nghe GV giải đáp thắc mắc. - Hết thời gian tập luyện giáo viên phát lệnh “thôi tập, về vị trí tập trung”. Các tổ dừng tập về vị trí tập trung. - Củng cố lại nội dung của tiết học, những sai làm thường mắc trong quá trình thực hiện. - Giải đáp thắc mắc của học sinh. - Hướng dẫn tập luyện thêm ở nhà. - Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK. TIẾT 37: KIỂM TRA HỌC KÌ II I.MỤC TIÊU: Nhằm đánh giá kết quả học tập của học kì II. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đề kiểm tra; lựu đạn (2 quả). 2. Học sinh: Chuẩn bị bàn, ghế đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA: 1.Tổ chức lớp học: - Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, tác phong. - Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung, tổ chức, phương pháp của tiết kiểm tra. 2. Tổ chức các hoạt động kiểm tra. HOẠT ĐỘNG 1: Tiến hành kiểm tra. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gọi lần lượt từng học sinh lên thực hiện động ném lựu đạn. Giáo viên quan sát kĩ thuật của học sinh và thời gian thực hiện động tác. Giáo viên quan sát kết quả và cho điểm. Học sinh thực hiện động tác ném lựu đạn trúng đích. Thực hiện động tác ném lựu đạn trúng đích. Chỉ tiêu đánh giá kết quả: - Cự li ném: nam: 25m ; nữ: 20m - Lấy điểm rơi của lựu đạn để tính thành tích. Trường hợp điểm rơi của lựu đạn chạm vạch thì kết quả được tính cho vòng có điểm cao hơn. Cách đánh giá thành tích như sau: - Giỏi: trúng vòng tròn bán kính 1m; khá: trúng vòng tròn bán kính: 2m; trung bình: trúng vòng tròn bán kính: 3m; không đạt yêu cầu: không trúng vòng tròn nào. HOẠT ĐỘNG 2: Tổng kết, rút kinh nghiệm. - GV nhắc nhở những lỗi sai trong quá trình kiểm tra của học sinh. - Nhận xét tiết kiểm tra. HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Những lỗi thường gặp trong quá trình ném. + Động tác ném không dứt khoát, vung lựu đạn quá cao hoặc quá thấp, chệch mục tiêu. + Không làm động tác rút chốt an toàn. - Làm thủ tục xuống lớp.

File đính kèm:

  • docGIAO AN GIAO DUC QUOC PHONG AN NINH LOP 11.doc