A- MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được khái quát vai trò của gia đình, kinh tế gia đình, mục tiêu, nội dung chương trình công nghệ 6.
- Cho học sinh thấy sự hấp dẫn, hứng thú của môn học.
B- CHUẨN BỊ :
- Một số tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ 6, công nghệ THCS.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- Giới thiệu khái quát trương trình học.
39 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ? Vì sao ?
- Học sinh nhận xét về sự bố trí sắp xếp, Xếp đã hợp lý chưa ?
- Học sinh tiến hành thực hành theo nhóm.
- Trước khi thực hành các nhóm thảo luận để thống nhất cách sắp xếp đồ đạc ở những vị trí hợp lý và tiện sử dụng.
- Học sinh tiến hành theo nhóm của mình và cứ đại diện trình bày cách bố trí sắp xếp đồ đạc của nhóm mình.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm từng nhóm :
VI- Củng cố: Giáo viên nhận xét đánh giá giờ thực hành.
V - Hướng đẫn về nhà :
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học dể bố trí sắp xếp đồ đạc ở gia đình.
- Học thuộc nội dung bài học.
Tiết 23: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được thế nào là nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, nó ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của con người.
- Hiểu được sự cần thiết của việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp.
B- CHUẨN BỊ :
- Một số tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Nêu vai trò của nhà ở đối với dời sống con người?
III- Bài mới:
1- Nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp :
- Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp, mọi đồ đạc bố trí gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ và tiện dụng.
2- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
- Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp để: + Đảm bảo sức khoẻ.
+ Tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
+ Tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
- Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp:
+ Cần có nếp sống, sinh hoạt ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân.
+ Quét dọn, lau chùi thường xuyên.
+ Có thói quen sắp xếp đồ đạc gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Học sinh quan sát và nhận xét sự bố trí, sắp xếp các đồ đạc trong từng ngôi nhà?
- Học sinh nêu những biểu hiện của nhà ở sạch được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ ?
- Những bểiu hiện của nhà ở, thiếu ngăn nắp, mất vệ sinh ?
- Tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp ?
- Muốn có nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ta phải làm gì ?
- Em hãy nêu các công việc thường làm để giữ cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp ?
- Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên ?
VI- Củng cố:
- Học sinh trả lời câu hỏi 1,2 SGK ?
- Liên hệ bản thân em còn có thói quen xấu nào nêu trên ?
- Phải sửa chữa để góp phần cho nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.
V- Hướng dẫn:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Tìm hiểu liên hệ bài học với thực tế.
Tiết 24: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được công dụng của một số đồ vật như tranh, ảnh, gương, rèm cửa... được dùng trong trang trí nhà ở.
- Biết cách sử dụng một số đồ vật dùng cho trang trí phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
B- CHUẨN BỊ :
- Một số tranh ảnh, tài liệu liên quan đến nội dung bài dạy.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
- Nêu các công việc cần làm để góp phần làm cho nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
III- Bài mới:
1- Tranh, ảnh:
a, Công dụng: Tạo vẻ đẹp cho căn nhà, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu.
b, Cách chọn tranh ảnh:
- Chọn theo nội dung: Phong cảnh, tĩnh vật, gia đình...
- Chọn màu sắc phù hợp với màu tường, đồ đạc.
- Chọn kích thước phải cân xứng với bức tường.
c, Cách trang trí tranh ảnh: treo ở vị trí phù hợp với căn phòng.
2- Gương:
a, Công dụng: Soi, trang trí tạo cảm giác rộng rãi, sáng sủa, tạo vẻ đẹp trang nhã.
b, Cách treo gương: treo sát tường tuỳ theo căn phòng.
- Nêu công dụng của tranh, ảnh trong trang trí nhà ở ?
- Nhà em thường dùng những loại tranh ảnh gì để trang trí?
- Khi chọn tranh cần phải lưu ý điều gì ?
- Gương có công dụng gì?
- Nhà em thường treo gương ở những vị trí nào ?
VI- Củng cố:
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Liên hệ gia đình có sử dụng tranh, ảnh, gương để trang trí không ? đã phù hợp chưa?
V- Về nhà: Quan sát, áp dụng nội dung bài học vào thực tế.
