Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến Bài 3 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 - Hiểu được những bài học cơ bản truyền thống dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

 2. Về thái độ:

 - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dượng nước và giữ nước qua các thời kỳ.

 - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án

- Tài liệu, tranh ảnh

 2. Học sinh:

 - Vở, bút ghi chép,

 - Trang phục đúng quy định.

 

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

 

doc28 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 1 đến Bài 3 - Năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày 30 tháng 09 năm 2010 KIỂM TRA MỘT TIẾT (Tiết 10- ppct) I. Mục tiêu: Để đánh giá kết quả học tập của học sinh qua 2 bài học đã lên lớp. Nội dung nằm trong hai bài học đó là: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; lịch sử và truyền thống của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Giáo án, đề kiểm tra. 2. Học sinh: Giấy kiểm tra, trang phục đúng quy định. III. Tiến trình tổ chức dạy học: - Ổn định lớp, điểm danh. - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 1. Tổ chức: Cả lớp làm bài kiểm tra, giáo viên quản lý lớp. + Thời gian: 45 phút 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ Kiểm tra 1 tiết: Đề bài: Câu 1: (4 điểm) Em hãy nêu các truyền thống của Quân đội và Công An nhân dân Việt Nam? Phân tích truyền thống "Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng" của Quân đội nhân dân Việt Nam? Câu 2: (4 điểm) Em hãy phân tích "truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều" và "truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo" trong truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước? Câu 3: (2 điểm) Em hãy trình bày thời kỳ hình thành của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam? GV ghi đề kiểm tra lên bảng và phát đề cho học sinh. Học sinh làm bài kiểm tra, yêu cầu trật tự, nghiêm túc. GV quan sát và nhắc nhở học sinh. IV: RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày 10 tháng 10 năm 2010 Bài 3: ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng trong điều lệnh, điều lệ quân đội nhân dân Việt Nam. - Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng. 2. Về thái độ: - Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Giáo án - Tài liệu, tranh ảnh - Sân bãi. 2. Học sinh: - Vở, SGK - Trang phục đúng quy định. - Giày dép, đúng quy định. III. Tiến trình tổ chức dạy học: Hoạt động của GV Thời gian Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Thủ tục lên lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh. Làm quen với học sinh. Giới thiệu khái quát nội dung và chương trình môn học. 5p - Báo cáo sĩ số. Làm quen với giáo viên. Nghe giáo viên khái quát nội dung và chương trình môn học. * Hoạt động 2: Nội dung bài học: 1. Động tác nghiêm: - Ý nghĩa: Để rèn luyện cho mọi người có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỹ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh. . - Khẩu lệnh: "Nghiêm". - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Nghiêm", 2 gót chân đặt sát nhau, nằm trên 1 đường ngang thẳng,2 bàn chân mở rộng 1 gốc 450, gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào 2 chân, ngực nở, bụng hơi thóp lại. Chú ý: + Toàn thân không động đậy + Mắt nhìn thẳng, nghiêm túc, không nói chuyện... 2. Động tác nghỉ: - Ý nghĩa: Để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vẫn tập trung sự chú ý, giữ đươc tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.. - Khẩu lệnh: "Nghỉ". - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Nghỉ", đầu gối trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và 2 tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi mỏi trở về tư thế nghiêm rồi đổi chân. Chú ý: + Không chùng cả 2 chân và không chùng chân quá nhiều + Người không nghiêng ngã, không cười đùa, nói chuyện. 3. Động tác quay tại chỗ: - Ý nghĩa: Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự, thống nhất. a. Quay bên phải: - Khẩu lệnh: "Bên phải - Quay". - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Quay", thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, 2 gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người quay toàn thân sang phải 1 góc 900, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải. + Cử động 2: Đưa chân trái lên, về tư thế đứng nghiêm. b. Quay bên trái: - Khẩu lệnh: "Bên trái - Quay" - Động tác: Tương tự như động tác quay bên phải, chỉ khác lúc này ta lấy gót bàn chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ quay người qua trái 1 goc 900. c. Quay nữa bên phải: - Khẩu lệnh: "Nữa bên phải - Quay" - Động tác: Như động tác quay bên phải, chỉ khác lúc này ta quay thân người qua phải 1 góc 450. e. Quay nữa bên trái: - Khẩu lệnh: "Nữa bên trái - Quay" - Động tác: Như động tác quay bên trái, chỉ khác lúc này ta quay thân người qua trái 1 góc 450. f. Quay đằng sau: - Khẩu lệnh: "Đằng sau - Quay" - Động tác: Nghe dứt động lệnh "Quay", thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với đà xoay của thân người quay người sang trái về sau 1 góc 1800, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái. + Cử động 2: Đưa chân phải lên, về tư thế đứng nghiêm. Chú ý: + Tư thế phải vững vàng, không xiêu vẹo, 2 tay không vung khi quay. + Không quay bằng cả bàn chân + Khi quay đằng sau không đưa 1 bàn chân về để quay. 4. Động tác chào: - Ý nghĩa: Biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau. a. Động tác chào cơ bản khi đội mũ cứng, mũ kêpi: - Khẩu lệnh: "Chào" - Động tác: Khi nghe dứt động lệnh "Chào", tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải mũ, 5 ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn tay úp xuống và hơi chếch về trước, bàn tay và cẳng tay thành 1 đường thẳng, cánh tay cao ngang tầm vai, mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào. * Thôi chào: - Khẩu lệnh: "Thôi" - Động tác: Nghe dứt động lệnh, tay phải bỏ xuống theo đường gần nhất thành tư thế đứng nghiêm. * LUYỆN TẬP: - Tập luyện các nội dung đã được giới thiệu, bao gồm: 1. Động tác nghiêm 2. Động tác nghĩ. 3. Động tác quay tại chổ. 4. Động tác chào 35p - GV giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp Nêu những điểm chú ý HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật của động tác - GV giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp Nêu những điểm chú ý - GV giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp - HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật, những điểm chú ý của động tác. - GV giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp - Nêu những điểm chú ý HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật của động tác - GV quan sát và sữa sai cho HS - Gọi 2 HS lên thực hiện các động tác trên. HS trong hàng quan sát, nhận xét bạn thực hiện - GV quan sát, nhận xét và sữa sai - HS theo dõi và ghi nhớ. - GV giới thiệu động tác theo 3 bước: + Bước 1: Làm nhanh + Bước 2: Làm chậm có phân tích kỹ thuật động tác. + Bước 3: Làm tổng hợp - Nêu những điểm chú ý HS trong hàng theo dõi GV hướng dẫn, ghi nhớ ý nghĩa và kỹ thuật của động tác - GV quan sát và sữa sai cho HS - Gọi 2 HS lên thực hiện các động tác trên. HS trong hàng quan sát, nhận xét bạn thực hiện * Hoạt động 3: Kết thúc giảng dạy: 1. Hệ thống nội dung đã dạy trong tiết. - Các động tác nghiêm, nghỉ, và quay tại chỗ. - Dăn dò học sinh về nhà luyện tập thêm trước khi lên lớp. 2. Nhận xét, đánh gía buổi học: - Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế. 5p - Học sinh chú ý theo dõi, lắng nghe giảng bài - Về nhà luyện tập thêm, trước khi lên lớp. IV: RÚT KINH NGHIỆM: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an GDQPAN 10.doc