Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 12 đến bài 37

A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm:

 1. Về kiến thức:

 - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.

 - Nêu được ý nghĩa Công ước liện hợp quốc về quyền trẻ em.

 2. Về kỹ năng:

 - HS biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

 - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân.

 3. Về thái độ:

 Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

 

doc50 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Bài 12 đến bài 37, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dân . . HS phải nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa. . Làm được các BT. GV chia lớp thành nhiều nhóm và sau đó trình bày. IV. Củng cố: ( 4’ ) GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong tiết thảo luận. V. Dặn dó: ( 2’ ) Về xem lại các nội dung đã thảo luận và xem lại các bài đã học trong kỳ II tiết tới ôn tập. Bổ sung:.. .. .. .. Ngày soạn: 24.4.2012. Tuần: 35. Tiết: 35. ÔN TẬP HỌC KỲ II A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong tiết ôn tập HS: 1. Vế kiến thức: Củng cố, nắm vững và vận dụng những nội dung cơ bản của các bài đã học trong HKII 2. Về kỹ năng: Xủ lý tốt các câu hỏi trong tiết ôn tập 3. Về thái độ: - Có ý thức trong việc học - GV và HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp dạy và học. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: Các câu hỏi ôn tập. 2. Của học sinh: Xem lại các bài học, chuẩn bị dụng cụ học tập. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: (1'). Kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh. II. Nội dung ôn tập: ÔN THI GIÁO DỤC CÔNG DÂN. 1. Trình bày các quyền trẻ em: - Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại: như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, mức sống đầy đủ.. - Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bốc lột và xâm hại. - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật - Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 2. Quốc tịch là gì?. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân một nước, 3. Công dân là gì?. Công dân là người dân của một nước. 4. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập? - Quyền: học không hạn chế, học bằng nhiều hình thức, học ngành nghề thích hợp. - Nghĩa vụ:Trẻ em từ 6 – 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, gia đình, xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình. 5. Việc học đối với em quan trọng như thế nào?. Việc học đối với mọi người là vô cùng quan trọng, có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 6. Nêu quy định về quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?. Cho ví dụ. - Công dân có quyền bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều bị xử phạt nghiêm khắc. - Mọi người tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác Ví dụ: Tuấn và Hải học cùng lớp, do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đánh Hải.Vậy Tuấn vi phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩmNên Tuấn bị kỷ luật. 7. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?. Nêu 1 ví dụ. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân. - Không được tự ý vào chỗ ở người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ pháp luật cho phép. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Ví dụ: Anh Tâm không được vào nhà Bác Cần nếu Bác Cần chưa cho phép nếu cơ quan pháp luật cho phép Anh Tâm thì Anh Tâm mới được vào. 8. Pháp luật đã ban hành những quy định về bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm . Từ đó em làm gì để bảo vệ cho mình và thái độ, việc làm của em đối với thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phẩm của người khác như thế nào? - Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. - Phải biết tự bảo vệ quyền của mình. - Phê phán, tố cáo, những việc làm trái với pháp luật 9. Pháp luật đã ban hành những quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Từ đó em làm gì để bảo vệ cho mình và thái độ việc làm của em đối với chỗ ở của người khác như thế nào?. - Mọi người phải biết tôn trọng chỗ ở người khác. - Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. - Tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở người khác. 10. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương em. - Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. - Dân cư tăng nhanh, quản lý của nhà nước vế giao thông còn hạn chế. - Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. - Ý thức kém khi tham gia giao thông.. 11. Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập.( Em tự sưu tầm ). 12. Kể những hình thức học tập mà em biết: - Học theo trường lớp. - Tự học.( học trên mạng, học từ xa) - Vừa học, vừa làm. -. Học ở lớp học tình thương. - Học bình dân học vụ. - Học tại chức 13. Nêu đặc điểm các biển báo giao thông?. Ở trước cổng trường ta có biển báo giao thông nào. - Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen. - Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen. - Biển báo hiệu lệnh:hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. - Biển báo chỉ dẫn: hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam. * Ở trước cổng trường ta có biến báo giao thông : ( Em tự tìm hiểu ). 