Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 29 - Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.

1. Về kiến thức:

 - Hiểu được Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo?

 - Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp ntn?

 - Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.

2. Về kĩ năng:

 - HS biết thực hiện PL, quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.

 - Biết đấu tranh với các hiện tượng tự do vô kỉ luật.

3. Về thái độ:

 - Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, PL và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.

B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 29 - Bài 17: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG: Tiết 29 Bài 17 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam A. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Về kiến thức: - Hiểu được Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo? - Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia các cấp ntn? - Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước. 2. Về kĩ năng: - HS biết thực hiện PL, quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ. - Biết đấu tranh với các hiện tượng tự do vô kỉ luật. 3. Về thái độ: - Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách, PL và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước. B. tàI liệu và phương tiện: - HS: bài soạn. - GV: + SGK, SGV GDCD 9. + Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (các chương I, VI, VIII, IX, X). + Sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy Nhà nước. + Giấy khổ lớn, bút dạ. + Phiếu học tập. C. phương pháp: + PT, nêu và giải quyết vấn đề. + Thảo luận nhóm. + Tổ chức trò chơi. D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS. ? Dựa vào tài liệu tham khảo em NX sắp xếp thứ tự sau đây đã đúng chưa? Nước ta có 6 tôn giáo lớn (Xếp theo thứ tự số lượng tín đồ từ cao đến thấp) 1. Phật giáo. 2. Cao Đài. 3. Hoà Hảo. 4. Tin Lành. 5. Hồi giáo. 6. Thiên chúa giáo. ? Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? Tín ngưỡng Tôn giáo Mê tín, dị đoan Khái niệm - Là lòng tin vào 1 điều thần bí. - Là HT tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. - Tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu. ví dụ - Tin vào thần linh, thượng đế. - Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa Giáo - Bói toán, chữa bệnh = phù phép. III. Nd bài mới: G Cho HS xem đoạn băng, đoạn băng có HA Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập giữa quảng trường Ba Đình LS, khai sinh nước VNDCCH và ngày nay là nước CHXHCNVN. G Để hiểu được vấn đề Nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Nhà nước CHXHCNVN”. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * HĐ1: Tìm hiểu thông tin sự kiện (25 phút) ? Đọc phần thông tin, sự kiện 1? ? Nước ta - nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước? ? Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc CM nào? Cuộc CM đó do Đảng nào lãnh đạo? ? Nước ta đổi tên là nước CHXHCNVN vào năm nào? Tại sao lại đổi tên như vậy? ? Nhà nước ta là Nhà nước của ai? G YC HS quan sát phần thông tin sự kiện thứ 2? ? Bộ máy nhà nước được phân chia thành máy cấp? Tên gọi của từng cấp? ? Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có những cơ quan nào? ? Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc TW) gồm có những cơ quan nào? ? Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, xã, thành phố thuộc tỉnh) gồm có những cơ quan nào? ? Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có các cơ quan nào? ? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào? ? Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm những cơ quan nào? ? Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào? ? Cơ quan xét xử gồm các cơ quan nào? ? Cơ quan kiểm sát gồm những cơ quan nào? ? Đọc phần thông tin, sự kiện 3? ? Tại sao nói: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất? ? Vậy chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Quốc hội là gì? ? Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ gì? ? HĐND là cơ quan quyền lực địa phương? Vì sao? ? Chức năng, nhiệm vụ của HĐND? ? UBND có chức năng, nhiệm vụ gì? ? Toà án nhân dân làm việc trên nguyên tắc nào? ? Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì? * HĐ2: Tìm hiểu ND bài học (5 phút) ? Bản chất của nhà nước ta là gì? Vì sao? ? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? - Nước VNDCCH ra đời ngày 2/9/1945 do Bác Hồ làm chủ tịch nước. - Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc CM tháng 8 năm 1945. Cuộc CM đó do Đảng cộng sản lãnh đạo? - Ngày 2/7/1076, Quốc hội nước VN đã quyết định đổi tên là CHXHCNVN. Vì Chiến dịch HCM LS 1975 đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH. - Nhà nước VN là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo. - 4 cấp. - Quốc hội - Chính phủ - Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - HĐND tỉnh (thành phố) - UBND tỉnh (thành phố) - Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố). - HĐND huyện (quận, thị xã) - UBND huyện (quận, thị xã) - Toà án nhân dân huyện (quận, thị xã) - Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã). - HĐND xã (phường, thị trấn) - UBND xã (phường, thị trấn). - Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân - Các cơ quan hành chính nhà nước - Các cơ quan xét xử - Các cơ quan kiểm sát. - Quốc hội. - HĐND tỉnh (thành phố). - HĐND huyện (quận, thị xã). - HĐND xã (phường, thị trấn). - Chính phủ. - UBND tỉnh (thành phố). - UBND huyện (quận, thị xã). - UBND xã (phường, thị trấn). - Toà án nhân dân tối cao. - Toà án nhân dân tỉnh (thành phố). - Toà án nhân dân huyện (quận, thị xã). - Các toà án quân sự. - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố). - Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã). - Các viện kiểm sát quân sự. - Vì Quốc hội do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia. - Làm và sửa đổi Hiến pháp, luật. - Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (KT - XH, tài chính, an ninh, quốc phòng,...) và về đối ngoại của đất nước. - Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân. - Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và PL, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc. - Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, XH, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. - Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. - Vì là cơ quan do nhân dân địa phương bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ. - Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và PL ở địa phương. - Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, GD, an ninh,... của địa phương. - Chấp hành Hiến pháp, luật, các VB của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Xét xử công khai và quyết định theo đa số. - Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho PL được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. - Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bởi vì, nhà nước ta là thành quả của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. - Do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo. 1. Thông tin, sự kiện: 2. ND bài học: IV. Củng cố: G Khái quát lại toàn bộ ND bài học. V. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại toàn bài và làm các bài tập còn lại. - Soạn bài: Tiết 2. E. Rút kinh nghiệm: ...

File đính kèm:

  • doc29-NUOC CHXHCNVN.doc