Tiết 25: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật (Tiếp)
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được công dụng cách trang trí nhà bằng rèm, mành cửa.
- Biết cách sử dụng một số đồ vật dùng cho trang trí phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
B- CHUẨN BỊ :
- Một số mẫu rèm, mành được dùng để trang trí.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Nêu công dụng và cách chọn tranh ảnh để trang trí nhà ở.
- Nêu công dụng của gương và cách treo gương.
III- Bài mới:
3- Rèm cửa:
- Công dụng: Che bớt ánh nắng, gió, làm đẹp cho căn nhà, ngăn khu vực sinh hoạt.
- Chọn vải may rèm cửa:
+ Chọn màu sắc: phải phù hợp với căn phòng và đồ dạc trong phòng.
+ Chọn chất liệu vải: mềm, có độ rủ.
- Giới thiệu một số kiểu rèm.
4- Mành:
- Công dụng: Che bớt ánh nắng, gió, làm đẹp cho căn nhà, ngăn khu vực sinh hoạt.
- Các loại mành: mành nhựa, mành vải, mành sợi thưa...
- Theo em rèm cửa có công dụng gì ?
- Khi chọn vải may rèm ta cần chú ý điều gì?
- Cho hs quan sát hình 2.13 để quan sát một số loại rèm
- Mành có công dụng gì ?
- Em hãy kể một số chất liệu làm mành mà em biết?
VI- Củng cố: Trả lời câu hỏi SGK.
V- Về nhà: Quan sát một số loại mành, rèm cửa hiện nay hay sử dụng ở các gia đình.
Tiết 26: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ý nghĩa của việc trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
- Biết được một số loại hoa và cây cảnh thường dùng trong trang trí nhà ở.
- Có ý thức làm đẹp cho ngôi nhà của mình bằng hoa và cây cảnh.
B- CHUẨN BỊ :
- Một số tranh, ảnh về cây cảnh và hoa dùng để trang trí.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Nêu công dụng của rèm cửa và mành ?
III- Bài mới:
1- Ý nghĩa của cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở:
- Làm cho con người gần gũi với thiên nhiên. Đem lại niềm vui cho mọi người.
- Làm cho căn phòng đẹp, không khí trong lành, mát mẻ hơn.
2- Một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở:
Cây cảnh:
- Các loại cây hay dùng:
+ Cây có hoa: Đào, Mai, Lan...
+ Cây chỉ có lá: Si, Vạn tuế, đa...
+ Cây dây leo: Hoa giấy, Tigôn, Thiên lý...
- Vị trí trang trí:
+ Ngoài nhà: sân, ban công, hiên...
+ Trong nhà: phòng khách, phòng làm việc, cửa sổ...
- Chăm sóc: tưới nước, tỉa cảnh, bón phân vi sinh thường xuyên.
- Gia đình em có trang trí cây cảnh không ?
- Theo em trang trí nhà ở bằng cây cảnh có tác dụng gì ?
- Em hãy nêu một số loại cây cảnh thường dùng để trang trí nhà ở ?
- Các cây đó có thể chia làm mấy loại?
- Nêu các vị trí trang trí cây cảnh?
- Công việc phải làm để trang trí cây cảnh?
VI- Củng Cố: Trả lời câu hỏi SGK.
V- Về nhà:
- Học bài.
- Tìm hiểu các loại cây thường dùng để trang trí
Tiết 27: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa (Tiếp)
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các loại hoa dùng trong trang trí.
- Biết cách vận dụng để trang trí nhà ở bằng hoa.
B- CHUẨN BỊ :
- Một số tranh, ảnh về các loại hoa dùng để trang trí.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở ?
- Các loại cây dùng trong trang trí gồm những loại nào? Cho ví dụ ?
III- Bài mới:
Hoa:
- Thường sử dụng các loại hoa tươi, hoa khô, hoa giả để trang trí.
- Vị trí trang trí bằng hoa:
+ Bàn tiếp khách.
+ Bàn làm việc.
+ Tủ, kệ, bàn ăn....
+ Tường, cửa sổ.
- Em hãy kể tên một số loại hoa tươi dùng để trang trí ?
