I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài hát Lớp chúng ta, nhạc và lời: Mộng Lân.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo Đức 5 - Bài 5: Tình bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: TÌNH BẠN Tiết: 01 & 02
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài hát Lớp chúng ta, nhạc và lời: Mộng Lân.
- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời.
- GV cho HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu gợi ý sau:
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có như vậy không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền tự do được kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
- GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- HS cùng hát.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời.
Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
Mục tiêu: giúp HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Cách tiến hành:
- GV đọc 1 lần truyện Đôi bạn.
- GV mời vài HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
- GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trang 17 SGK.
- GV kết luận: bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
- HS lắng nghe.
- 2 HS trình diễn.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: bài tập 2, SGK.
Mục tiêu: giúp HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự làm việc cá nhân bài tập 2, SGK.
- GV gọi HS lên trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ sau mỗi tình huống theo gợi ý
(em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể)
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
Tình huống a: Chúc mừng bạn.
Tình huống b: An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
Tình huống d: Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Tình huống đ: Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
Tình huống e: Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
- HS làm việc cá nhân và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- 3 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu: giúp HS biết các biểu hiện của tình bạn đẹp.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp. GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
- GV yêu cầu HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
- GV kết luận: các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẽ vui buồn cùng nhau,
- Mỗi HS nêu 1 biểu hiện.
- 2 HS nêu.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Đóng vai(bài tập 1, SGK).
Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử trong tình huống bạn mình làm điều sai.
Cách tiến hành:
- Cả lớp hát.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống bài tập.
- GV cho các nhóm đóng vai
- GV tổ chức cho lớp thảo luận:
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận và trách bạn không?
- GV kết luận: cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là bạn tốt.
- HS làm việc theo nhóm, cùng thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp thảo luận.
Hoạt động 2: Tự liên hệ.
Mục tiêu: giúp HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự liên hệ, làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu vài HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
- HS tự liên hệ cá nhân và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- 3 HS trả lời
Hoạt động 3: Bài tập 3, SGK.
Mục tiêu: giúp HS củng cố bài.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn.
- 3 HS trình bày.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- DD T9.10.doc