A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống
- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá.
2. Thái độ:
Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh hạnh phú.
3. Kỹ năng.
HS biết giữ gìn danh dự gia đình
Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội
Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh về quy mô gia đình
- Giấy khổ lớn, bút dạ
- Bài tập tình huống đạo đức
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 11, 12 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày
Tiết: 11-12
Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá.
- Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống
- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá.
2. Thái độ:
Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn minh hạnh phú.
3. Kỹ năng.
HS biết giữ gìn danh dự gia đình
Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội
Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá.
B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh về quy mô gia đình
- Giấy khổ lớn, bút dạ
- Bài tập tình huống đạo đức
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu bài tập ( bảng phụ)
Em ý với ý kiến nào sau đây:
1. Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn
2. Khoan dung là nhu nhược, là không công bằng
3. Người khôn ngoan là người có tấm lòng bao dung
4. Quan hệ mọi người sẽ tốt đẹp nếu có lòng khoan dung
5. Chấp vặt và định kiến sẽ có hại cho quan hệ bạn bè
GV nhận xét và cho điểm HS
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
a.Hoạt động 1: Phân tích truyện
Hoạt động của thầy và trò
1. Gia đình cô Hoa có mấy người?
Thuộc mô hình gia đình như thế nào?
2. Đời sống tinh thần của gia đình cô Mai ra sao?
3. Gia đình cô Mai đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng?
4. Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào?
HS: Cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét, chốt lại nội dung truyện đọc và chuyển ý: Gia đình cô Hoa đã đạt gia đình văn hoá
Nội dung kiến thức
I. Truyện đọc
Đời sống tin thần:
- Mọi người chia sẻ lẫn nhau
- Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt.
- Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ.
- Mọi người trong gia đình biết chia sẻ buồn vui cùng nhau.
- Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.
- Tú ngồi học bài
- Cô chú là chiến sĩ thi đua. Tú là học sinh giỏi.
Nhóm 3
- Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
- Cô chú quan tâm giúp đỡ nối xóm
- Tận tình giúp đỡ những người ốm đau, bệnh tật.ôaNhsm 4:
- Vận động bà con làm vệ sinh môi trường.
- Chống các tệ nạn xã hội
b. Hoạt động 2: Phát triển nhận thức học sinh, tìm hiểu chuẩn gia đình văn hoá
Hoạt động của thầy và trò
GV: Chốt lại ý kiến sau khi HS thảo luận và nêu tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá ( bằng máy chiếu hoặc bảng phụ)
HS: Ghi bài vào vở
GV: Yêu cầu HS liên hệ tình hình địa phương và nêu ví dụ để minh hoạ cho bài học.
HSL: TRả lời tự do theo suy nghĩ của bản thân.
- Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu, nhà tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau.
- Bà Yến về hưu, lại ốm đau luôn. Chồng bà mất sớm để lại cho bà 3 đứa con không có tiền ăn học, chỉ đi làm thuê cho các gia đình khác kiếm miếng ăn qua ngày không có tiền thuốc thang.
- Gia đình bác Huy có hai con trai lớn. Vợ chồng bác thường hay cãi nhau. Mỗi khi gia đình bất hoà là Huy lại uống rượu và chửi bới lung tung. Hai con trai bác cũng cãi nhau và xưng hô rất vô lễ.
GV: Cho HS nhận xét về 4 gia đình nói trên.
HS: Tự do phát biểu ý kiến
GV: Nhận xét bổ sung và chốt lại vấn đề: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định và văn minh.
Nội dung kiến thức
Tiêu chuẩn Gia đình văn hoá:
- Xây dựng kế hoạch hoá gia đình
- Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.
- Đoàn kết với cộng đồng
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
- Gia đình bác Ân tuy không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc
- Gia đình bà Yến bất hạnh vì nghèo
- Gia đình bác Huy bất hoà thiếu lề nếp gia phong.
Tiết 2
a. Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện
Hoạt động của thầy và trò
GV: Đặt câu hỏi thảo luận
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ ( bàn)
GV: Phát giấy thảo luận cho từng nhóm HS.
Nội dung:
1. Tiêu chuẩn cụ thể về việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?
2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá.
GV: Chia bảng làm hai cột và yêu cầu HS lên ghi lại kết quả thảo luận.
Nhận xét, đánh giá, cho điểm HS có nhiều ý kiến đúng và chuyển ý.
