Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 12, 13 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá

I Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá;

2.Kỹ năng:

- HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá.

3.Thái độ:

- Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá.

II.Tài liệu và phương tiện:

1.Tài liệu:

-SGK, SGV, thiết kế bài dạy, bài tập thực hành, tư liệu.

2.Thiết bị:

-Câu chuyện nói về gia đình văn hóa.

-Bút dạ, giấy khổ lớn.

-Tranh, ảnh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 12, 13 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Tuần 12 Bài 9.xây dựng gia đình văn hoá I Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá; 2.Kỹ năng: - HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá. 3.Thái độ: - Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá. II.Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: -SGK, SGV, thiết kế bài dạy, bài tập thực hành, tư liệu. 2.Thiết bị: -Câu chuyện nói về gia đình văn hóa. -Bút dạ, giấy khổ lớn. -Tranh, ảnh. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích. -Thảo luận nhóm. -Tổ chức trò chơi sấm vai III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: -Xem kĩ bài học ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: 1.Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? 2.Em đã làm gì để có lòng khoan dung? - GV chữa bài tập a, đ. 2. Bài mới (32’) : Giới thiệu bài (2’) - GV nêu tình huống : Tối thứ bảy cả gia đình Mai đang trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đó. Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ?” Để giúp bạn Mai và các em hiểu như thế nào là gia đình văn hoá, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1 (13’) Phân tích truyện: Một gia đình văn hoá. - HS đọc thầm truyện. - HS thảo luận nhóm: N1: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào? N2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao? + Mọi người chia sẻ lẫn nhau. + Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp. + Không khí đầm ấm, vui vẻ. + Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau. + Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. + Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT. N3: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng? - Quan tâm giúp đỡ lối xóm. - Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. N4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào? - Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư. - Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. -> GV chốt lại: Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô. ? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá không? Hoạt động 2: (17’) Phát triển nhận thức của HS về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình. ? Tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá? ? Em hãy kể về một số gia đình ở địa phương em trong việc XD gia đình VH. + Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. + Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc. + Gia đình bất hạnh vì nghèo. + Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia phong. - HS kể và từng loại gia đình. - HS nhận xét - GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định, văn minh. I. Truyện đọc: Một gia đình văn hoá. - 3 người. Là một gia đình văn hoá tiêu biểu. * Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: - Thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. - Đoàn kết với cộng đồng. - Thực hiện tốt nghiã vụ công dân. b.Củng cố . - GV khái quát nội dung bài. ? Em hãy cho biết tiêu chuẩn của gia đình văn hóa? 4.Đánh giá 5.Hướng dẫn về nhà ?Tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương. ?Em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá? ? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? ? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? ? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? - Xem trức bài 9 phần tiếp theo. IV.Rút kinh nghiệm. Tiết 13 Tuần 13. Bài 9: xây dựng gia đình văn hoá (Tiết 2) I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá; hiểu mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhịêm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá. 2.Kỹ năng: - Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói hư, tật xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá. 3.Thái độ: - Tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. II.Tài liệu và phương tiện: 1.Tài liệu: -SGK, SGV, thiết kế bài dạy, bài tập thực hành, tư liệu. 2.Thiết bị: -Câu chuyện nói về gia đình văn hóa. -Bút dạ, giấy khổ lớn. -Tranh, ảnh. 3.Phương pháp: -Kể chuyện. -Phân tích. -Thảo luận nhóm. -Tổ chức trò chơi sấm vai III.Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: a.Kiểm tra hs đã chuẩn bị bài mới: -Xem kĩ bài học ở nhà. b.Kiểm tra hs chuẩn bị bài cũ: ? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? ? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu và biết được các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá. Để hiểu được ý nghĩa của việc XD gia đình VH; bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ra sao trong công tác này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện - HS thảo luận theo nhóm bàn: 1. Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? 2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? 3. Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? 4. Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào? - HS các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân. - Mục tiêu: Phát triển thái độ đối với KHH gia đình và vai trò của TE trong GĐ - GV phát phiếu, HS làm bài tập d (29) - GV KL: Sự cần thiết phải thực hiện KHHGĐ và phê phán những quan niệm lạc hậu: Coi trọng con trai, tính gia trưởng, độc đoán, không biết tổ chức quản lý trong gia đình. Hoạt động 3: Rút ra bài học. - HS đọc nội dung bài học ở SGK. - GV giải đáp thắc mắc của HS. * Tiêu chuẩn cụ thể: - Sinh đẻ có kế hoạch. - Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn. - Lao động, xây dựng kinh tế gia đình ổn định. - Bảo vệ môi trường. - Thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, nhà nước - Hoạt động từ thiện. - Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội. -... * Bài học: 1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên: - Thực hiện tốt - Sống giản dị, lành mạnh. - Không sa vào tệ nạn XH 2. í nghĩa: - Gia đình thực sự là tổ ấm -> nuôi dưỡng , giáo dục con người. - Gia đình bình yên->xã hội ổn định. - Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 3. Học sinh tham gia: - Chăm ngoan, học giỏi. -Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong GĐ, thương yêu anh chi em - Không đua đòi, ăn chơi. - Không làm tổn hại danh dự gia đình b.Củng cố . Hoạt động của gv - hs Nội dung kiến thức. Luyện tập - HS làm bai tập: e. - HS chơi trò chơi: Tự xây dựng tình huống và sắm vai. TH1: Khi bố mẹ gặp chuyện buồn TH2: Khi có sự bất hoà TH3: Gia đình bất hạnh vì con cái đông, túng thiếu - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài tập: - HS tự liên hệ, đánh giá việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá của bản thân. ? Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá? ? Những việc em dự kiến sẽ làm? ? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học? - Thà rằng ăn bát cơm rau - Thuyền không bánh lái thuyền quày Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời Con không cha mẹ, ai bày con nên - Cây xanh thì lá cũng xanh - Con người có bố có ông Cha mẹ hiền lành để đức cho con Như cây có cội như sông có nguồn - Gái mà chi, trai mà chi Sinh ra có nghĩa có nghì là hơn * Trên kính, dưới nhường - GV tóm tắt nội dung bài học. - Kết luận toàn bài: Vấn đề gia đình và xd gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào XH; là các nôi hình thành nhân cách con người. XD gia đình văn hoá là góp phần làm cho XH bình yên, hạnh phúc. HS chúng ta phải góp cho gia đình có lối sống văn hoá. Giữ vững truyền thống dân tộc: Học giỏi, rèn luyện đạo đức. 4.Đánh giá 5.Hướng dẫn về nhà - Làm BT: b (29) Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận? - Xem trước bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ IV.Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docGDCD 7_T12.13.doc