I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Có tình cảm trân trọng về truyền thống gia đình, dòng họ, biết ơn các thế hệ đi trước.
- Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III./ TÀI LIỆU: Bảng phụ bài tập, ảnh gia đình
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1) ỔN ĐỊNH:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Học kì I - Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN Ngày soạn: 7/11/2010
TIẾT 13 Ngày dạy: 7a1
Bài 10 7a2..
7a3
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH DÒNG HỌ
I./ MỤC TIÊU:
Giúp HS hiểu:
Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Có tình cảm trân trọng về truyền thống gia đình, dòng họ, biết ơn các thế hệ đi trước.
Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.
II./ PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, diễn giải, đàm thoại.
III./ TÀI LIỆU: Bảng phụ bài tập, ảnh gia đình
IV./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV: Dùng bảng phụ ghi câu hỏi trả bài miệng
Theo em những gia đình sau đây có ảnh hưởng như thế nào đến con cái?
- Gia đình tan vỡ, cha mẹ li hôn
- Gia đình giàu có
- Gia đình khó khăn
- Gia đình có tổ chức kỉ luật
- Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính nghiện ngập
3) BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HĐ1./ GIỚI THIỆU BÀI
Gv: Giới thiệu ảnh sách giáo khoa “ Nghệ sĩ nhân dân Thái Văn Hồng”
HS: Quan sát ảnh
GV: Đặt câu hỏi
Qua bức ảnh trên em có nhận xét điều gì?
HS: Trả lời
GV: chuyển ý vào bài mới
HĐ2./ TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC
GV: Yêu cầu HS đọc truyện : “ Truyện kể từ trang trại”
HS: Đọc truyện
GV: Cho HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của câu truyện.
HS: Chia nhóm để thảo luận
GV: Nêu câu hỏi:
1) Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó trong gia đình thể hiện qua những chi tiết nào?
HS: Hai bàn tay chai sạn do cài cuốc, không bao giờ rời trận địa, kiên trì bền bỉ.
2) Gia đình đã thu được kết quả gì?
HS: Gia đình thu được kết quả là biến quả đồi thành trang trại lớn 100 hécta, trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả, nuôi bò, dê, gà
3) Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ Tôi” giữ gìn truyền thống của gia đình như thế nào?
HS:Trồng trọt, chăn nuôi, mẹ cho 10 con gà nuôi thành 10 gà mẹ và đã đẻ trứng
GV: Em rút ra được bài học gì qua truyện đọc trên?
HS: Tham gia phát biểu ý kiến của mình
GV: Em hiểu thế nào là truyền thống?
HS: Trả lời SGK
HS: Nhận xét
GV: kết luận
HS: Ghi bài
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ cụ thể về truyền thống
HS: làm bánh tráng, làm gốm, làm nghề mộc được truyền từ thế hệ cha ông đến chúng ta.
GV: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
HS: Trả lời SGK
HS: Nhận xét
GV: Kết luận
HS: Ghi tập
I./ Truyện đọc
II./ Bài học
1./ Thế nào là truyền thống?
Là những gì được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2./ Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Là tiếp nối phát triển làm rạng rở thêm truyền thống ấy.
HĐ3./ Liên hệ thực tế
GV: Cho HS thảo luận theo câu hỏi
HS: Thảo luận
Câu hỏi:
1) Hãy kể những truyền thống của gia đình em?
2) Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở địa phương và cả nước mà em biết?
3) Khi nói đến truyền thống của gia đình em có cảm xúc gì?
HS: Trao đổi thảo luận
HS: Đại diện nhóm trình bày câu trả lời
GV: Nhận xét tổng kết đánh giá tuyên dương
GV: Qua đó em hãy cho biết ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
HS: trình bày nội dung SGK
HS: Nhận xét
GV: Tổng kết
HS: Ghi tập
GV: Rèn luyện như thế nào để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
HS: trả lời SGK
HS: Nhận xét
GV: Tổng kết
HS: Ghi bài
3./ Ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ:
Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc của dân tộc Việt Nam.
4./ Cách rèn luyện:
Trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống của gia đình dòng họ
Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
HĐ4./ CỦNG CỐ
GV: Cho HS làm bài tập SGK
Bài tập e SGK trang 32.
Đáp án: (1); (2); (5).
Giải thích câu tục ngữ: “ Cây có cội, nước có nguồn”
Qua bài học em rút ra được bài học gì cho bản thân?
HĐ5./ DẶN DÒ:
Làm bài tập b, đ. SGK
Học bài
Chuẩn bị bài Tự tin
Đọc trước truyện đọc
Trả lời câu hỏi gợi ý
Chuẩn bị nội dung bài học
Em đã có bao giờ thiếu tự tin hay không? Kể ra?
File đính kèm:
- tuan 13.doc