A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
- Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng
- Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án của giáo, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 10 – NXBGD, 2001, sơ đầu bài giảng 1.
+ Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến bài học.
+ Phương tiện dạy học: sân bãi tập, dụng cụ
- Học sinh:
+ Chuẩn bị đọc trước nội dung bài học.
+ Vận dụng kiến thức các môn học vào thực hiện động tác.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Gọi 2 học sinh lên thực hiện động tác đi đều – đứng lại và giậm chân – đứng lại. Nhận xét và cho điểm.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Hôm nay chúng ta chuyển sang thực hiện động tác khác.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 13, Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 13
Tiết PPCT: 13
Ngày soạn:
Tên bài giảng:
BÀI 3. ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG CÓ SÚNG
-----o0o-----
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
- Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng
- Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án của giáo, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 10 – NXBGD, 2001, sơ đầu bài giảng 1.
+ Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến bài học.
+ Phương tiện dạy học: sân bãi tập, dụng cụ
- Học sinh:
+ Chuẩn bị đọc trước nội dung bài học.
+ Vận dụng kiến thức các môn học vào thực hiện động tác.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Gọi 2 học sinh lên thực hiện động tác đi đều – đứng lại và giậm chân – đứng lại. Nhận xét và cho điểm.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Hôm nay chúng ta chuyển sang thực hiện động tác khác.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Vận dụng để di chuyển vị trí ở cự li ngắn (từ 5 bước trở lại) và để điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.
- Khẩu lệnh: “Tiến (lùi) X bước – Bước”.
- Khi tiến: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái bước lên cách chân phải 60cm, thân trên vẫn giữ ở tư thế đứng nghiêm; chân phải bước tiếp cách chân trái 60cm. Cứ như vậy, hai chân bước tiến đủ số bước thì chân phải (trái) bước lên thành tư thế đứng nghiêm.
- Khi lùi: Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân trái lùi một bước về sau cách chân phải 60cm, thân trên vẫn giữ ở tư thế đứng nghiêm; chân phải lùi tiếp cách chân trái 60cm. Cứ như vậy, hai chân bước lùi đủ số bước thì chân phải (trái) đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Khẩu lệnh: “Qua phải (trái) X bước – Bước”
- Nghe dứt động lệnh “Bước”, chân phải (trái) bước sang phải (trái) mỗi bước rộng bằng vai (tính từ mép ngoài của hai bàn chân), sau đó chân trái (phải) đưa về thành tư thế đứng nghiêm rồi tiếp tục bước, bước đủ số bước quy định thì đứng lại về thành tư thế đứng nghiêm.
* Chú ý:
- Khi bước người phải ngay ngắn.
- Không nhìn xuống để bước.
- Vận dụng để học tập, nghe nói chuyện ở ngoài bãi tập được trật tự thống nhất
- Khẩu lệnh: “Ngồi xuống”
- Nghe dứt động lệnh “Ngồi xuống”, thực hiện hai cử động:
* Cử động 1: chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang ½ bàn chân trái.
* Cử động 2: Người từ từ ngồi xuống, hai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai, hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, khi mỏi thì đổi tay.
- Khẩu lệnh: “đứng dậy”
- Nghe dứt động lệnh “đứng dậy”, thực hiện hai cử động:
* Cử động 1: hai chân bắt chéo nhau như ngồi xuống, hai tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về phía trước), cổ tay thẳng, phối hợp hai chân đẩy người đứng dậy.
* Cử động 2: Chân phải đưa về sát gót chân trái thành tư thế đứng nghiêm
* Chú ý:
- Ngồi ngay ngắn không di chuyển vị trí
- Đứng dậy không cúi người, không chống tay về trước.
- Vận dụng để di chuyển cự li xa (trên 5 bước) được nhanh chóng trật tự và thống nhất.
- Khẩu lệnh: “Chạy đều – Chạy”
- Nghe dự lệnh “Chạy đều”, hai bàn tay nắm lại, đầu ngón tay cái đặt lên đốt thứ hai của ngón tay giữa, hai tay co sát lên sườn, cổ tay ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp vào trong, toàn thân vẫn thẳng, người hơi ngả về phía trước, mắt nhìn thẳng, sức nặng toàn thân dồn vào hai mũi bàn chân (không kiễng gót)
- Nghe dứt động lệnh “Chạy”, thực hiện 2 cử động
* Cử động 1: Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên một bước cách chân phải 75cm (tính từ gót chân nọ đến gót chân kia), đặt mũi bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, cẳng tay đưa hơi chếch về trong người (nắm tay thẳng với đường khuy áo túi ngực), khuỷu tay không quá thân người; tay trái đánh về sau, nắm tay không quá thân người.
