Giáo án môn âm nhạc – lớp 1,2,3,4,5 tuần 26

BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: HÒA BÌNH CHO BÉ.

 Nhạc và lời: Huy Trân.

Ngày dạy: 12-3-2013 Người soạn: Hồ Ngọc Hải

 I/ MỤC TIÊU: Hát thuộc lời đúng giai điệu và tiết tấu lời ca.

 HS biết đây là bài ca ngợi hòa bình, mong ước cuộc sống yên vui cho các em bé. Bài hát do nhạc sĩ Huy Trân sáng tác.

 HS biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca.

 II/ CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài Hòa bình cho bé.

 Đàn Organ, thanh phách , song loan, trống, bảng phụ chép lời ca.

 Tranh ảnh minh họa hình ảnh chim bồ câu trắng tượng trưng cho hòa bình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn âm nhạc – lớp 1,2,3,4,5 tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
he nhạc. GV cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca ( có thể thay thế bằng một trích đoạn nhạc không lời). Sau khi nghe xong , đặt câu hỏi cho các em trả lời. - Em hãy nêu tên bài hát và tên tác giả bài hát này? - Em có cảm nhận gì khi nghe xong bài hát? Cho HS nghe lại bài hát lần thứ 2. GV nhận xét tiết học, dặn các em về nhà tập hát và múa phụ họa cho nhuần nhuyễn. Xem trước bài Tiếng hát bạn bè mình để tiết sau học. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN : ÂM NHẠC. LỚP: 3. TIẾT THỨ: 52. TUẦN: 26. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ. NGHE NHẠC. I/ MỤC TIÊU: HS tiếp tục học lời 2; trình bày bài hát thuần thục kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa. Tập biểu diễn bài hát. Nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca để có thêm kiến thức và nâng cao việc cảm thụ âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Nhạc cụ thanh phách, song loan, trống nhỏ.Đàn Organ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Hoạt động 1: GV đệm đàn cho HS hát ôn lại lời 1 của bài hát. + Dạy hát lời 2, có thể cho HS dựa vào lời 1 để hát lời 2. Nếu HS không hát được thì bày cho các em từng câu hát ngắn theo lối móc xích. Nhắc nhở HS hát đúng những tiếng có luyến trong lời 2 và nghỉ chỗ có dấu lặng đơn sau mỗi câu. Cho HS hát lời 2 của bài hát 1 lần. Cho HS hát cả bài gồm lời 1 và lời 2, vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp 2. 2/ Hoạt động 2: * Hát kết hợp động tác vận động phụ họa. GV hát và làm mẫu cho HS thấy, sau đó cho HS vừa hát vừa vận động theo. GV vừa hát vừa vận động và chú ý sửa sai cho các em làm chưa đúng. Cho HS hát kết hợp vận động phụ theo từng tổ, sau đó cho từng nhóm hoặc những em HS khá lên biểu diễn trước lớp. 3/ Hoạt động 3: * Nghe nhạc. GV cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca ( có thể thay thế bằng một trích đoạn nhạc không lời). Sau khi nghe xong , đặt câu hỏi cho các em trả lời. - Em hãy nêu tên bài hát và tên tác giả bài hát này? - Em có cảm nhận gì khi nghe xong bài hát? Cho HS nghe lại bài hát lần thứ 2. 4/ Củng cố- Dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn các em về nhà tập hát và múa phụ họa cho nhuần nhuyễn. Xem trước bài Tiếng hát bạn bè mình để tiết sau học. __________________________________ GIÁO ÁN MÔN : ÂM NHẠC. LỚP: 4. TIẾT THỨ: 51. TUẦN: 26. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN. Nhạc và lời: Phạm Tuyên. S:025, T:100. Ngày dạy: 11 - 03 – 2012 I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời 1.Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách bài hát. Biết tác giã là Phạm Tuyên II/ CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về cảnh núi rừng ở Tây Nguyên và những chú voi ( nếu có), nhạc cụ gõ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC; HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. GV giới thiệu bài và xuất xứ của bái hát: Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát nói về chú voi con rất dễ thương, chú sống ở Bản Đôn, một địa danh ở tỉnh Đăk- Lăk. Bài hát này do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trong 1 chuyến đi thực tế ở Đắc Lắc (Tây Nguyên) năm 1983. Khi đến Buôn Đôn thì những con voi đều đi làm việc, chỉ con những chú voi bé nhỏ chưa đến tuổi lao động ở nhà. Ông viết bài hát này dựa trên nét dân ca Ê- đê. Bài hát cừa ra đời đã được dân làng, nhất là những em nhỏ ở Tây Nguyên nồng nhiệt đón nhận. Sau nhiều năm bài hát càng được phổ biến rộng rãi. Người dân Buôn Đôn rất tự hào có bài hát này. GV đệm đàn và hát mẫu cho các em nghe. GV đọc lại lời ca và giải thích 1 số từ khó. HS đọc lời ca theo tiết tấu. Dạy cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Cần hát đúng những tiếng luyến trong bài như: Chú, với, ơi, đôi, khắp, buôn, chú, theo, ơi, thân, buôn, voi. Sau khi bày xong lời 1 cho HS hát lại 1 lần, dựa lời 1 hát tiếp lời 2. Cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách một vài lần. 2/ Hoạt động 2: Củng cố bài hát. GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng và hòa giọng như sau:( cả lớp). - Một HS hát: “ Chú voi con.................ham chơi”. - Cả lớp hòa giọng: “ Voi con ơi...............làng của ta”. - Một HS hát: “ Chú voi con...............nhịp chiêng vui”. - Cả lớp hòa giọng: “ Voi con ơi..............Voi ơi, voi ơi”. Cho mỗi tổ tự trình bày cách hát trên một lần GV nhận xét đánh giá. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? Chú voi con ở Bản Đôn. - Nhạc và lời của ai? Phạm Tuyên. - Giai điệu của bài hát như thế nào? Hơi nhanh, vui, nhí nhảnh. - Bản Đôn là địa danh thuộc tỉnh nào? Đăk-Lăk. Về nhà hát cho thuộc bài hát và tìm động tác phù hợp để phụ họa cho nội dung bài hát. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS thực hiện. - HS hát và gõ đệm - HS hát lĩnh xướng. - HS trả lời. - HS lắng nghe và ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN: ÂM NHẠC LỚP: 4 . TIẾT THỨ: 52. TUẦN: 26. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN. Ngày dạy: 06; 08 - 3 – 2012 I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời 1.Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách bài hát. Biết tác giã là Phạm Tuyên II/ CHUẨN BỊ: .Đàn, nhạc cụ thanh phách, song loan. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀHỌC: 1/ Hoạt động 1: GV đàn lại giai điệu bài hát đã học cho các em nghe. HS hát nhẩm theo. - Gọi 1 vài HS kiểm tra lời 1 của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. - Cho các em ôn lại 2 lời của bài hát và trình bày cả bài theo cách hát lĩnh xướng và hòa giọng. + GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc, sau đó từng tổ trình bày kết hợp gõ đệm. 2/ Hoạt động 2: Trong bài Chú voi con ở Bản Đôn, sử dụng cách gõ đệm bằng 2 âm sắc như sau: Tay phải gõ nốt thứ nhất và thứ 2, tay trái gõ nốt thứ 3. Liên tục lặp lại như thế cho đến hết bài. Trong cách gõ này, 2 tay sẽ tạo nên 2 âm sắc khác nhau.(VD: tay phải gõ trống nhỏ, tay trái gõ song loan hoặc tay phải cầm bút chì gõ, tay trái vỗ nhẹ xuống bàn) theo tiết tấu lời ca cho bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. GV chọn 1 vài HS khá thể hiện bài hát và động tác phụ họa đã chuẩn bị. Cho cả lớp cùng trình bày bài hát vừa hát vừa thể hiện động tác phụ họa. Củng cố và kiểm tra những kiến thức đã học. GV chỉ định 1-2 HS trình bày 1 trong 2 lời bài Chú voi con ở Bản Đôn. GV nhận xét đánh giá. TIẾT THỨ: 51. TUẦN: 26. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. Nhạc và lời: Thanh Sơn. S: 006; T: 95. Ngày dạy: 11 - 3 -2013. Người soạn: Hồ Ngocj Hải I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng nhạc và lời bài Em vẫn nhớ trường xưa, thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép, trường độ 4 nốt móc kép. