Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 2: Tự trọng

A . MỤC TIÊU : HS hiểu được

1. Kiến thức : - Thế nào là tự trọng và không tự trọng ; vì sao cần phải có lòng tự trọng .

 - Nắm được những biểu hiện của lòng tự trọng và ý nghĩa của dức tính này đối với sự hình thành nhân cách của con người

2. Kỉ năng : - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng

 - Phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng và thiếu tự trọng trong học tập và sinh hoạt

3. Thái độ : - Có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng trong cuộc sống

 - Phê phán những hành vi thiếu tự trọng trong giao tiếp .

B. CHUẨN BỊ

- Trang ảnh, truyện kể về tính tự trọng.

- Đèn chiếu, bảng phụ, phiếu học tập.

1. Giáo viên :

2. Học sinh :

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 2: Tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần 3 Tiết 3 : Bài 3 : A . MỤC TIÊU : HS hiểu được 1. Kiến thức : - Thế nào là tự trọng và không tự trọng ; vì sao cần phải có lòng tự trọng . - Nắm được những biểu hiện của lòng tự trọng và ý nghĩa của dức tính này đối với sự                    hình thành nhân cách của con người 2. Kỉ năng : - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng - Phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng và thiếu tự trọng trong học tập và sinh hoạt 3. Thái độ : - Có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng trong cuộc sống - Phê phán những hành vi thiếu tự trọng trong giao tiếp . B. CHUẨN BỊ - Trang ảnh, truyện kể về tính tự trọng. - Đèn chiếu, bảng phụ, phiếu học tập. 1. Giáo viên : 2. Học sinh : C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Oån định : kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra : a. Kiểm tra miệng : Thế nào là trung thực ? Biểu hiện ? Trái với trung thực là tính xấu gì ? Vì sao phải rèn luyện tính trung thực ? b. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : Kiểm tra vở bài tập 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP I/ TÌM HIỂU BÀI . 1. Đọc và phân tích truyện:’’Một tâm hồn cao thượng”. 2/ Tìm hiểu những biểu hiện của tính tự trọng II/ NỘI DUNG BÀI HỌC a. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội . Biểu hiện : cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách . b. Ý nghĩa: Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực , nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và nhận được sự quý trọng của mọi người *Hoạt động1 Giới thiệu bài. GV đưa ra tình huống để HS nhận xét : Bạn An là một HS Giỏi của lớp 7B. Trong mọi giờ kiểm tra, An đều làm bài rất nhanh và đều đạt điểm cao.Nhưng trong giờ kiểm tra môn Địa hôm đó ,An không làm được bài vì tối hôm trước mẹ An bị ốm, An phải chăm sóc mẹ nên không học thuộc bài. Vậy mà trong giờ kiểm tra An dứt khoát không giở sách vở và cũng không chép bài của bạn. Sau khi thu bài, An nói rằng: bạn sẽ gỡ điểm sau . - Theo em, bạn An làm thế có phải là tự kiêu, sĩ diện không? - Nếu em là bạn An thì em sẽ làm gì trong trường hợp đó ? - Bạn An có đáng để các bạn khác học tập không ? Vì sao? HS nhận xét – GV tôûng kết – vào bài *Hoạt động2 Phân tích truyện đoc - Gọi một học sinh đọc diễn cảm câu chuyện “Một tâm hồn cao thượng” - Hướng dẫn HS khai thác truyện: + Hãy phân tích , nhận xét hành động của Rôbe + Học sinh nêu ý kiến à GV ghi lên bảng Cụ thể : - Hành động của Rôbe. + Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm + Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua diêm . + Không thể đem trả lại tiền thừa vì trên đường đi em đã bị xe chẹt và bị thương rất nặng. + Sai em mình là Sác-lây đến tận nhà để trả lại tiền thừa . - Vì sao Rô-be làm như vậy : + Muốn giữ đúng lời hứa của mình + Không muốn người khác nghĩ rằng, vì nghèo mà em đã phải nói dối để lấy tiền . + Không muốn bị người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự và mất lòng tin ở mình - Nhận xét hành động của Rô-be + Là người có ý thức trách nhiệm rất cao + Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào + Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác + Vẻ bên ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa bên trong một tâm hồn vô cùng cao thượng * Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm để tìm những biểu hiện của tính tự trọng GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm tìm những hành vi thể hiện tính tự trọng và thiếu tự trọng HS các nhóm ghi kết quả vào bảng thảo luận GV tổ chức HS trình bày kết quả – GV chốt lại những ý chính lên bảng lớp : Tự trọng Thiếu tự trọng + ăn mặc gọn gàng, sách sẽ + cư xử tốt với mọi người + nghiêm khắc với bản thân + trung thực, ngay thẳng + có ý chí vươn lên, tự hoàn thiện mình + trốn tránh trách nhiệm + nịnh bợ , luồn cúi + không biết xấu hổ và hối hận khi làm việc sai trái GV tổng kết : + Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, cả khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người + Mọi người đều cần phải có lòng tụ trọng nhờ đó tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội + Khi có lòng tự trọng, con người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện mình,luôn vươn lên để sống tốt đẹp hơn- cao cả hơn + Người có lòng tự trọng phải luôn trung thực với mọi người và chính bản thân mình . Những người luồn cúi, nịnh nọt là những kẻ vô liêm sỉ, không có lòng tự trọng . GV lấy ví dụ minh hoạ cho từng ý để HS nắm vững hơn * Hoạt động 4 : Rút ra bài học GV hướng dẫn HS phát biểu rút ra khái niệm về tính tự trọng và sự cần thiết phải rèn luyện phẩm chất này - GV chốt lại mục nội dung bài học trong SGK - Giải thích các câu tục ngữ và danh ngôn trong SGK - Liên hệ giáo dục đạo đức HS * Hoạt động 5 : Luyện tập – củng cố GV yêu cầu HS làm bài tập a SGK 4. Bài tập thực hành a. Cho biết ý kiến của em về các hành vi sau : - Vì ganh tị, Mai thường nói xấu Thảo và khuyên các bạn không nên chơi với Thảo - Trời mưa to lắm, Vân lưỡng lự không biết có nên đến kèm Thu học như đã hứa không ? - Không làm được bài nhưng Lan kiên quyết không quay cóp. Lan tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn . b. Tìm hiểu những nhân vật lịch sử - Tên vị anh hùng dân tộc đã nói : “ Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” ( TRẦN BÌNH TRỌNG) - Vị vua nào của nước ta đã bán nước cầu vinh qua câu nói : “ Cõng rắn cắn gà nhà” ( LÊ CHIÊU THỐNG) - Nhà thơ yêu nước nào ở Nam bộ đã nói :” Dù đui mà giữ đạo nhà Còn hơn có mắt, ông cha không thờ” ( NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Bài vừa học : Nắm vững nội dung bài học Làm các bài tập b, c, d, đ SGK 2. Bài sắp học Bài 4 ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT - Tìm hiểu khái niệm, phân biệt đạo đức và kỉ luật , mối quan hệ - Xây dựng tình huống sắm vai thể hiện các hành vi đạo đức và kỉ luật E. PHẦN KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docTIET 3 TU TRONG.doc
Giáo án liên quan