Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiếp)

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu

- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.

- Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

- ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.

- Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

2. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.

3. Kĩ năng

- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.

B. Phương pháp

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì II - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 25 Tuần 25 Bài 15 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (tiếp theo) a. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu - Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. - Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. - ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá. - Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. 2. Thái độ - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá. 3. Kĩ năng - Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá. - Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá. B. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm c. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh về các di sản văn hoá. - Bài tập. - Tình huống. - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về di sản văn hoá. d. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thế nào là di sản văn hoá? Di tích lịch sử? Danh lam thắng cảnh? HS: Đọc bài tập và phát biểu ý kiến cá nhân. Giáo viên nhận xét và cho điểm 3. Bài mới Tiết 2 1) ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh? 2) Trách nhiệm của công dân được qui định trong pháp luật. HS: Trả lời tự do GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học GV: Mở rộng, khắc sâu kiến thức phần này cho HS: II. Nội dung bài học (tiếp theo) - Cần giúp HS nhận thức sâu sắc về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa văn hoá, giá trị kinh tế - xã hội của các di sản văn hoá. Ngày nay di sản văn hoá có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái văn hoá đã trở thành ngành kinh tế chủ chốt, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển. 2. Ý nghĩa của di sản văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh? -Di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay. - Để làm tốt vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Di sản văn hoá. Bảo vệ giữ gìn và sử dụng hợp lí di sản văn hoá là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Chúng ta cần vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì kịp thời ngăn chặn và xử lí theo pháp luật. GV: Chốt ý và chuyển sang bài tập. GV: Trách nhiệm của NN như thế nào về bảo vệ di sản văn hoá di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh? HS: Trả lời nội dung bài học. 3. Trách nhiệm của NN trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá: - Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Nghiêm cấm các hành vi: + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá + Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hoá. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật Hoạt động 5: Luyện tập GV: Bài tập a,SGK trang 50 HS: Làm bài cá nhân GV: Chữa bài và cho điểm một số HS III. Bài tập Đáp án: - Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12. - Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13 Hoạt động 6: Mở rộng kiến thức GV: Tổ chức cho HS thảo luận cá nhân theo nội dung sau: 1) Em cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay: a. Giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. b. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước. c. Phát triển kinh tế, xã hội. d. Thương mại hoá du lịch 2) Điền vào bảng sau: Di sản văn hoá Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh 3) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh? - Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương. - Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá. - Không vứt rác bừa bãi. - Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật - Chống mê tín dị đoan. - Tham gia các lễ hội truyền thống. Chuẩn bị tuần sau kiểm tra 1 tiết Học các bài sau: Bài 13. quyền được chăm sóc bảo vệ và giáo dục trả em việt nam Bài 14. bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bài 15. bảo vệ di sản văn hoá.

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc