Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 8

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

-Thế nào là sống giản dị và không giản dị

-Tại sao phải sống giản dị

2. Kĩ năng:

Giúp HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

 

docx33 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy cô giáo 3. Kỹ năng: Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: -Kĩ năng suy ngẫm hồi tưởng, xác định giá trị về vai trò của nhà giáo và tình cảm thầy trò. - KN tư duy phê phán: đối với những biểu hiện tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư trọng đạo. - KN tư nhân thức giấ trị bản thân về những suy nghĩ, việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo. - Kĩ năng giải quyết vấn đề: Thể hiện sự tôn sư trọng đạo trong các tình huống của cuộc sống. III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: GV mời 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ - Nêu việc làm cụ thể của em hoặc bạn bè thể hiện là đã biết tôn sư trọng đạo? GV nhận xét và cho điểm HS. 3/Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Hoạt đông 1: Tìm hiểu nội dung bài học GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và giải thích câu tục ngữ: “ Không thầy đố mày làm nên” HS: Phát biểu ý kiến về hai câu tục ngữ trên. GV: Rút ra kết luận về nghĩa của hai câu tục ngữ, sau đó đưa ra các vấn đề sau và yêu cầu HS tranh luận, tìm câu trả lời cho từng vấn đề: ? Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên còn đúng nữa không? HS: Thảo luận sau đó tự do phát biểu ý kiến. GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng, sau đó nhận xét các ý kiến của HS và rút ra kết luận về bài học: ? Vì sao phải tôn sư trọng đạo? HS: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. - Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như một đó là đạo lý của cha ông ta từ xa xưa. Kết luận: Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp chúng ta mở mang trí tuệ mà còn giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vậy chúng ta phải làm tròn bổn phận của HS là chăm học, chăm làm, vâng lời thầy cô giáo và lễ độ với mọi người. Nội dung kiến thức 3. Ý nghĩa: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. - Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như một đó là đạo lý của cha ông ta từ xa xưa. HĐ 2/Thực hành, luyện tập: GV: Tổ chức trò chơi đố vui cho HS tham gia GV: Cho HS có thời gian suy nghĩ về các câu hỏi, sau đó với mỗi câu hỏi GV đề nghị một HS lên bảng làm động tác thể hiện, HS dưới lớp quan sát hành động của bạn trên bảng và cho biết động tác của hành động là nội dung câu hỏi nào? - Một bạn đang đi, bỗng bỏ mũ, cúi người chào: Em chào cô! - Một bạn đóng vai cô giáo, tay cầm phong thư rút ra tấm thiếp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Một bạn tay cầm bài kiểm tra điểm1, vò nát bài. GV: Yêu cầu HS về nhà làm tiếp các bài tập trong SGK. 4.Bài tập: Bài tập ý a: SGK T. 19 Đáp án: - Năm ra chợ thì gặp cô giáo. Em lễ phép chào cô - Anh Thắng gửi thư và thiếp chúc mừng cô giáo dạy lớp 1 nhân ngày Nhà giáo Việt Nam - An bị điểm kém trong bài tập làm văn này. Cậu đã vò nát bài kiểm tra và ném vào ngăn bàn. 4. Củng cố/Vận dụng: Bài ý c (SGK T. 20) - GV: Treo bảng phụ SGK – Cho Hs xác định. - GV: Tổ chức cho HS thi hát về thầy cô. - GV: cho HS tìm câu tục ngữ, ca dao. 5/Củng cố: - Về nhà làm bài tập - Chuẩn bị bài: Đoàn kết, tương trợ - đọc trước câu truyện: Một buổi lao động. @T? Ngày soạn: Ngày giảng:.A1A2A3 Tiết 8 - Bài 7: ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -Thế nào là đoàn kết tương trợ? -Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ trong quan hệ người với người. 2. Thái độ: Giúp HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày. 3. Kỹ năng -Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người. - Biết tự đánh giá mình và mọi người về biểu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người. - Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN thể hiện sự cảm thông, KN hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: Thảo luận nhóm, đóng vai, xây dựng kế hoạch, xử lí tình huống IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: * Bài tập tình huống. * Chuyện kể hoặc kịch bản có nội dung nói về đoàn kết và tương trợ. * Tục ngữ, ca dao, danh ngôn về đoàn kết tương trợ. * Giấy khổ to. V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: GV: Ghi bài tập lên bảng Nội dung: Em hãy tìm những câu tục ngữ ca dao nói về biết ơn và tôn sư trọng đạo. (HS điền vào bảng) Đáp án Biết ơn Tôn sư trọng đạo - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Không thầy đố mày làm nên. - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy. - Ân trả nghĩa đền Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Làm ơn nên thoảng như không. Chịu ơn nên tạc vào lòng chớ quên Lưu ý: GV nên khắc sâu kiến thức để HS thấy Tôn sư trọng đạo là biểu hiện lòng biết ơn là đạo lý của con người Việt Nam đối với thầy cô giáo. 