Giáo án Giáo dục công dân lớp 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị

- Phân biệt được sống giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống

3.thái độ:

- Quý trọng lối sống giản dị ; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương, hình thức

II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

- Người sống giản dị là người không cầu kì, kiểu cách, không xa hoa, hoang phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Nêu và giải quyết tình huống

- Thảo luận nhóm

- Trò chơi sắm vai

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.

- Tìm thêm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập bộ môn

3.Bài mới :

 

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a và chịu trách nhiệm trước dân về ổn định kinh tế, nâng cao đời sống. - UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ chấp hành nghị quyết của HĐND - Tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước . - HS tự do trả lời - Đáp án A1, A4, A5, A6, A9 - B2 A2, A3 - B1 A8 - B3 A7 - B4 - Câu 2: a, b, c, d, e - Các nhóm bốc thăm câu hỏi và chuẩn bị. Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm: + Việc làm của gia đình bạn An là sai. + Vi phạm của An sẽ do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật. - Thể hiện các vai theo phần tự chọn. 4. Trách nhiệm: + Tôn trọng bảo vệ các cơ quan NN + Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với NN + Chấp hành nghiêm qui định của PL của chính quyềnđịa phương GVKL: HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nứơc. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những thới quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số cơ quan chính quyền địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương 4. Hướng dẫn về nhà : a. Bài vừa học : Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào ? Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. Làm các bài tập còn lại ở SGK Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã, phường, thị trấn làm tốt nhiệm vụ. b. Bài sắp học : ÔN TẬP HỌC KÌ II Nắm lại các kiến thức cơ bản đã học ở HKII - Rót kinh nghiÖm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 33 ÔN TẬP HỌC KỲ II Tiết 33 I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II. 2. Kĩ năng : - Xử lý được các tình huống để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ : - Có ý thức tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội qua các phẩm chất đã học. - Hiểu được tầm quan trọng của môn học. II/ PHƯƠNG PHÁP. - Giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề. - Tư duy, thảo luận nhóm, xử lý tình huống. III/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN. - Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7. - Tình huống, tấm gương. - Bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học - ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong học kì II. Lý thuyết (Hệ thống hoá nội dung các bài học) 4. Hướng dẫn về nhà : a. Bài vừa học : Học các nội dung ôn tập. Sưu tầm câu nói, tấm gương về phẩm chất đạo đức trên. Chuẩn bị tốt kiến thức để tiết sau kiểm tra học kỳ II. - Rót kinh nghiÖm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA (TÌM HIỂU VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1) Về kiến thức : Giúp HS hiểu được : - Tình hình tai nạn giao thông, tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của tình hình ATGT - Những quy định về trật tự ATGT, ý nghĩa của ATGT 2) Về kĩ năng : - Thực hành, vận dụng, rèn luyện kĩ năng thực hiện trật tự ATGT - Biết đánh giá hành vi đúng, sai của người khác về thực hiện trật tự ATGT và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 3) Về thái độ : - Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác chấp hành luật giao thông để đảm bảo ATGT cao nhất II. PHƯƠNG PHÁP : - Kết hợp nhiều phương pháp như : Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đóng vai III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Các số liệu về tai nạn giao thông hiện nay - Tài liệu về giáo dục trật tự ATGT - Bộ biển báo giao thông đường bộ IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Trả và nhận xét bài kiểm tra HKI 3.Bài mới : Nội dung Phương pháp 1/ Tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân của nó - Tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng * Nguyên nhân + Ý thức tham gia giao thông kém + Hệ thống công trình giao thông chưa tốt + Sự quản lí của các cơ quan chức năng chưa cao 2/ Một số quy định của Luật giao thông đường bộ a. Quy tắc tham gia giao thông: - Đi bên phải theo chiều đi của mình - Đi đúng phần đường quy định - Tuân theo các hiệu lệnh báo hiệu đường bộ b. Hiệu lệnh báo hiệu đường bộ - Biển báo - Đèn tín hiệu -Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông c. Độ tuổi, số lượng người ngồi trên xe đạp, xe gắn máy - Tối đa là 2 