Nội dung kiến thức
- Tiêu chuẩn cụ thể về xây dựng gia đình văn hoá:
+ Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
+ Nuôi con khoa học, con cái ngoan ngoãn, học giỏi.
+ Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định
+ Thực hiện bảo vệ môi trường
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự
+ Hoạt động từ thiện
+ Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội
- Trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá
+ Chăm học, chăm làm
+ Sống giản dị lành mạnh
+ Thật thà tôn trọng mọi người
+ Kính trọng lễ phép
+ Đoàn kết, giúp đỡ mọi người trong gia đình.
+ Không đua đòi ăn chơi
b. Hoạt động 2: Liên hệ rút ra bài học bản thân
Hoạt động của thầy và trò
GV: Qua các hoạt động từ tiết 1, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung của gia đình văn hoá cụ thể:
- Tiêu chuẩn
- Nội dung hoạt động
- Bài học thực tiễn
Qua thảo luận chúng ta rút bài học về gia đình văn hoá:
1. Thế nào là gia dình văn hoá?
Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến... (Tùy từng trường hợp, mức cao nhất là tử hình)
2. ý nghĩa của gia đình văn hoá?
3. Bổn phận trách nhiệm của bản thân?
4. Quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và hạnh phúc xã hội?
HS: Đọc phần nội dung bài học trong sách giáo khoa.
GV và HS trao đổi vè những điều các em chưa hiểu hoặc chưa biết
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt các ý của bài và ghi nhớ
GV: Tóm tắt theo mạch nội dung kiến thức của bài ( chiếu lên máy chiếu)
GV hỏi: Em có thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ nội dung nào trong phần bài học ở trên?
GV: Giải thích rõ cho HS hiểu bài sâu hơn mối quan hệ hạnh phúc gia đình và hạn phúc toàn xã hội.
Điều 17. Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện trái với gia đình văn hoá và nguyên nhân của nó.
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét và rút ra kết luận
Nội dung kiến thức
I. Nội dung bài học:
1. Tiêu chuẩn gia đình văn hoá
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ,
- Thực hiện KHHGĐ.
- Đoàn kết với hàng xóm láng giềng, hoàn thành nghĩa vụ công dân.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ chấp hành pháp luật là tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa.
- Thành viên gia đình văn hóa không sa vào các tệ nạn xã hội.
2. ý nghĩa:
- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người.
- Gia đình bình yên, xã hội ổn định.
- Góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ
3. TRách nhiệm
- Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị.
- Chăm ngoan học giỏi.
- Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ,
- Thương yêu anh chị em
- Không đua đòi ăn chơi.
- Tránh xa tệ nạn xã hội
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa
Biểu hiện trái với gia đình văn hoá
- Coi trọng tiền bạc
- Không quan tâm giáo dục con
- Không có tình cảm đạo lý
- Con cái hư hỏng
- Vợ chồng bất hoà, không chung thuỷ
- Bạo lực trong gia đình
- Đua đòi ăn chơi
Nguyên nhân:
- Cơ chế thị trường
- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai
- Tệ nạn xã hội
- Lối sống thực dụng
- Quan hệ lạc hậu
c. Hoạt động 3: HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN, LÀM BÀI TẬP SGK
Hoạt động của thầy và trò
GV: Hướng dẫn làm bài tập d, trang 29, SGK.
Nội dung: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
GV đặt câu hỏi: Những câu tục ngữ sau chỉ mối quan hệ nào?
+ Anh em như thể chân tay.
+ Em ngã chị nâng.
+ Cha sinh không tày mẹ dưỡng.
+ Con khôn không lo, con khó con dại có cũng như không.
+ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
+ Của chồng công vợ
Nội dung kiến thức
III. Bài tập
+ Tình anh em
+ Tình chị em.
+ Cha mẹ
+ Con cái.
+ Bà con họ hàng.
+ Vợ chồng
IV. Củng cố:
Kêt luận: Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện góp phần làm cho xã hội bình yên hạnh phúc. HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện góp phần xây dựng gia đình có lối sống văn hóa - Giữ vững truyền thống của dân tộc.
V. Dặn dò:
* Làm bài tập sách giáo khoa: a,b,c,d,e,g
* Sưu tầm tục ngữ ca dao.
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bài 9- lớp 7 - XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ.doc