I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Biết được mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng phương pháp dạy học.
- Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghẹ THCS
- HS: Đọc trước bài học ở nhà.
72 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Môn Công Nghệ Lớp 6 Kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32 - bài 14
Thực hành -Cắm hoa
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- HS vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa dạng toả tròn, cuối giờ phải hoàn thành sản phẩm.
- Sau tiết học biết sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để cắm được một bình hoặc một lẵng hoa dạng toả tròn.
- Rèn luyện kĩ năng, ý thức thực hành, làm việc khoa học, chính xác.
II. Chuẩn bị.
- GV: H2.32SGK phóng to, một số bông hoa, lá, cành để làm mẫu, 4-5 bộ dụng cụ cắm hoa, bình (lẵng) hoa dạng thấp.
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị các loại hoa, lá, cành để thực hành.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
III. Cắm hoa dạng toả tròn.
1. Sơ đồ cắm hoa.
2. Quy trình cắm hoa.
- GV treo sơ đồ dạng cắm toả tròn lên bảng.
? So với sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính? Vị trí các bông hoa.
- GV trình bày phần chuẩn bị dụng cụ và vật liệu của mình lên bàn sau đó hướng dẫn cắm.
+ Cắm một bông hoa làm cành chính C3 giữa bình chiều dài = D.
+ Cắm 4 bông hoa khác làm cành chính C1 có chiều dài = D (chia miệng bình làm 4 phần).
+ Cắm 4 bông hoa khác làm cành C2.
+ Cắm thêm các cành hoa, lá trang trí xung quanh bình dưới dạng toả xung quanh.
( GV lưu ý HS trong quá trình thao tác cần phối hợp màu hoa sao cho phù hợp).
- HS quan sát, tìm hiểu.
- HS trả lời:
+ Độ dài các cành chính gần như bằng nha.
+ Các bông hoa nằm toả đều xung quanh.
- HS quan sát, tiếp thu.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
* Thực hành cắm hoa dạng toả tròn.
- GV phân nhóm HS tiến hành thực hành, mỗi em làm một việc.
( GV uốn nắn về bố cục, màu sắc, uốn cành, sửa cánh hoa)
? Bài cắm hoa của nhóm em thể hiện mục đích gì ? (Để ở vị trí nào? ý nghĩa của cách cắm đó?
- HS tập trung theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhau thực hành và trả lời câu hỏi.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- Trang trí thêm một số hoa, lá, cành khác cho lọ hoa đẹp hơn.
- GV yêu cầu HS thu dọn vệ sinh lớp học.
- HS thực hiện trang trí thêm cho lọ hoa.
- HS thực hiện dọn vệ sinh.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV cho HS để những lọ hoa đã thực hiện lên một bàn dài ở giữa lớp sau đó yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bình hoa của các bạn khác (ý tưởng, cách cắm bố trí hoa, trang trí…)
- GV bổ xung ý kiến và cho điểm.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị : Mỗi tổ chuẩn bị các loại hoa, lá, cành có nhiều màu sắc khác nhau đủ để cắm một bình hoa.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------***-----------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 33 - bài 14
Thực hành - Cắm hoa
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- HS vận dụng các nguyên tắc cơ bản của cắm hoa và phối hợp các dạng cắm để được một lọ hoa theo ý thích của mình
- Sau tiết học biết sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để cắm hoa trang trí cho phòng hoặc ngôi nhà của mình.
- Rèn luyện kĩ năng, ý thức thực hành, làm việc khoa học, chính xác.
II. Chuẩn bị.
- GV: H2.32SGK phóng to, một số bông hoa, lá, cành để làm mẫu, 4-5 bộ dụng cụ cắm hoa, bình hoa.
- HS: Mỗi nhóm chuẩn bị các loại hoa, lá, cành để thực hành.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về cắm hoa nghệ thuật.
- Yêu cầu HS vận dụng linh hoạt các dạng cắm hoa đã học để cắm một lọ hoa. (Có thể tùy ý chọn chiều dài và số lượng hoa, cành hoa sao cho phù hợp). Không nhất thiết phải tuân theo đầy đủ nguyên tắc cắm hoa cơ bản.
- HS quan sát, nhận xét, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- Thực hành cắm hoa dạng tự do.
- GV phân nhóm HS tiến hành thực hành, mỗi em làm một việc.
( GV uốn nắn về bố cục, màu sắc, uốn cành, sửa cánh hoa)
? Bài cắm hoa của nhóm em thể hiện mục đích gì ? (Để ở vị trí nào? ý nghĩa của cách cắm đó?
- HS tập trung theo nhóm, phân công nhiệm vụ cho nhau thực hành và trả lời câu hỏi.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc.
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
- Trang trí thêm một số hoa, lá, cành khác cho lọ hoa đẹp hơn.
- GV yêu cầu HS thu dọn vệ sinh lớp học.
- HS thực hiện trang trí thêm cho lọ hoa.