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Cho HS quan sát 1 vài bức tranh về tai nạn giao thông hiện nay và đặt câu hỏi : Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh trên ? Kết luận: Hiện nay, tai nan giao thông ở nước ta đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ và đã gây những hậu quả hết sức nghiệm trọng về người và của. Tai nạn giao thông là một vấn đề bức thiết của XH ta hiện nay.. Tại sao có tai nạn giao thông, chúng ta có thể giảm thiểu nó bằng cách nào. ¢ Vào bài - Quan sát tranh - Các bức tranh trên nói về tai nạn giao thông Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tình hình tai nạn giao thông hiện nay GV: Cho 4 nhóm thảo luận câu hỏi : Nguyên nhân của tai nạn giao thông là gì ? GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm và hoàn chỉnh Trong những nguyên nhân đó, đâu là nguyên nhân chính ? GV: Phân tích để làm rõ nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn giao thông ¢So sánh với các quốc gia khác. Giáo dục ý thức tham gia giao thông đúng đắn Hs: Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu : - Ý thức tham gia giao thông kém - Hệ thống công trình giao thông chưa tốt - Sự quản lí của cơ quan chức năng chưa nghiên túc, kịp thời.. - Ý thức tham gia giao thông kém Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số quy định cơ bản của Luật giao thông đường bộ GV : Giới thiệu đến HS văn bản Luật giao thông đường bộ và nêu nội của nó. Hướng dẫn HS tìm hiểu một số quy định cơ bản của bộ luật này qua các câu hỏi : Em hãy nêu những quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông ? ¢ Nhắc nhở HS thực hiện đúng các quy tắc nêu trên Hiệu lệnh báo hiệu đường bộ gồm những hiệu lệnh nào ? Biển báo hiệu đường bộ gồm có những loại nào ? GV: Cho HS quan sát các loại biển báo và yêu cầu nêu đặc điểm của từng loại Tại một nơi có đặt biển báo và có người điều khiển giao thông thì chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh nào? GV: Lấy VD để HS hiểu vì sao phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông Đèn tín hiệu giao thông gồm mấy tín hiệu. Ý nghĩa của từng tín hiệu GV: Nhắc nhở HS tuân theo quy định của hiệu lệnh báo hiệu đường bộ GV: Cho HS tìm hiểu về độ tuổi, số lượng người ngồi trên xe đạp, xe gắn máy HS : Phát biểu trả lời - Đi bên phải theo chiều đi của mình - Đi đúng phần đường quy định - Tuân theo các hiệu lệnh báo hiệu đường bộ - Đèn, biển báo và hiệu lệnh của cảnh sát giao thông - Có 5 loại : Biển báo cấm, hiệu lệnh, nguy hiểm, chỉ dẫn, biển phụ - Biển báo cấm : Hình tròn, nền màu đỏ, hình vẽ màu trắng, biểu thị điều cấm. - Tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông - Đèn xanh, vàng, đỏ - Tối đa là 2 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. Hoạt động 4 : Thực hành các tình huống giao thông GV: Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 2 đại diện tham gia trò chơi. Thời gian chuẩn bị là 5 phút Yêu cầu : Mỗi nhóm lựa chọn 1 tình huống và nhóm bạn sẽ giải quyết tình huống GV: Căn cứ vào sự chuẩn bị, nội dung tình huống và cách giải quyết để tuyên dương nhóm thắng cuôc - HS chia nhóm, cử đại diên tham gia trò chơi Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố kiến thức GV: Yêu cầu HS làm các bài tập sau : - HS làm cá nhân Tối 30-4, Quang (17 tuổi) mượn xe Dream II của bố đi dự sinh nhật bạn. Sau khi dự sinh nhật, Quang và 4 bạn cùng tuổi : An, Hải, Kiên, Bằng về nhà. Quang chở An, Hải phía sau ; Kiên chở Bằng trên xe Wave. Trên đường đi, Quang và Kiên điều khiển xe chạy với tốc độ 50-60 km/h, lạng lách, đánh võng trên đường phố. Tổ cảnh sát giao thông đang làm nhiện vụ đã phát tín hiệu và ra lệnh cho Quang và Kiên dừng xe để kiểm tra, nhưng Quang và Kiên cho xe tăng tốc độ chạy tiếp. Chạy khoảng 100m, xe của Quang va vào một chị nhân viên Công ty Môi trường đô thị đang làm vệ sinh đường phố ở sát mép đường làm chị ngã và bị thương nhẹ. Sau đó, tổ cảnh sát giao thông đã tạm giữ cả 5 người và 2 xe máy để lập biên bản xử lý. Theo em, Quang,An, Kiên, Hải, Bằng đã có những vi phạm gì (Đánh dấu X vào ô tương ứng trong bảng dưới đây). Người Lỗi vi phạm Quang An Hải Kiên Bằng 1. Điều khiển mô tô khi chưa đủ tuổi được phép. 2. Điều khiển mô tô không có giấy phép lái xe. 3. Điều khiển xe chở quá số người quy định. 4. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định. 5. Điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng. 6. Không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông. Ngày chủ nhật, Hùng (15 tuổi) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đương đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu vì sao bị giữ lại. Hỏi : - Hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông ? - Theo bạn, em của Hùng có vi phạm gì không ? GV: Nhận xét, ghi điểm ¢ Giáo dục HS ý thức chấp hành Luật giao thông đương bộ 4. Hướng dẫn tự học :

File đính kèm:

  • docGDCD7.doc