- Ngoài hoa tươi người ta còn trang trí bằng loại hoa nào ?
- Hoa giả thường được làm bằng chất liệu gì?
- Thường trang trí hoa ở vị trí nào trong phòng ?
- Ở gia đình em có dùng hoa để trang trí không ? thường đặt ở vị trí nào ?
VI- Củng cố: - Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc phần em có biết.
V- Về nhà: - Học bài.
- Áp dụng thực tế trong gia đình.
Tiết 28: CẮM HOA TRANG TRÍ
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được dụng cụ và vật liệu cần thiết dùng trong việc cắm hoa.
- Nắm được quy tắc cơ bản trong cắm hoa trang trí.
- Quy trình thực hiện các thao tác cắm hoa.
- Biết vận dụng để cắm hoa trang trí trong gia đình mình.
B- CHUẨN BỊ :
- Giáo viên chuẩn bị một số loại bình và dụng cụ cắm hoa.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở ?
- Các loại hoa dùng trong trang trí gồm những loại nào? Cho ví dụ ?
III- Bài mới:
1- Dụng cụ và vật liệu cắm hoa:
- Dụng cụ: + Bình cắm
+ Dao, kéo.
+ Bàn chông, mút xốp.
- Vật liệu: + Hoa các loại
+ Các loại lá.
+ Các loại cành.
2- Nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa:
- Chọn hoa và bình cắm phải phù hợp về kiểu dáng và mầu sắc.
- Phải có sự cân đối gữa hoa và bình cắm.
- Phải có sự phù hợp giữa vị trí trang trí và bình hoa.
- Nêu các dụng cụ cần thiết để cắm hoa ?
- Nêu các vật liệu cần thiết để cắm hoa ?
- Các loại lá, cành có tác dụng gì ?
- Nếu cắm hoa loa kèn (trắng) vào bình mầu trắng có được không ? Vì sao ?
- Cắm cành ly vào lọ nhỏ, thấp có được không ?
- Vậy giữa hoa và bình cắm phải có nguyên tắc gì ?
- Nếu lọ hoa cao mà ta cắm bông hoa thấp có đẹp không ?
- Bình hoa và vị trí trang trí có cần phải phù hợp không ? vì sao ?
VI- Củng cố: - Trả lời câu hỏi SGK
- Nhắc lại các nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa?
V- Về nhà: - Học bài.
- Chuẩn bị hoa và một số dụng cụ cần thiết.
Tiết 29: CẮM HOA TRANG TRÍ (tiếp)
A- MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các bước cắm hoa cơ bản.
- Biết vận dụng để cắm hoa trang trí.
B- CHUẨN BỊ :
- Giáo viên chuẩn bị một số loại bình và dụng cụ cắm hoa.
- Hoa tươi, cành, lá.
- Một số mẫu cắm hoa.
C- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I- Ổn định lớp:
II- KTBC:
- Nêu nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa trang trí ?
- Nêu một số dụng cụ và vật liệu cần thiết khi cắm hoa?
III- Bài mới:
3- Quy trình cắm hoa:
- Chuẩn bị: bình cắm, hoa và cành phụ gia, dụng cụ.
- Các bước thực hiện:
+ Lựa chọn hoa, bình cắm, dạng cắm cho phù hợp.
+ Cắt các cành chính, phụ theo tỉ lệ kích thước phù hợp.
- Quy trình cắm hoa:
+ Cắm các cành chính.
+ Cắm các cành phụ.
+ Dùng các cành lá cắm đan xen cho phù hợp.
+ Đặt hoa vào vị trí trang trí phù hợp.
- Để cắm hoa trước hết ta phải chuẩn bị những gì ?
- Nêu các bước cắm hoa ?
- Khi cắm hoa ta cắm theo thứ tự thế nào ?
VI- Củng cố: - Trả lời câu hỏi SGK
- Nêu thứ tự các bước cắm hoa?
V- Về nhà:
- Giáo viên phân chia các nhóm thực hành cho tiết sau.
- Mỗi nhóm chuẩn bị: + 1 bình cắm.
+ Hoa, lá, cành.
+ Kéo, mút xốp.
File đính kèm:
- giao an cong nghe 6.doc