I.Mục tiêu: Cho học sinh thấy được:
- Truyền thống hiếu học,cần cù lao động, giữ gìn thuần phong mĩ tục, nếp sống giản dị, nghĩa xóm tình làng.
- Có tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Có ý chí căm thù đế quốc chống giặc ngoại xâm.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về phường Mai Dịch
- Tư liệu: Mai Dịch xưa và nay
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức lớp 4 - Tiết 32: Lịch sử - Văn hóa - Phường mai dịch (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2008
Môn Đạo đức dành cho địa phương
Tuần : 32 Tìm hiểu truyền thống về :
Tiết : 32 Lịch sử - văn hóa - phường Mai Dịch (Tiết 1)
I.Mục tiêu: Cho học sinh thấy được:
- Truyền thống hiếu học,cần cù lao động, giữ gìn thuần phong mĩ tục, nếp sống giản dị, nghĩa xóm tình làng.
- Có tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Có ý chí căm thù đế quốc chống giặc ngoại xâm.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về phường Mai Dịch
- Tư liệu : Mai Dịch xưa và nay
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy học chủ yếu
Phương pháp tổ chức dạy và học
3’
30’
2’
I. Bài cũ :
- Nêu nguyên nhân môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng ?
- Để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường , chúng ta cần và có thể làm được những gì ?
- Nêu các cách để bảo vệ môi trường ?
- Địa phương em đã làm gì để bảo vệ môi trường ?
II. Bài mới:
1/Làng xã và con người Mai Dịch :
- Diện tích 2,4km2, nằm ở ngõ phía tâyThủ Đô ,phía bắc giáp Cổ Nhuế có đường Thăng Long. Phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn. Phía nam giáp các xã Mĩ Đình, Mễ Trì .
- Làng Mai Dịch có 4 xóm:
+ Xóm Thị.
+ Xóm Giữa
+ Xóm Đình
+ Xóm Đồng Xa.
- Nhân dân Mai Dịch có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo - sản xuất giỏi, có nhiều nghề truyền thống đặc sắc.
- Mai Dịch có nhiều di tích lịch sử, có truyền thống văn hóa hiếu học, có nếp sống thanh lịch.
+ Chùa Sở tên là Diên Khánh, có quả chuông lớn đúc năm Minh Mệnh thứ nhất (1820).
+ Đình làng Mai Dịch.
+ Đình làng Sở.
+ Đình làng Mai Dịch và đình làng Sở đều thờ Lý Phật Tử đã có công theo Lý Nam Đế.
+ Ngoài ra còn có nhà thờ họ, tiêu biểu nhất là nhà thờ họ Nguyễn Khả có giá trị lịch sử và kiến trúc.
- Nhân dân Mai Dịch có truyền thống yêu nước chống đế quốc và phong kiến.
2/Mai Dịch trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 -1945)
Năm 1930 một tổ Nông hội đỏ gồm một số thanh niên Mai Dịch giác ngộ Cách mạng được thành lập do anh Nguyễn Văn Tắc đứng đầu. Đây là tổ chức quần chúng cách mạng của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên của Mai Dịch.
III.Củng cố:
- Con có hiểu biết gì về làng Mai Dịch qua bài vừa học?
- Là một HS, là người dân của phường Mai Dịch, con cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của phường ?
- Về các con tìm hiểu thêm về làng Mai Dịch.
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá.
- Vài HS trả lời.
- HS , GV nhận xét , tuyên dương.
* Phương pháp thuyết trình, quan sát, thảo luận
- Giáo viên giới thiệu mục đích , yêu cầu. Ghi bảng, HS ghi vở.
- HS thảo luận kể tên các truyền thống quí báu, các nghề truyền thống
- HS kể tên các nhà thờ họ mà các em biết.
- GV cho HS xem tranh ảnh (nếu có )
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2008
Môn Đạo đức dành cho địa phương
Tuần : 33 Tìm hiểu truyền thống về :
Tiết : 33 Lịch sử - văn hóa - phường Mai Dịch (Tiết 2)
I.Mục tiêu: Cho học sinh thấy được
- Truyền thống hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn thuần phong mĩ tục, nếp sống giản dị, nghĩa xóm tình làng.
- Có tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Có ý chí căm thù đế quốc chống giặc ngoại xâm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về phường Mai Dịch .
- Tư liệu : Mai Dịch xưa và nay.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung dạy và học
Phương pháp tổ chức dạy và học
3’
30’
2’
I. Bài cũ :
- Con có hiểu biết gì về làng Mai Dịch qua bài vừa học?
II. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu cho HS về việc:
1/Xây dựng chính quyền cách mạng, tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp (2/9/1945 -19/12/1946)
- Xây dựng chính quyền cách mạng ,chuẩn bị kháng chiến chống Pháp (2/9/1945 – 19/12/1946)
- Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở nội thành, bảo vệ làng góp phần gìm chân địch trong thành phố(19-12-1946 tháng 03 năm 1947)
- Xây dựng cơ sở kháng chiến trong vùng địch chiếm, phá tề trừ gian, đánh địch làm mất ổn định hậu phương của chúng (3/1947 - 1950)
+ Dân tiếp tục làm ăn sinh sống. Địch bắt dân làm thẻ căn cước để nắm chắc dân hơn nữa.
