Đạo đức :
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
* Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên TN.
II. CHUẨN BỊ :
+ Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
8 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức, Lịch sử, Địa lý lớp 5 - Tuần 31, 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS thảo luận
- HS nêu ý kiến của mình.
LỊCH SỬ :
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỈNH CÀ MAU
I.MỤC TIÊU :
- HS hiểu được sự hình thành tỉnh Cà Mau.
II.CHUẨN BỊ :
- Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS
HĐ 2: Hoạt động cả lớp
GV trình bày
I. Quá trình khẩn hoang đất Cà Mau:
Cà Mau là tỉnh khai khẩn muộn màng nhất so với các tỉnh trong nước.
Đến đầu thế kỉ XVII, vùng đất nầy dân cư vẫn thưa thớt, đất đai còn hoang vu. Đến năm Gia Long thứ 7 (1808), Cà Mau được đặt tên là huyện Long Xuyên. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà Nguyễn đặt một viên quan cai trị huyện nầy.
Cùng với sự phát triển của lịch sử, Nam bộ được chia thành 6 tỉnh và Cà Mau thuộc huyện Long Xuyên, phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên.
- HS chú ý lắng nghe.
II. Sự thành lập tỉnh Cà Mau qua các thời kì lịch sử:
1. Trước năm 1976:
- Năm 1882, Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu và một phần đất Cà Mau để lập thành tỉnh Bạc Liêu.
- Ngày 9/3/1956 tỉnh Cà Mau được thành lập gồm có quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hòa Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây.
- Ngày 22/10/1956 tỉnh Cà Mau được đổi tên là tỉnh An Xuyên.
2. Từ 1976 đến 1996:
- Tháng 2 năm 1976 hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải gồm hai thị xã Cà Mau và thị xã Minh Hải; có 7 huyện là: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thới, Ngọc Hiển.
- Ngày 18/12/1984 tỉnh lỵ Minh Hải được chuyển về thị xã Cà Mau. Lúc nầy, tỉnh có 2 thị xã là: Cà Mau và Bạc Liêu; có 9 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. Và duy trì tên tỉnh đến cuối năm 1996.
3. Thời kì từ cuối năm 1996 đến nay:
- Ngày 01/1/1997, Tỉnh Minh Hải được tách làm hai tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu.
- Thời gian nầy, tỉnh Cà Mau có diện tích 5211 km2 , dân số 1.133.747 người, gồm một thành phố (Cà Mau) và 6 huyện (Thời Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển).
Cà Mau là vùng mới khai phá nhưng là vùng đất đầy tiềm năng: tiềm năng của biển, của rừng, của đất rất lớn. Rừng ngập mặn có giá trị trên thế giới về hệ sinh thái. Biển Cà Mau cũng đầy hứa hẹn về hải sản và dầu khí.
3. Củng cố:
- Vùng đất Cà Mau được khai khẩn như thế nào?
- Tỉnh Cà Mau được thành lập ra sao?
Địa lí :
VỊ TRÍ LÃNH THỔ VÀ BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU
I.MỤC TIÊU :
- HS hiểu được vị trí lãnh thổ và bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
II.CHUẨN BỊ :
- Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS
HĐ 2: Hoạt động cả lớp
GV trình bày
I. Vị trí lãnh thổ:
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc. Lãnh thổ gồm hai phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền.
- Phần đất liền có diện tích 5211 km2: theo đường chim bay, từ Bắc tới Nam là 100 km; từ Tây sang Đông là 68 km.
- Vùng biển chủ quyền gần 100.000 km2, trong đó có nhiều đảo như: Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông, Hòn Khoai.
Cà Mau tiếp giáp với các tỉnh: Kiên Giang ở phía Bắc, Bạc Liêu ở phía Đông, Phía Tây giáp Biển Tây (Vịnh Thái Lan), Phía Đông Nam và Nam giáp Biển Đông. Bờ biển dài 251 km.
II. Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau:
(có phụ lục bản đồ hành chính kèm theo)
Đến đầu năm 2001, tỉnh có một thành phố (Cà Mau) trực thuộc tỉnh và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển) với 66 xã, 8 phường, 8 thị trấn.
- HS chú ý lắng nghe.
3. Củng cố:
- Nêu chi tiết các phần lãnh thổ của Cà mau? Cà Mau tiếp giáp với những nơi nào?
- Thực hành: Xem bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau, em hãy chỉ ra và nêu ranh giới giữa các thành phố - huyện, huyện – huyện, xã – xã?
TUẦN 32
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG:
TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH LIỆT SỸ,
BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu về sự đền ơn đáp nghĩa của nhân dân địa phương.
- HS hiểu và biết cách giúp đỡ gia đình TBLS, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của địa phương.
II. Chuẩn bị:
- Nắm số lượng gia đình TBLS, các bà mẹ VNAH của ấp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định & KT bài cũ.
2. Bài mới :
GV giới thiệu và ghi bài học hôm nay.
- HS nghe
HĐ 1: Tìm hiểu về số lượng các gia đình TBLS, bà mẹ VNAH của xóm, ấp nơi em cư trú.
Mục tiêu: HS hiểu biết về công ơn của họ.
1. HS tự giới thiệu về các các gia đình TBLS, bà mẹ VNAH của xóm mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu
2. Cả lớp bổ sung.
3. GV kết luận: Đất nước ta có được độc lập, tự do và nhân dân ta có được hạnh phúc hôm nay là nhờ công ơn của bao nhiêu người đã anh dũng hi sinh, cống hiến tính mạng, tài sản của mình cho đất nước; trong đó có các gia đình TBLS, bà mẹ VNAH. Vì vậy, ta phải biết ơn và giúp đỡ họ bằng những hành động thiết thực.
- HS nghe.
HĐ 2: Thi kể về việc làm thể hiện tinh thần đền ơn đáp nghĩa.
Mục tiêu: HS nêu được những việc làm cụ thể để đền đáp công ơn đó.
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện nhóm trình bày.
4. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
5. GV kết luận:
HĐ 3: Tìm hiểu bia tưởng niệm AHLS tại xã, chi mộ ông Trần Hợi của ấp.
Mục tiêu: HS hiểu, biết di tích lịch sử của địa phương.
1. GV giới thiệu bia tưởng niệm AHLS của xã, chi mộ ông Trần Hợi.
2. HS nêu những việc làm của mình để thể hiện tấm lòng biết ơn những người đã khuất và những người còn sống.
3. HS khác bổ sung.
4. GV kết luận: Các việc làm cụ thể để biết ơn gia đình TBLS và bà mẹ VNAH là: chăm sóc, thăm viếng, giúp đỡ một phần về vật chất,
HĐ tiếp nối:
HS tham gia tích cực vào việc bảo vệ và chăm sóc “Chi mộ ông Trần Hợi” theo sự hướng dẫn của Liên đội và Chi đoàn nhà trường.
- HS thảo luận
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS thảo luận và nêu ý kiến của mình.
- HS tham gia việc bảo vệ và chăm sóc chi mộ Trần Hợi theo kế hoạch của nhà trường.
LỊCH SỬ
TỈNH CÀ MAU SAU 4 NĂM TÁI LẬP (1997-2000)
I.MỤC TIÊU :
- HS hiểu được sự phát triển của tỉnh Cà Mau.
II.CHUẨN BỊ :
- Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS
HĐ 2: Hoạt động cả lớp
GV trình bày
1. Những thành tựu nổi bật sau 4 năm tái lập:
Phát huy những kết quả đã đạt được của tỉnh Minh Hải trước đây, tỉnh Cà Mau tiếp tục vững bước tiến lên giành nhiều thắng lợi mới:
- Nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá. Giao thông được đầu tư, có đường ô tô về đến huyện. Điện lưới quốc gia, bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế và nhiều công trình văn hóa, phúc lợi công cộng được xây dựng.
- Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được toàn dân hưởng ứng (có 145 ấp, khóm, 3 xã phường, 848 công sở, 100 ngàn hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa).
- HS chú ý lắng nghe.
2. Cà Mau vững bước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng là hết sức to lớn, là nền móng là cơ sở để Cà Mau vững bước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Chỉ tiêu phấn đấu cần phải đạt là:
- Tăng tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm khoảng 12,5%
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 19%; ngư-nông-lâm nghiệp tăng bình quân 14,5%; Sản lượng lương thực đạt 1 triệu tấn.
Phát huy thành tích đã đạt được, rút kinh nghiệm qua thực tiễn; nhân dân Cà Mau phấn đấu xây dựng một tỉnh Cà Mau giàu mạnh, xứng đáng với truyền thống của quê hương “đất mũi anh hùng”.
3. Củng cố:
- Nêu những thành tựu nổi bật của Cà Mau sau 4 năm tái lập?
- Nêu ra những chỉ tiêu cần đạt để xây dựng Cà Mau ngày trở nên giàu mạnh?
Địa lí :
DÂN SỐ - PHÂN BỐ DÂN SỐ - GIA TĂNG DÂN SỐ
(Tính đến cuối năm 1999)
I.MỤC TIÊU :
- HS hiểu được tình hình dân số, việc phân bố dân số và sự gia tăng dân số của tỉnh Cà Mau.
II.CHUẨN BỊ :
- Thống kê về tình hình gia tăng dân số của tỉnh Cà Mau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài và ghi tựa
- 4 HS
HĐ 2: Hoạt động cả lớp
GV trình bày
1. Dân số:
Cà Mau là tỉnh có dân số trung bình. Tổng số dân là 1.133.747 người, đứng hàng thứ 29 trong nước, chiếm 1,5% tổng số dân cả nước. Mật độ trung bình 218 người/km2. Như vậy Cà Mau là tỉnh “đất rộng người thưa”.
- HS chú ý lắng nghe.
2. Phân bố dân số:
Việc phân bổ dân số không đồng đều. Dân tập trung đông ở thành phố, thị trấn: Ở Cà Mau có mật độ dân số trung bình là 741 người/km2. Còn ở huyện Trần Văn Thời là 262 người/km2.
Cà Mau có hai dạng quần cư chính:
- Quần cư thành thị gắn với hoạt động công nghiệp chế biến, dịch vụ (thương mại, vận tải, giáo dục, văn hóa, chính trị, ).
- Quần cư nông thôn thường gắn với sản xuất nông nghiệp (lúa – cá; lúa – tôm; lúa – chăn nuôi – thủ công; tôm – rừng; rừng – cá; thủy sản – dịch vụ, )
3. Gia tăng dân số:
Từ 1999 tỉ lệ gia tăng dân số là 1,82%. Gia tăng do 2 nguồn là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Tỉ lệ chết thấp, thường khoảng 0,5 đến 0,6%.
Việc gia tăng dân số nhanh về lâu dài là nguồn bổ sung lực lượng lao động, nhưng trước mắt là gánh nặng đối với xã hội; do phải giải quyết việc làm và chăm lo đời sống. Trong khi đó, nền kinh tế chưa phát triển, đời sống vật chất, văn hóa còn thấp; Do đó việc kế hoạch hóa dân số, góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, hạ tỷ lệ tăng dân số sẽ giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Củng cố:
- Trình bày về tình hình phân bố và gia tăng dân số tỉnh Cà Mau?
- Các giải pháp để giảm gia tăng dân số tự nhiên?
- Thực hành: Cho HS tìm hiểu về tình hình dân số, phân bố dân cư và gia tăng dân số ở địa phương.
Xem cuûa Toå tröôûng
Duyeät cuûa PHT
Ngaøy: ..
Toå tröôûng
Ngaøy: ..
P Hieäu tröôûng
File đính kèm:
- Tuan 31, 32.doc