* Cử động 2: Chân phải bước lên một bước cách chân trái 75cm; tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh về sau như tay trái. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng với tốc độ 170 bước/phút.
* Chú ý:
- Không chạy bằng cả bàn chân
- Tay đánh ra phía trước đúng độ cao, không ôm bụng
- Giáo viên phổ biến phương án luyện tập:
- Khẩu lệnh: “Đứng lại – Đứng”. Khi đang chạy đều người chỉ huy hô dự lệnh “Đứng lại” và động lệnh “Đứng” khi chân phải bước xuống.
- Nghe dứt động lệnh “Đứng”, thực hiện 4 cử động
* Cử động 1: Chân trái bước lên bước thứ nhất, vẫn chạy đều.
* Cử động 2: Chân phải bước lên bước thứ hai vẫn chạy đều nhưng giảm tốc độ.
* Cử động 3: Chân trái bước lên bước thứ ba dừng lại, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22030, tay vẫn đánh
* Cử động 4: Chân phải bước lên đặt sát gót chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Giáo viên phổ biến phương án luyện tập
+ Nội dung: động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy; động tác chạy đều, đứng lại.
- Thời gian: 20 phút
- Tổ chức, phương pháp
+ Tổ chức: Từng cá nhân trong đội hình tiểu đội luyện tập.
+ Phương pháp: Từng cá nhân nghiên cứu động tác 5 phút sau đó luyện tập trong đội hình tiểu đội theo 3 bước
* Bước 1. Tập làm nhanh động tác
* Bước 2. Tập chậm, vừa nói vừa làm
* Bước 3. Tập tổng hợp
- Vị trí luyện tập
+ Tiểu đội 1: phía đông sân trường
+ Tiểu đội 2: phía nam sân trường
+ Tiểu đội 3: phía tây sân trường
- Kí tín hiệu luyện tập
+ Một hồi còi cùng với khẩu lệnh của tôi “bắt đầu tập”, các tiểu đội nhanh chóng về vị trí luyện tập.
+ Hai hồi còi cùng với khẩu lệnh của tôi “dừng tập” các tiểu đội dừng tập và nghỉ giải lao.
+ Ba hồi còi cùng với khẩu lệnh của tôi “thôi tập” các tiểu đội thôi tập nhanh chóng tập chung về nơi phát ra tín hiệu.
Sau đây dưới quyền chỉ huy của tiểu đội trưởng đưa tiểu đội mình về vị trí luyện tập bắt đầu.
- Duy trì luyện tập
Giáo viên trực tiếp duy trì, sai đâu sửa đó. Ít người sai thì sửa trực tiếp, nhiều người sai thì tập trung hướng dẫn lại.
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ.
- Gọi học sinh lên thực hiện động tác mẫu
- Lắng nghe và thực hiện.
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ.
- Ghi nhớ chú ý
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ nội dung động tác, điểm chú ý
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ nội dung động tác, điểm chú ý
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ nội dung động tác, điểm chú ý
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ nội dung động tác, điểm chú ý
- Quan sát động tác của giáo viên và ghi nhớ nội dung động tác, điểm chú ý
- Lắng nghe và quan sát giáo viên phổ biến phương án luyện tập để thực hiện.
- Học sinh quan sát và xác định vị trí luyện tập để nhanh chóng di chuyển đội hình
- Luyện tập theo sự điều động của tiểu đội trưởng và giáo viên
A. Lên lớp tập trung
VIII. Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái.
1. Tiến, lùi
2. Qua phải, qua trái.
IX. Động tác ngồi xuống, đứng dậy
1. Ngồi xuống.
2. Động tác đứng dậy.
X. Động tác chạy đều, đứng lại
1. Động tác chạy đều
2. Động tác đứng lại
B. Tổ chức luyện tập
- Nội dung:
- Thời gian:
- Tổ chức, phương pháp:
- Vị trí luyện tập:
- Kí tín hiệu luyện tập:
- Duy trì luyện tập:
C. Nhận xét, rút kinh nghiệm.
d. Sơ kết bài học.
- Quá trình luyện tập
- Ý thức tổ chức luyện tập
Củng cố - dặn dò: Kiểm tra một số học sinh bất kỳ ở mỗi tiểu đội: ôn lại các động tác đã học.
File đính kèm:
- Giao an tiet 13.doc