+ Xây dựng cơ sở kháng chiến trong lòng địch.
+ Xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể,đẩy mạnh hoạt động chính trị, quân sự trong lòng địch.
- Chuyển hướng đấu tranh chính trị và kinh tế là chính, củng cố lực lượng chuẩn bị tiếp quản thủ đô (1951 - 1954)
+ Chuyển hướng đấu tranh chính trị và kinh tế là chính, giữ vững cơ sở kháng chiến.
+ Xây dựng lại lực lượng, chuẩn bị tiếp quản thủ đô.
2/Xây dựng, phát triển kinh tế,văn hóa góp phần chống Mĩ cứu nước, thống nhất Tổ quốc. (1954 - 1975)
- Khôi phục, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng quê hương (1954-1965)
+ Củng cố chính quyền, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
+ Xây dựng quan hệ sản xuất mới, phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.
- Xây dựng CNXH và thực hiện nhiệm vụ chống Mĩ cứu nước (1965- 1975).
+ Góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh của tiến tuyến lớn miền nam.
+ Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của địch, chi viện cho miền Nam thắng Mĩ.
III. Củng cố – Dặn dò:
- Về các con tìm hiểu thêm về những đóng góp của làng Mai Dịch trong chiến tranh chống Pháp, Mĩ.
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá.
- Vài HS trả lời.
- HS , GV nhận xét , tuyên dương.
* Phương pháp thuyết trình, quan sát, thảo luận
- Giáo viên giới thiệu mục đích , yêu cầu. Ghi bảng, HS ghi vở.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Thứ hai ngày 12 tháng 5 năm 2008
Môn Đạo đức dành cho địa phương
Tuần : 34 Tìm hiểu truyền thống về :
Tiết : 34 Lịch sử - văn hóa - phường Mai Dịch (Tiết 3)
I.Mục tiêu: Cho học sinh thấy được:
-Truyền thống hiếu học,cần cù lao động, giữ gìn thuần phong mĩ tục, nếp sống giản dị, nghĩa xóm tình làng.
- Có tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Có ý chí căm thù đế quốc chống giặc ngoại xâm.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về phường Mai Dịch
- Tư liệu : Mai Dịch xưa và nay.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung - dạy học
Phương pháp tổ chức dạy học
5’
30’
2’
I. Bài cũ :
- Con có hiểu biết gì về làng Mai Dịch qua bài vừa học.?
II. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu cho HS về việc:
1/Phát triển kinh tế,văn hóa góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới
- Mai Dịch trong vành đai thực phẩm của thành phố nhưng với cơ chế trước đó không còn phát huy tác dụng ngược lại đã bộc lộ những nhược điểm.
- Sản xuất có chiều hướng giảm sút, nông dân thiếu phấn khởi với sản xuất tập thể. Kinh tế gia đình trên đất 5% có thu nhập ngày càng cao, các loại cây : cà chua, dưa, rau, bắp cải đã đem lại giá trị kinh tế đáng kể cho xã viên.
- Cơ chế quản lí mới trong sản xuất nông nghiệp ở Mai Dịch sớm có hiệu lực từ khi thực hiện chỉ thị số 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng.
- Sự nghiệp văn hóa, giáo dục được giữ vững. Trường PTCS nhiều năm được công nhận là trường tiên tiến, nhiều giáo viên dạy giỏi.
- Năm học 1988-1989 có 100% HS thi đỗ hết cấp, 57% thi đỗ vào PTTH, 30% đạt khá giỏi.
- Mai Dịch là nơi đông dân,có tiềm năng lao động, đất đai còn ít nhưng màu mỡ, có vốn tri thức văn hóa, có truyền thống đoàn kết.Đó là nguồn năng lực phong phú đang được khai thác phục vụ cho công cuộc đổi mới ở địa phương, từng bước xây dựng Mai Dịch ngày càng giàu đẹp, văn minh.
2/ Kết luận:
Mai Dịch quyết phấn đấu không ngừng đẩy mạnh tốc độ phát triển về mọi mặt làm cho quê hương ngày càng phồn thịnh, đời sống nhân dân ngày càng no đủ, đồi dào, loại trừ mọi tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị,an toàn xã hội xây dựng Mai Dịch, giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với vị trí, cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội.
III. Dặn dò:
- Về các con tìm hiểu thêm về những đóng góp của làng Mai Dịch trong thời kì phát triển kinh tế - văn hóa góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới.
* Phương pháp kiểm tra và đánh giá.
- Vài HS trả lời.
- HS,GV nhận xét , tuyên dương.
* Phương pháp thuyết trình, quan sát, thảo luận
- Giáo viên giới thiệu mục đích , yêu cầu. Ghi bảng, HS ghi vở.
-GV giới thiệu
-HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
File đính kèm:
- DAO DUC LICH SU DIA PHUONG.doc