14. Nêu các quyền của công dân?. - Quyền học tập. - Quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật. - Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. - Quyền tự do đi lại, cư trú. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 15. Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước?. - Nghĩa vụ học tập. - Bảo vệ Tổ Quốc. - Nghĩa vụ quân sự. - Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng. - Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật. - Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích. IV. Củng cố: ( 4’ ) GV nhận xét ưu, khuyết điểm trong tiết ôn tập. V. Dặn dó: ( 2’ ) Về xem lại các nội dung đã ôn tập và xem lại các bài đã học trong kỳ II tiết tới thi HKII. Bổ sung:.. .. .. .. * TUẦN 36 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HS ĐƯỢC NGHỈ. Ngày soạn: 25.4.2012. Tuần: 37. Tiết: 37. KIỂM TRA HỌC KỲ II. A. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học. 2. Về kỹ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài. 3. Về thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. B. Phương pháp: Tự luận. C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: Đề kiểm tra 2. Của học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, dụng cụ học tập. D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định: (2’) Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh.. II Phát đề cho HS: Đề thi: 1. Vì sao học tập với mọi người là vô cùng quan trọng ?. Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. ( 2 đ ). 2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay ?. Những biển báo giao thông có hình tam giác, những biển báo giao thông có hình chữ nhật là loại biển báo gì. ( 2 đ ). 3. Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, ( 2đ ). 4. Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ?. Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường ta.( 2 đ ). 5. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?. Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện. ( 2 đ ). Sơ đồ ma trận: Câu hỏi Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu 1 và 1/2 câu 5 . Vì sao học tập với mọi người là vô cùng quan trọng. . Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. .Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 1/2 Câu 2 và câu 3, 1/2 câu 4 . Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, . Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ 1/2 câu 2, 1/2 câu 4, 1/2 câu 5. . Những biển báo giao thông có hình tam giác, những biển báo giao thông có hình chữ nhật là loại biển báo gì. . . Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường ta. . Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện.. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: - Chúng ta cần học tập: ( 1 đ ) + Để có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. + Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện cho trẻ được học tập. - Quyền và nghĩa vụ công dân trong học tập; ( 1 đ ) * Quyền: .+ Học không hạn chế. + Học bằng nhiều hình thức. * Nghĩa vụ: + Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học.. + Gia đình tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. Câu 2: - Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông: ( 1 đ ) + Do ý thức của người tham gia giao thông kém. + Dân cư tăng nhanh, phương tiện giao thông ngày càng nhiều. + Quản lý của Nhà nước về giao thông còn hạn chế. + Do đường xấu và hẹp - Những biển báo giao thông có hình tam giác: biển báo nguy hiểm những biển báo giao thông có hình chữ nhật biển chỉ dẫnì. ( 1 đ ). Câu 3: - Nhóm quyền sống còn: ( 1 đ ) Là những quyền được sống và đáp ứng nhu cầu để tồn tại như được chăm sóc, nuôi dưỡng, mức sống đầy đủ.. - Nhóm quyền phát triển: ( 1 đ ) Là những quyền được đáp ứng cho nhu cầu phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi giải trí,.. Câu 4: Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ ( 1đ ) - Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường phài đi sát mép đường. - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường người đi bộ phải tuân thủ đúng.. Trường hợp không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường nhìn bên trái, bên phải.. - Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường : ( 1 đ ) HS tự nhận xét. Câu 5 - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ( 1 đ ): là một trong những quyền cơ bàn của công dân được quy đinh trong hiến pháp của nhà nướ ta. - Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện. ( 1 đ ). HS có nhiều cách trả lời nhưng cơ bản những ý sau: + Không cho người đó vào nhà. + Hẹn lần sau đến. + Em trong nhà đọc chỉ số điện cho người đó. IV. Nhận xét tiết kiểm tra: Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS trong lớp. Bổ sung:.. .. .. ..

File đính kèm:

  • docGDCD6.doc