- HS thực hiện dọn vệ sinh.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV cho HS để những lọ hoa đã thực hiện lên một bàn dài ở giữa lớp sau đó yêu cầu HS nhận xét, đánh giá bình hoa của các bạn khác (ý tưởng, cách cắm bố trí hoa, trang trí…)
- GV bổ xung ý kiến và cho điểm.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập trước ở nhà chuẩn bị giờ sau ôn tập.
VI. Rút kinh nghiệm.
---------------------------***--------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 34
Ôn tập
I. Mục tiêu bài học: Thông qua tiết ôn tập, HS:
- Nắm vững những kiến thức và kĩ năng về vai trò của nhà ở đối với đời sống cong người, sắp xếp đồ đạc hợp lí, thuận tiện cho việc sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và một số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở.
- Vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng về trang trí nhà ở vào điều kiện thực tế của gia đình mình.
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở.
II. Chuẩn bị.
- GV: Hệ thống hoá kiến thức chính đã học của HS trong HKI
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS lên hệ thống lại những kiến thức chính đã học trong HKI
3. Bài mới
a. GV phát phiếu cho các nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm - trong các nội dung sau: (10 phút)
+ N1: Sắp xếp nhà ở hợp lí.
? Như thế nào là nhà ở có sự sắp xếp hợp lí?
? Sắp xếp nhà ở hợp lí có tác dụng gì? Vì sao phải sắp xếp đồ đạc hợp lí?
? Cần sắp xếp đồ đạc trong nhà ở như thế nào để hợp lí? (Phân chia khu vực trong nơi ở, sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực)
+ N2: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
? Như thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
? Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ có tác dụng gì đối với con người? (So sánh với nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh)
? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp là gì?
+ N3: Một số vật dụng dùng trong trang trí nhà ở.
? Người ta thường sử dụng những đồ vật gì để trang trí nhà ở? Tác dụng của các đồ vật đó? Cần đặt những đồ vật đó như thế nào?
+ N4: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa
? Cây cảnh và hoa có tác dụng gì đối với con người?
? Cần đặt cây cảnh và hoa ở những vị trí như thế nào? Chăm sóc chúng như thế nào?
b. GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày trước lớp nội dung được phân công. (GV uốn nắn, bổ sung, kết luận)
HĐ2: Ôn tập một số kiến thức trọng tâm của chương I. (May mặc trong gia đình)
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau (sau đó GV nhận xét, bổ sung, kết luận)
? Em hãy cho biết các loại vải thường dùng trong may mặc? Nguồn gốc và tính chất của chúng như thế nào?
? Trang phục là gì? Cho ví dụ?
? Nêu cách lựa chọn trang phục (màu sắc, hoa văn, loại vải) để mặc cho bản thân với vóc dáng béo, lùn, gầy, cao, da vàng, trắng…
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại kiến thức đã ôn tập để HS lắng nghe, tiếp thu.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, giấy kiểm tra
- Ôn tập những kiến thức đã học trong HKI
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 35
Ôn tập
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: Thông qua tiết ôn tập, HS:
- Nắm vững những kiến thức và kĩ năng về vai trò của nhà ở đối với đời sống cong người, sắp xếp đồ đạc hợp lí, thuận tiện cho việc sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và một số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở.
- Vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng về trang trí nhà ở vào điều kiện thực tế của gia đình mình.
- Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở.
II. Chuẩn bị.
- GV: Hệ thống hoá kiến thức chính đã học của HS trong HKI
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau (sau đó GV nhận xét, bổ sung, kết luận)
? Em hãy cho biết các loại vải thường dùng trong may mặc? Nguồn gốc và tính chất của chúng như thế nào?
? Trang phục là gì? Cho ví dụ?
? Nêu cách lựa chọn trang phục (màu sắc, hoa văn, loại vải) để mặc cho bản thân với vóc dáng béo, lùn, gầy, cao, da vàng, trắng…
- GV yêu cầu HS tự nhận xét bản thân và tìm loại trang phục phù hợp với vóc dáng của bản thân mình.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại những kiến thức chính đã học trong HKI cho HS tiếp thu và ghi nhớ.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập theo hệ thống kiến thức đã ôn tập trước ở nhà.
- Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập để giờ sau kiểm tra.
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 36
Kiểm tra HKI
I. Mục tiêu bài học: Sau bài GV và HS :
- Thông qua kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của HS trong HKI, từ đó GV rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp HS cải tiến cách học theo định hướng tích cực hoá người học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Đề bài, đáp áp + biểu điểm
- HS: Ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ dùng học tập.
III. Lên lớp.
1. ổn định tổ chức:
2. Tiến trình kiểm tra.
- GV nêu yêu cầu kiểm tra, sau đó phát đề cho HS:
* Đề bài, đáp án+ biểu điểm Đề kiểm tra và đáp áp các câu hỏi lấy trong hệ thống câu hỏi kiểm tra CN6/1T_HKI
- HS làm bài, GV theo dõi, giám sát, uốn nắn HS về thái độ làm bài
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 15 - Cơ sở ăn uống hợp lí
VI. Rút kinh nghiệm.
--------------------------------------***--------------------------------------
File đính kèm:
- Cong nghe 6 ki I 3 cot.doc