Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật

I./ MỤC TIÊU:

Giúp HS hiểu:

- Thế nào là đạo đức, kỉ luật?

- Mối quan hệ giữa đạo đức, kỉ luật.

- Ý nghĩa của đạo đức, kỉ luật .

- HS có thái độ tôn trọng đạo đức và phê phán lối sống tự do vô kỉ luật.

- Học biết tự đánh giá hành vi của bản thân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật .

II./ PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.

III./ TÀI LIỆU: truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tình huống

IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 TIẾT 4 Bài 4 ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT I./ MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: Thế nào là đạo đức, kỉ luật? Mối quan hệ giữa đạo đức, kỉ luật. - Ý nghĩa của đạo đức, kỉ luật . HS có thái độ tôn trọng đạo đức và phê phán lối sống tự do vô kỉ luật. Học biết tự đánh giá hành vi của bản thân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật . II./ PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại. III./ TÀI LIỆU: truyện kể, tục ngữ ca dao, danh ngôn, bài tập tình huống IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: ỔN ĐỊNH: KIỂM TRA BÀI CŨ: A) Thế nào là tự trọng? Biểu hiện của tính tự trọng ? B) Ý nghĩa của tính tự trọng trong cuộc sống? Trong học tập? Trong lao động? 3) BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI Vào lớp đã được 15 phút, cả lớp đang học. Bỏng Tài hốt hoảng chạy vào và đứng sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài. Cả lớp giật mình và ngơ ngác. Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Tài. HS: trả lời: bạn Tài không có tính kỉ luật. GV: Qua đó giáo viên dẫn dắt HS vào bài học hôm nay. HĐ2./ TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC GV: cho HS đọc truyện HS: đọc GV: đặt câu hỏi 1) Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao? HS: Anh Hùng được huấn luyện về kỉ luật, an toàn lao động, thắt dây bảo hiểm, khảo sát trước, khi có lệnh của công ty mới được chặt cây, trực 24/24. 2) ) Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có đạo đức? HS: Không đi muộn về sớm, vui vẻ làm nhiệm vụ, giúp đỡ mọi người, nhận việc khó khăn 3) Để trở thành người có đạo đức vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? HS: Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật. Chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. GV: qua đó em hãy cho biết đạo đức là gì? HS: trả lời GV: nhận xét HS: ghi bài GV: Em hãy cho biết thế nào là tính kỉ luật? HS: trả lời GV: nhận xét HS: ghi bài GV: Tìm mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? HS: trả lời GV: nhận xét HS: ghi bài 1) Thế nào là đạo đức? Là những ứng xử, những qui định giữa con người với con người, con người với công việc, môi trường. VD: Lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo 2) Thế nào là tính kỉ luật? Là những qui định chung của tập thể, cơ quan, xã hội, buộc mọi người phải chấp hành theo. VD: nội qui HS, luật, Hiến Pháp 3) Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật. Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. HĐ3./ TÌM HIỂU THỰC TẾ. CA DAO TỤC NGỮ NÓI LÊN ĐẠO ĐỨC, KỈ LUẬT GV: Tìm những việc làm của những người vi phạm Pháp luật? HS: vụ án Năm Cam ( Trương Văn Cam); vụ án Vũ Xuân Trường ( buôn bán, tàng trữ ma tuý) GV: Tìm những học sinh của trường ta vi phạm nội qui? HS: Kể những HS mà các em biết. GV: Em hãy tìm những câu ca dao hay tục ngữ nói lên đạo đức và kỉ luật? HS: Đất có lề, quê có thói; Nước có Vua, chùa có Bụt; Quân pháp bất dị thân. Bề trên chẳng giữ kỉ cương; Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. HĐ4./ CŨNG CỐ; LUYỆN TẬP. Cho HS làm bài tập a SGK/ 14 HS: tự làm việc cá nhân Đáp án: 1, 3, 4, 5, 6, 7. Cho HS làm bài tập c SGK/ 14. HS: tự làm việc cá nhân. Đáp án: - Đồng tình với ý kiến trên. Vì khó khăn hay không thì khi lớp có hoạt động ta nên tham gia đầy đủ. Rồi sau đó giải quyết công việc gia đình sau. - Nếu em học cùng lớp với Tuấn: em sẽ tìm cách giúp đỡ Tuấn công việc ở nhà để Tuấn có nhiều thời gian tham gia hoạt động của lớp. HĐ5./ DẶN DÒ: Về học bài và chuẩn bị bài mới: “ Yêu thương con người” Xem phần truyện đọc, trả lời gợi ý, Thế nào là yêu thương con người. Làm bài tập b, d.

File đính kèm:

  • doctuan 4.doc