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Hoạt động 1: GIỚI THIỆU BÀI Hoạt động của thầy và trò GV: Cho HS giải thích câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. HS: Cả lớp suy nghĩ, tự do trình bày ý kiến. GV: Chốt lại và chuyển ý vào bài. Nội dung kiến thức Đề cao sức mạnh tập thể đoàn kết Hoạt động 2: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ Hoạt động của thầy và trò GV: Hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai: - 1 HS đọc lời dẫn. - 1 HS đọc lời thoại của lớp trưởng (bạn Bình). HS đọc diễn cảm truyện. GV: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: 1) Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? - Lớp 7B đã làm gì? 3) Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. 4) Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B? GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học GV: Cho HS liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công HS: Tự do trao đổi HS: Trả lời theo suy nghĩ GV: Nhận xét, bổ sung và chuyển ý Nội dung kiến thức I. Truyện đọc. Trả lời: - Lớp 7A chưa hoàn thành công việc. - Khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ. - Các bạn lớp 7B đã sang làm giúp các bạn lớp 7A. - Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọ mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm...! - Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tau nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai lớp người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi. - Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình. - Tinh thần đoàn kết, tương trợ. - Nông dân đoàn kết, tương trợ chống hạn hán, lũ lụt. - Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm. - Đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò GV: Trên cơ sở khai thác, tìm hiểu truyện đọc và liên hệ thực tế, GV giúp HS tự rút ra khái niệm và ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. GV: Đặt câu hỏi ( Đèn chiếu) 1. Đoàn kết tương trợ là gì? 2. ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? GV: Phát phiếu học tập theo bàn HS: Cửa đại diện của bà mình vào phiếu ý kiến của cả bàn GV: yêu cầu HS đại diện trả lời Cả lớp trả lời và bổ sung ý kiến GV: Kết luận nội dung và rút ra bài học thực tiễn HS: Giải thích câu tục ngữ sau: - Ngựa có bầy, chim có bạn - Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh Nội dung kiến thức II. Nội dung bài học 1. Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. 2. ý nghĩa: - giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu tquí giúp đỡ ta. - Tạp nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta. - Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần. - Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công. Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân gian hoá thành một câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức cách mạng. c)/Thực hành, luyện tập: Hoạt động của thầy và trò GV: Hướng dẫn HS giải bài tập sách giáo khoa, trang 22 HS: Cả lớp cùng làm việc, trao đổi ý kiến GV: Đưa bài tập lên đèn chiếu ( nếu có) GV: Cho HS tự phát biểu ý kiến HS: Tự bộc lộ suy nghĩ của mình GV: Nhận xét bổ sung ý kiến của HS và cho điểm HS có ý kiến xuất sắc. GV: Cho HS làm bài tập SGK Hình thức tổ chức trò chơi: “Nhanh mắt, nhanh tay” với câu hỏi - Những câu tục ngữ sau, câu nào nói về đoàn kết tương trợ? 1. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm 2. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 3. Chung lưng đấu cật 4. Đồng cam cộng khổ 5. Cây ngay không sợ chết đứng 6. Lời chào cao hơn mâm cỗ 7. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn GV. yêu cầu HS làm bài sau đó nhận xét và cho điểm một số em. Nội dung kiến thức III. Bài tập Đáp án: a. Nếu em là Thuỷ em sẽ giúp trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn b. Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài d/Vận dụng: Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết, tương trợ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay Đảng và nhân dân ta vẫn nêu cao truyền thống tốt đẹp đó. Tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác còn là nguyên tắc đối ngoại - là nhiệm vụ rất quan trọng, Chúng ta cần rèn luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ pêh phán sự chia rẽ. Một xã hội tốt đẹp, bình yên cần đến tinh thần đoàn kết tương trợ. 4/Hướng dẫn về nhà: - Bài tập về nhà b, c, d ( SGK trang 17) - Chuẩn bị bài sau

File đính kèm:

  • docxGDCD7 co ki nang song t1t8.docx
Giáo án liên quan