A/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giỳp HS hiểu thế nào là tụn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tụn trọng kỉ luật.
2. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.
3.Thái độ:HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
B/ Tài liệu, thiết bị dạy học:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên GDCD 6
- Bài tập, tình huống.
- Tấm gương thực hiện tốt kỉ luật.
37 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức cơ bản của bài học
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững nội dung bài học
-Về nhà tìm hiểu phần bài đọc và làm bài tập T7
Tiết 17
Ngày 10 / 12/ 2008
ÔN TậP HọC Kì I
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS :
Cũng cố những kiến thức cơ bản về các chuẩn mực đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 12 : Các khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của chuẩn mực đạo đức
2. Kĩ năng:
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Tự đánh giá được các hành vi của bản thân và người khác về các chuẩn mực đạo đức đã học
3. Thái độ:
- Có thói quen rèn luyện các đức tính cần thiết của mỗi người đặc biệt là người HS dưới mái trường XHCN
- HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
B.tài liệu, thiết bị dạy học:
- sgk, sgv giáo dục công dân 6.
- Bảng phụ
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định
Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập của học sinh
Dạy bài mới: Giới thiệu bài :
Hoạt động 1:Yêu cầu học sinh dựa vào nội dung kiến thức đã học để hoàn thành bảng thống kê theo mẫu
Chủ đề dào đức
Tên bài
1. Sống cần kiệm liêm chính
2. Sống có kỉ luật
3. Sống nhân ái, vị tha
4. Sống hoà hợp
5. Sống chủ động sáng tạo
6. Đền ơn, đáp nghĩa
7. Sống có văn hoá
Hoạt động 2: Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu
TT
Tên bài
Khái niệm
Biểu hiện chính
ý nghĩa
1
2
3
4
5
.
* Yêu cầu đạt được các nội dung sau
Câu 1: HS làm việc cá nhân:
Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu
Chủ đề dào đức
Tên bài
1. Sống cần kiệm liêm chính
Tiết kiệm.
2. Sống có kỉ luật
Tôn trọng kĩ luật.
3. Sống nhân ái, vị tha
Sống chan hoà với mọi người.
4. Sống hoà hợp
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
5. Sống chủ động sáng tạo
- Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Siêng năng, kiên trì.
6. Đền ơn, đáp nghĩa
Biết ơn.
7. Sống có văn hoá
Lễ độ.
Lịch sự, tế nhị.
Câu 2: Hoạt động nhóm: Chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 yêu cầu
Tên bài
Khái niệm
ý nghĩa
1.Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh, không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác.
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc.
2. Siêng năng, kiên trì
Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường
xuyên đều đặn.
Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
3. Tiết kiệm
Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.
- Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.
4. Lễ độ
Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹphơn
- Góp phần làm cho xã hội văn
minh tiến bộ.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp: Cho biết biện pháp rèn luyện của mỗi phẩm chất đạo đức
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
..................................................................
Tiết 18
Ngày 12 / 12/ 2008
KIểM TRA HọC Kì
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học về: Lễ độ; Lịch sự, tế nhị; Mục đích học tập của học sinh
2. Kĩ năng:
HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài
3. Thái độ:
HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B.tài liệu, thiết bị dạy học:
- sgk, sgv giáo dục công dân 6.
- Đề kiểm tra
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định
Dạy bài mới:
I) Đề ra:
Câu 1: Em hiểu thế nào là lễ độ? ý nghĩa của lễ độ
Câu 2: Hãy nêu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị và biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị?
Câu 3: Mục đích học tập của học sinh là gì? Bản thân em cần học tập như thế nào để
đạt được mục đích đề ra
II) Đáp án – Biểu điểm:
Câu 1 ( 3,5 điểm):
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- ý nghĩa
+ Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn
+ Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 2 ( 3.0 điểm): HS nêu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị và biểu hiện thiếu lịch sự, tế nhị
Câu 3 ( 3,5 điểm)
- Học tập vì tương lai của bản thân
- Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này
- Học tập để có đủ khả năng xây dựng quê hương đất nước
- Nổ lực học tập -> trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt-> góp
phần xây dựng quê hương đất nước
- Có ý chí, có nghị lực, tự giác sáng tạo trong học tập
- Học tập 1 cách toàn diện
- Học ở mọi lúc mọi nơi
- Học thầy, bạn, sách vở, thực tế cuộc sống
................................................................
Tiết 19
Ngày 10 / 1/ 2009
Bài 12: CÔNG ƯớC LIÊN HợP QUốC Về QUYềN TRẻ EM (T1)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên
Hợp Quốc
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn
trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm
sóc, dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
B.tài liệu, thiết bị dạy học:
- sgk, sgv giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định
Dạy bài mới: Gv giới thiệu bài mới : Năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về
quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?...
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
I) Truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội
GV: Gọi HS đọc truyện đọc "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
H. Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
H. Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?.
Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
Gv giới thiệu:
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. Là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần
( 54 điều)
H. Công ước LHQ ra đời vào năm nào? Do ai ban hành?.
- GV Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
Hoạt động 2: Luyện tập
II) Luyện tập
-Đọc truyện"Vào tù vì ngược đãi trẻ em"
-Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36
III) Hướng dẫn học bài ở nhà
- GVcũng cố lại kiến thức cơ bản của bài học
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững nội dung bài học
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học hôm sau học tiếp
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ & ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 20
Ngày 18 / 1/ 2009
Bài 12: CÔNG ƯớC LIÊN HợP QUốC Về QUYềN TRẻ EM (T2)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS thấy được ý nghĩa của công ước LHQ đối với sự phát triển của trẻ em
2. Kĩ năng: HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
B.tài liệu, thiết bị dạy học:
- sgk, sgv giáo dục công dân 6.
- Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định
* Kiểm tra bài cũ:.
1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.
2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
Dạy bài mới: Gv giới thiệu bài mới :
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của công ước đối với cuộc sống của trẻ em
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Gv: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?. Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
Gv: Giới thiệu một số điều trong công ước LHQ; một số vấn dề liên quan đến quyền lợi của trẻ em ( Hỏi đáp về quyền trẻ em)
H. Công ước LHQ có ý nghĩa gì đối với trẻ em và toàn xã hội?.
* Thảo luận giúp Hs rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
- Gv: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập d, đ sgk/38.
- Hs thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
H. Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
2. ý nghĩa của công ước LHQ:
- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
3. Bổn phận của trẻ em:
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
Hoạt động 2: Luyện tập
II) Luyện tập
- Gv: HD học sinh làm bài tập b,c,e,g sgk/38
- Các bài tập sbt nâng cao.
III) Hướng dẫn học bài ở nhà
- GVcũng cố lại kiến thức cơ bản của bài học
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững nội dung bài học
- xem trước nội dung bài 13.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ & ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
File đính kèm:
- gdcd6.doc