A. MỤC TIÊU: Giúp HS.
1. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào là khoan dungvà thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp.
- Hiểu YN của lòng khoan dung trong cuộc sống.
2. Về kĩ năng:
- Rèn thói quen quan tâm và tôn trọng mọi người; không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
3. Về thái độ:
- Giúp HS biết lắng nghe và hiểu người khác; biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người; sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- HS: bài soạn.
- GV: + Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về khoan dung.
+ Bài tập tình huống.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 10: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG:
Tiết 10
Khoan dung
A. Mục tiêu: Giúp HS.
1. Về kiến thức:
- HS hiểu thế nào là khoan dungvà thấy đó là 1 phẩm chất đạo đức cao đẹp.
- Hiểu YN của lòng khoan dung trong cuộc sống.
2. Về kĩ năng:
- Rèn thói quen quan tâm và tôn trọng mọi người; không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
3. Về thái độ:
- Giúp HS biết lắng nghe và hiểu người khác; biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người; sống cởi mở thân ái, biết nhường nhịn.
B. tàI liệu và phương tiện:
- HS: bài soạn.
- GV: + Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về khoan dung.
+ Bài tập tình huống.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ.
C. phương pháp:
- GV: Hướng dẫn HS tự nói hiểu biết của mình về lịch sử DT đã biết đoàn kết tương trợ để đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược lớn.
+ Giải quyết tình huống.
+ Tổ chức trò chơi sắm vai.
- HS: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS.
III. Nd bài mới:
G Trong CS và quan hệ hàng ngày, nhiều khi chỉ vì 1 việc nhỏ mà dẫn đến những hiểu lầm, đổ vỡ đáng tiếc, làm mất đi mối thiện cảm vốn có giữa CN. Vậy làm thế nào để hạn chế và tránh được thì bài học hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài “Khoan dung”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc (10 phút)
? Đọc truyện “Hãy tha lỗi cho em”?
? Thái độ của Khôi lúc đầu đối với cô Vân ntn?
? Trước thái độ của Khôi cô Vân đã làm gì?
? Chứng kiến việc cô Vân tập viết, Khôi tỏ thái độ ntn?
? Khi Khôi xin lỗi và tỏ lòng hối hận, cô giáo Vân có tha thứ cho học trò không?
? Vì sao Khôi lại có sự thay đổi đó?
? Em có NX gì về việc làm và thái độ của cô Vân đối với học trò?
? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì chho bản thân?
? Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
? Thảo luận nhóm:
N1: Vì sao phải lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác?
N2: Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường?
N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột?
N4: Khi bạn có lỗi với mình ta nên xử sự ntn?
G Biết lắng nghe người khác là bước đầu tiên quan trong hướng tới lòng khoan dung.
* HĐ2: Tìm hiểu ND bài học (10 phút)
? Thế nào là khoan dung? Đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
? Khoan dung có YN gì?
? Làm thế nào để rèn luyện lòng khoan dung?
? Đọc ND bài học?
? Giải thích câu tục ngữ?
? Tìm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về khoan dung?
? Kể lại 1 việc làm thể hiện lòng khoan dung (và chưa khoan dung) của các bạn hay của người lớn?
? Trước những hành động đó chúng ta cần có thái độ ntn?
? Đọc truyện “Cây san hô”?
* HĐ3: Luyện tập (15 phút)
? Nêu YC bài tập b?
G Treo bảng phụ
? Đọc bài tập c?
? Đọc bài tập d?
? Đọc bài tập đ?
- Lúc đầu: đứng dậy nói to.
- Cô Vân lặng người, mắt chớp chớp, mặt cô đỏ lên rồi tái dần, làm rơi phấn -> Xin lỗi HS.
- Sau đó cô tập viết.
- Cúi đầu rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi.
- Có tha thứ.
- Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết, hiểu nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy.
- Cô luyện viết -> cô rất kiên trì.
- Tha thứ cho học trò -> Có tấm lòng khoan dung.
- Không nên vội vàng, định kiến khi NX người khác.
- Cần biết chấp nhận và tha thứ trước lỗi lầm của người khác.
- Biết lắng nghe để hiểu người khác.
- Biết tha thứ cho người khác.
- Không định kiến và hẹp hòi khi NX người khác.
- Luôn tôn trọng và chấp nhận mọi người.
- N1: Cần như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, đối xử tàn nhẫn với nhau. Tin tưởng và thông cảm cho nhau, sống chân thành, cởi mở hơn. Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung.
- N2: Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến. Sống đoàn kết thân ái với nhau.
- N3: Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà.
- N4: Tìm nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý với bạn, khuyên nhủ.
+ Tha thứ và thông cảm với bạn.
+ Không định kiến.
- Sống cởi mở, chân thành.
- Cần biết tha thứ cho người khác khi họ đã biết hối hận.
- Tục ngữ: “1 điều (sự) nhịn chín điều (sự) lành”.
- Ca dao: “Những người đức hạnh thuận hoà,
Đi đâu cũng được người ta tôn sùng”.
- Hành động khoan dung -> Tuyên dương, ủng hộ, làm theo.
- Hành động thiếu khoan dung -> Góp ý, lên án, khuyên nhủ.
- HS lên bảng làm
- Đáp án đúng: 1,3,5,7.
- 2HS 1 nhóm thảo luận 2 phút -> trả lời = miệng.
- Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng.
- 2HS 1 nhóm thảo luận 2 phút -> trả lời = miệng.
- Dựng xe lên và nhặt cặp sách cho bạn và cho mình.
- Hỏi thăm xem bạn có làm sao không.
1. Truyện đọc:
“Hãy tha lỗi cho em”
- Cô Vân là người kiên trì và có lòng khoan dung.
2. ND bài học:
a. Khái niệm
b. YN:
c. Cách rèn luyện:
3. Bài tập:
IV. Củng cố:
G Khoanh tròn vào đáp án thể hiện lòng khoan dung?
A. Khoan dung là nhu nhược.
B. Khoan dung là không công =.
C. Nên tha thứ cho lỗi lầm của bạn.
D. Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác.
E. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn.
? Vì sao phải khoan dung?
G Khoan dung là 1 đức tính cao đẹp và có YN to lớn. Nó giúp CN sống hoà nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín cá nhân trong XH. Khoan dung làm cho đời sống XH trở nên lành mạnh, tránh được bất đồng, xung đột căng thẳng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành các bài tập.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện nói về khoan dung.
- Soạn bài: XD GĐ văn hoá.
E. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 10-KHOAN DUNG.doc