Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 3 - Bài dạy: Siêng năng, kiên trì (tiếp)

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Hsnắm được thế nào là siêng năng, kiên trì.

- Các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

2/. Kĩ năng:

- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

- Dự kiến được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.

3/. Thái độ:

- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Bảng phu, bút dạ.

 - Sưu tầm tục ngữ, ca dao về chủ đề.

 - Một số tấm gương sáng về siêng năng, kiên trì.

2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ

 - Sưu tầm tục ngữ, ca dao thể hiện phẩm chất siêng năng, kiên trì.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 3 - Bài dạy: Siêng năng, kiên trì (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 Tiết : 3 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (tt). I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Hsnắm được thế nào là siêng năng, kiên trì. Các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 2/. Kĩ năng: Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng. Dự kiến được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt. 3/. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Bảng phu, bút dạ. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao về chủ đề. - Một số tấm gương sáng về siêng năng, kiên trì. 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ - Sưu tầm tục ngữ, ca dao thể hiện phẩm chất siêng năng, kiên trì. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) => Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu hỏi thể hiện tính siêng năng. A/. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà. B/. Hà muốn học giỏi môn Toán, ngày nào cũng làm thêm bài tập. C/. Gặp bài tập khó là Bắc không làm. D/. Đến phiên trực nhật lớp, Hồng toàn nhờ bạn làm hộ. E/. Chưa làm xong bài tập, Lâm đã đi chơi. 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: Siêng năng kiên trì là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người có tác dụng như thế nào trong cuộc sống, để hiểu hết giá trị đó chúng ta tiếp tục bài học hôm nay. b/. Tiến trình: Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 15’ Hoạt động 1: Hoạt động nhóm, tiến hành trò chơi “Thi tiếp sức” GV chia lớp ra thành 2 nhóm: “Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng ghi nhanh những câu tục ngữ, ca dao về chủ đề siêng năng, kiên trì. Nếu ghi hết nội dung thì nhanh chân bước xuống để các bạn bên dưới tiếp sức lên. Sau 4’ các nhóm dừng cuộc chơi”. GV cùng HS cả lớp kiểm tra, chuẩn xác kiến thức của từng nhóm, nhóm nào có nội dung nhiều hơn, chuẩn xác thì nhóm đó thắng cuộc. Qua một loạt các câu tục ngữ, ca dao nói về tính siêng năng, kiên trì có tác dụng gì? GV chốt lại ghi bài. - HS 2 nhóm thảo luận nhanh 2’ cử đại diện nhóm lên bảng trình bày. Siêng làm thì có. Miệng nói tay làm. Có công mài sắt có ngày nên kim. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ. Cần cù bù thông minh - HS cùng đếm với GV để xác định những nội dung đúng, chính xác. - HS cho tràng vỗ tay để tuyên dương đội thắng cuộc. - HS trả lời: “Giúp cho con người thành công trong mọi lĩnhvực” 2/. Ý nghĩa: Siêng năng và kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 12’ Hoạt động 2: Hoạt động sắm vai * Nhóm A: Chủ đề siêng năng, kiên trì. * Nhóm B: Chủ đề không siêng năng, kiên trì. GV: Em hãy nhận xét hoạt động sắm vai của nhóm A. GV: Em hãy nhận xét hoạt động sắm vai của nhóm B. GV nhận xét hoạt động sắm vai của hai nhóm, đồng thời kết luận: “Chúng ta nên học hỏi và phát huy tính siêng năng, kiên trì”. - HS sắm vai: “Thể hiện lời thoại + diễn xuất”. - HS cả lớp theo dõi. - Hs nhận xét: “Hành động của bạn Hoa thể hiện tính siêng năng, kiên trì”. - HS nhận xét: “Hành động của bạn An thể hiện tính lườibiếng, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ => chứng tỏ bạn An không siêng năng, kiên trì”. 11’ Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập, khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ và củng cố hành vi. GV treo bảng phụ có ghi sẵn bài tập. Em hãy đánh dấu chéo vào cột tương ứng? - Cần cù, chịu khó. - Lười biếng, ỷ lại. - Việc hôm nay để đến ngày mai. - Đùn đẩy, trốn tránh. - Nói ít, làm nhiều. - Cẩu thả, hời hợt. - Uể oải, chểnh mảng. Hành vi X X SN, KT X X X X X Không SN, KT. GV nhận xét => ghi điểm khuyến khích. GV treo bài tập 2: Trong những câu tục ngữ, thành ngữ. Câu nào nói về tính siêng năng (khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý mà em chọn). A/. Năng nhặt, chặt bị. B/. Đổ mồ hôi, sôi nước mắt. C/. Liệu cơm gắp mắm. D/. Siêng làm thì có, siêng học thì hay. E/. Chân lấm, tay bùn. F/. Mưa lâu thấm đất. G/. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. GV nhận xét ghi điểm. - Hs đọc đề bài tập. - Hs xác định yêu cầu bài tập. - Hs xung phong lên bảng giải bài tập. - HS đọc đề bài tập. - Hs xác định yêu cầu bài tập. - Hs xung phong lên bảng giải bài tập. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung bài học. + Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì cả tuần với 3 nội dung: => Học tập. => Công việc ở trường. => Công việc ở nhà. + Xem trước bài 3. + Đọc truyện đọc “Thảo và Hà”. Soạn gợi ý a, b SGK. + Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính tiết kiệm. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc