Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 25 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.

3. Thái độ: HS thấy tự hào về những di sản văn hoá của dân tộc, biết tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm/ lớp.

- Chúng em biết 3 .

IV Phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.

2. Học sinh:

- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 25 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2011. Ngày dạy : 11/03/2011. TIẾT 25: BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (T2) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. 2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá. 3. Thái độ: HS thấy tự hào về những di sản văn hoá của dân tộc, biết tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng tự nhận thức. - Kĩ năng ứng xử, giao tiếp. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. - Kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống.. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm/ lớp. - Chúng em biết 3 . IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Di sản văn hoá là gì?. Nêu những điểm khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể?. - Hãy kể tên những DSVH ở VN đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới.Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 12 phút) Tìm hiểu vai trò của DSVH đối với đời sống của con người. - Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của di sản văn hoá. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não. Gv: DSVH có vai trò ntn đối với đời sống của con người?. Gv: Vì sao phải giữ gìn, boả vệ DSVH?. Gv: Vì sao phải phát huy DSVH?. ( phát huy để dáp ứng với cuộc sống hiện tại. Ví dụ: Đại nội Huế xưa là nơi vua ở, làm việc, nhưng nay lại là điểm tham quan cho du khách) ( DSVH có ý nghĩa về: + Lịch sử. + Giáo dục. + Truyền thống văn hoá. + Kinh tế xã hội. + Bảo vệ DSVH là bảo vệ môi trường). HS: Trình bày các ý kiến. HS: HS khác nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. * HĐ2:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu trách nhiệm của CD-HS trong việc bảo vệ DSVH. - Mục tiêu: HS thấy được trách nhiệm của mình. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não. Gv: Đọc truyện " những vết thương tâm" SBT. Gv: giới thiệu một số điều trong luật bảo vệ DSVH. ( Trích ở sách BT tình huống). Gv: Để bảo vệ DSVH, nhà nước ta nghiêm cấm những diều gì Đ/v công dân và học sinh?. Ví dụ: Hành nghề mê tín di đoan Gv: Em sẽ làm gì để bảo vệ DSVH?. HS: trình bày các ý kiến. HS: HS nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. * HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập. - Mục tiêu: HS rèn luyện các kĩ năng sống. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập. Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a,b,đ sgk/50, 51 HS: - Làm 1 số bài tập ở sách tình huống PL 7 HS: HS khác nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính. 2. Ý nghĩa: DSVH là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc. DSVH thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và boả vệ tổ quốc. - Bảo vệ DSVH để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. - Phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng DSVH thế giới. 3. Những qui định của PL: - Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH. - Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản. - Cấm XD lấn chiếm, đào bới đất thuộc DSVH. - Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật. - Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái PL. c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập còn lại sgk. - Xem trước nội dung các bài đã học, tiết sau KT 1 tiết. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

File đính kèm:

  • docTIET 25.doc