Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào làm khoan dung.

- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung. ( ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người và với xh)

2. Kĩ năng: - Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh. ( Biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo chấp nhặt, biết thông cảm và nhường nhịn.)

3. Thái độ: - Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tư duy phê phán đối với khoan dung hoặc thiếu khoan dung.

- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông/ chia sẻ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Trình bày một phút.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm.

- Đóng vai.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 10 - Bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/10/2010. Ngày dạy : 03/11/2010. TIẾT 10: BÀI 8: KHOAN DUNG. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào làm khoan dung. - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung. - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung. ( ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người và với xh) 2. Kĩ năng: - Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh. ( Biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo chấp nhặt, biết thông cảm và nhường nhịn.) 3. Thái độ: - Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với khoan dung hoặc thiếu khoan dung. - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông/ chia sẻ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung.. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Trình bày một phút. - Phân tích tình huống. - Thảo luận nhóm. - Đóng vai. IV. Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 1 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Đánh giá nhận xét bài kiểm tra 1 tiết. Rút kinh nghiệm. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu tục ngữ sau: "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". b Kết nối: GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1:( 12 phút) Khai thác nội dung truyện đọc: - Mục tiêu: Giúp HS sinh biết một số biểu hiện của khoan dung. - PP thực thực: Phân tích tình huống/ trình bày một phút/ Đóng vai. - Gv: Gọi HS đọc truyện ( phân vai) - Dẫn truyện. - Khôi. - Cô Vân. Gv: Thái độ và việc làm của Khôi đối với cô giáo lúc đầu và về sau như thế nào?. Gv: Cô giáo Vân đã xử sự ntn trước thái độ của Khôi? ( Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ, tái, phấn rơi, xin lỗi HS; Cô tập viết; Tha lỗi cho HS) Gv: Vì sao bạn Khôi lại xin lỗi cô và có cách nhìn khác về cô?. ( Khôi chứng kiến cảnh cô tập viết. biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn, chữ xấu) Gv: Em có nhận xét gì về cách xử sự và thái độ của cô giáo Vân?. ( Cô kiên trì, khoan dung, độ lượng, tha thứ) Gv: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên? ( không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét về người khác, cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác) * HĐ2:( 15 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. - Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung kiến thức cơ bản của bài học. - Phương pháp thực hiện: Thảo luận nhóm/ trình bày một phút. - Gv: Em hiểu thế nào là khoan dung? Gv: Hãy nêu những biểu hiện của khoan dung?. ( Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi, tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi, nhường nhịn bạn bè em nhỏ, công bằng vô tư khi nhận xét người khác. Biết lắng nghe,không chấp nhặt, thô bạo, không định kiến,hẹp hòi...) Gv: Trái với khoan dung là gì?(Chấp nhặt, thô bạo, định kiến, hẹp hòi...) trái với khoan dung. * Thảo luận nhóm: Gv chia HS làm 4 nhóm thảo luận trả lời theo những câu hỏi sau: 1. Vì sao phải lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác? 2. Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột? 3. Khi có khuyết điểm ta nên xử sự ntn? 4. Làm thế nào để hợp tác tốt hơn với các bạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở trường?. Gv: Khoan dung có tác dụng ntn trong cuộc sống? Gv: Trong những trường hợp nào không nên thể hiện sự khoan dung? Cho ví dụ?. Gv: Cần rèn luyện ntn để trở thành người có lòng khoan dung? * HĐ3: c. Thực hành / luyện tập ( 7 phút). - Bài tập SGK. - Gv: Hd HS giải thích câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. ( Khi người khác đã hối lỗi và sữa lỗi, thì ta nên chấp nhận, tha thứ và đối xử tử tế). - Gv: HD học sinh làm bài tập a, b, SGK/25, 26. - Gv: Hãy kể một việc làm thể hiện khoan dung hoặc thiếu khoan dung? - Công bằng vô tư và thông cảm.không đồng tình, phản đối bác bỏ những hành vi thể hiện sự định kiến, cố chấp , hẹp hòi - Sinh thời Bác Hồ : Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải. Kể chuyện Bác Hồ NXBGD VN tập 1,2. 1. Khoan dung. - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. - Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng, thông cảm với người khác - Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm. - Biểu hiện: Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen mọi sự khác biệt ở họ. Là thái độ công bằng vô tư, không định kiến hẹp hòi không đối xử nghiệt ngã, gay gắt. - Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm những việc sai trái cũng không phải là sự nhẫn nhục. Trái với khoan dung là : Chấp nhặt, thô bạo, định kiến, hẹp hòi... 2. Ý nghĩa: - Khoan dung là một đức tính quý báu.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống xã họi trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 3. Cách rèn luyện: - Sống cởi mở, gần gũi tôn trọng mọi người.Cư xử với mọi người chân thành , rộng lượng,biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt không định kiến hẹp hồi.. - Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác. - Khoan dung độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người d.Vận dụng: ( 5 phút) GV yêu cầu học sinh làm bài tập đ SHK tr 26. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài cũ, làm bài tập c, d SGK/26. - Xem trước bài học :Xây dựng gia đình văn hoá. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2010. Ngày tháng năm 2010.

File đính kèm:

  • docTIET 10.doc