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan..., tranh SGK phóng to. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Em vẫn nhớ trường xưa. - GV giới thiệu: Hôm nay các em tiếp tục học 1 bài hát viết về mái trường đó là bài Em vẫn nhớ trường xưa của tác giả Thanh Sơn. Bài hát thể hiện khung cảnh thanh bình và thân quen của mái trường, nơi các thầy cô đã dạy dỗ, nâng bước chúng ta khi còn tuổi thơ. Nhạc sĩ Thanh Sơn sinh năm 1942, quê gốc ở Bình Dương. + GV đệm đàn và hát mẫu cho các em nghe. GV dạy cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích trong từng đoạn. Đoạn 1 cần hát đúng trường độ nốt móc đơn chấm dôi và nốt móc kép. Đoạn 2 hát đúng trường độ chùm nốt móc kép.Trong khi dạy hát từng đoạn GV lắng nghe để sửa những chỗ các em hát sai. Sau khi bày xong cho cả lớp hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách, đúng phách mạnh và phách nhẹ. 2/ Hoạt động 2: Luyện tập bài hát. + Chia lớp thành 4 tổ, để hát nối tiếp các câu kết hợp gõ đệm theo phách. + Chia lớp thành 2 dãy. Đoạn 1 hát đối đáp, mỗi dãy hát 1 câu. Đoạn 2 hát đồng ca, trong khi hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay đệm theo phách.( Đoạn 1 gõ đệm theo nhịp , đoạn 2 gõ đệm theo phách). * Chọn một vài HS khá lên biểu diễn trước lớp. Thể hiện sắc thái vui, tha thiết, hồn nhiên. 3/ Hoạt động 3: Phần kết thúc. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? . - Nhạc và lời của ai? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Nội dung bài hát nói lên điều gì - Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì? Bài hát em vừa học có hình ảnh nào giống với ngôi trường của em? Em hãy kể tên những bài hát nói về chủ đề nhà trường? Về nhà tập hát cho thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động tác thích hợp để phụ họa nội dung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. Em vẫn nhớ trường xưa Thanh Sơn. Vui tươi , tha thiết, hồn nhiên.? Khung cảnh thanh bình và thân quen của mái trường. Yêu quí mái trường bạn bè và thầy cô giáo. HS tự trả lời. ( Đi tới trường, Trên con đường đến trường, Em yêu trường em, Bài ca đi học...). - HS lắng nghe, ghi nhớ. GIÁO ÁN MÔN: ÂM NHẠC LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 52. TUẦN: 26. BÀI DẠY: ÔN LUYỆN BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA. Ngày dạy: 11 - 3 -2013. Người soạn: Hồ Ngọc Hải I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Em vẫn nhớ trường xưa. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách, song loan III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Hoạt động 1: GV đàn lại giai điệu cho HS nghe, sau đó cho cả lớp hòa giọng kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách. GV chia lớp thành 2 nhóm, tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ theo phách. + Lĩnh xướng 1 HS hát: Trường làng em......................thấy vui êm đềm. + Đối đáp. Nhóm 1: Tình quê hương gắn liền yêy thương . Nhóm 2: Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường. Nhóm 1: Thầy cô em đã dạy cho em. Nhóm 2: Yêu nước yêu quê và yêu gia đình. + Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia............................em vẫn nhớ trường xưa. GV hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát. 2/ Hoạt động 2: - Hát kết hợp vận động theo nhạc. + GV cho HS biểu diễn trước lớp theo hình thức song ca, tốp ca. 3/ Củng cố-Dặn dò: Cho các em hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm theo phách. Về nhà xem trước bài TĐN số 8. _____________________________________

File đính kèm:

  • docGA nhac t 25.doc
Giáo án liên quan