1. Giới thiệu. ( 5')
- Cho học sinh xem tranh và giới thiệu:
- Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền .
- Trong tranh phong cảnh còn có thể vẽ thêm người và các con vật (gà, trâu .) cho sinh động.
2. Hướng dẫn học sinh xem tranh (20')
* Tranh Đêm hội (tranh màu nước của Võ Đức Hoàng Chương, 10 tuổi).
- Hướng dẫn học sinh xem tranh và trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những gì?
+ Màu sắc của tranh như thế nào?
* Tranh có nhiều màu tươi sáng và đẹp.
* Bầu trời màu sẫm làm nổi màu của pháo hoa và các mái nhà.
+ Em nhận xét gì về tranh Đêm hội?
- Tranh Đêm hội của bạn Hoàng Chương là
tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là một “Đêm hội”.
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Hồ Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màu cần có đậm, có nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành. ( 20')
- Quan sát từng học sinh làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết.
- Khuyến khích học sinh sử dụng màu theo cảm nhận của tuổi thơ để bài vẽ có màu sắc đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. ( 4')
- Gợi ý học sinh nhận xét và chọn những bài vẽ màu đẹp theo ý mình.
- Bổ sung, đánh giá và xếp loại các bài vẽ
* Dặn dò. ( 1')
- Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh.
- Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ và thiếu nhi.
- Học sinh theo dõi.
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên theo cảm nhận riêng của mình.
* Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng.
* Cảnh vật ban đêm dưới ánh sáng đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh.
- Quan sát, nhận xét.
- Học sinh làm bài thực hành vào vở.
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
- Thực hiện
=========T]T========
Nam Dinh, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Lớp 4
bài 9: Vẽ trang trí
VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: Hiểu hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản.
- Kỹ năng: Biết cách vẽ đơn giản được một hoặc hai bông hoa, chiếc lá.
Vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.
* HS khá, giỏi: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: - Tranh hoặc ảnh một vài loại hoa, lá đơn giản có hình dáng, màu sắc đẹp.
- Một vài loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp để làm mẫu vẽ.
- Bài vẽ trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá đơn giản.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
Học sinh: - Vở Tập vẽ, bút chì, màu vẽ.
- Một vài loại hoa, lá thật có hình dáng, màu sắc đẹp.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài. ( 1')
- Trong thiên nhiên xung quanh chúng ta có rất nhiều loại hoa đẹp. Bông hoa làm đẹp thêm cho cuộc sống của chúng ta. Hôm nay chúng ta hãy đưa những nét đẹp đó vào bài trang trí của chúng ta.
Hoạt động 1: ( 4')
* Quan sát, nhận xét.
- Hoa, lá làm đẹp và giúp ích cho cuộc sống của chúng ta.
- Hoa, lá làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Giới thiệu một số hình ảnh và mẫu các loại hoa, lá, một số bài trang trí có sử dụng họa tiết hoa, lá. Để học sinh thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc và có thể sử dụng trong môn trang trí. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra đặc điểm của các loại cây đó.
+ Tên của bông hoa, chiếc lá.
+ Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá.
+ Màu sắc của mỗi loại hoa, lá.
+ Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số loại hoa, lá.
+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết.
- Cho học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai hình (hình hoa, lá thật và hình hoa, lá được vẽ đơn giản)
* Khi sử dụng hình hoa, lá trong bài trang trí chúng ta cần vẽ cân đối và đẹp. Chính vì vậy khác với vẽ theo mẫu, các em cần bỏ bớt những chi tiết rườm rà, phức tạp, gọi là vẽ đơn giản.
Hoạt động 2: ( 5')
* Cách vẽ đơn giản hoa, lá.
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và tranh, ảnh đã chuẩn bị để các em nhận ra một số hoa, lá cây.
+ Vẽ khung hình chung của hoa, lá trước (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác...)
+ Có thể kẻ các đường trục đối xứng.
+ Ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của cánh hoa, lá bằng nét thẳng.
+ Chỉnh lại các nét vẽ và tẩy những nét bị thừa. Vẽ đơn giản nhưng phải rõ đặc điểm, hình dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: ( 20')
* Thực hành.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ hoa, lá cây của học sinh năm trước.
- Gợi ý học sinh làm bài:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy ở vở tập vẽ.
+ Vẽ màu.
- Quan sát lớp.
Hoạt động 4: ( 4')
* Nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ:
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Đặc điểm, hình dáng (đơn giản, rõ)
+ Màu sắc tuỳ ý.
- Bổ sung đánh giá và xếp loại các bài vẽ.
* Dặn dò. ( 1')
- Các em cần bảo vệ và chăm sóc cây cối, hoa, lá xung quanh chúng ta như : trường học, xóm làng,...
- Quan sát đồ vật có dạng hình trụ.
- Học sinh theo dõi.
- Quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác.
+ Giống nhau về hình dáng, đặc điểm.
+ Khác nhau về các chi tiết, màu sắc.
- Học sinh theo dõi các bước hướng dẫn của giáo viên.
- Quang sát cách vẽ tranh.
- Xem một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
- Học sinh làm bài thực hành vào vở.
- Chọn bài vẽ mà mình ưa thích.
- Quan sát và liên hệ với bài vẽ của mình.
- Đánh giá, nhận xét bài tập.
- Thực hiện
Nam Dinh, ngày 10 tháng 10 năm 2011
BÀI 9. THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu.
- Kiến thức: Hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam.
- Kỹ năng: Có cảm nhận vẽ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc.
- Thái độ: Yêu quý và có ý thức gìn gìn di sản văn hoà dân tộc.
* HS khá, giỏi: Lựa chọn được tác phẩm mình yêu thích, thấy được lý do tại sao thích.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: - Máy chiếu powerpoint
Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh về điêu khắc.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Slide
* Ổn định lớp: (1p)
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Kiểm tra bài củ.
Tiết trước chúng ta đã học bài gì?
- Nêu các bước tiến hành 1 bài vẽ theo mẫu Hình trụ và hình cầu?
* Giới thiệu bài mới: (4)
- Giới thiệu các tác phẩm điêu khắc dân gian, các bức tượng nhỏ, phù điêu... đã chuẩn bị.
- Cho học sinh quan sát, nhận xét.
+ Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật có tượng và phù điêu. Chất liệu của điêu khắc là gỗ, đất, đá, thạch cao, ximăng...
Hoạt động 1: ( 10')
* Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ.
- Thế nào là điêu khắc dân gian.
+ Điêu khắc dân gian có từ lâu đời, thường không rõ tên tác giả. Được truyền từ đời này sang đời khác cũng như dân ca, ca dao, tục ngữ trong văn học.
+ Điêu khắc dân gian Việt Nam có ở khắp nơi: đình, chùa, các lăng tẩm... về nghệ
thuật được đánh giá cao ở trong nước cũng như quốc tế.
+ Điêu khắc dân gian miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường, nội dung phong phú, hình thức giản dị với những hình khối chắc khoẻ, nét chạm phóng khoáng tạo nên vẻ đẹp riêng của nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam.
+ Chất liệu của điêu khắc rất phong phú: gỗ, đất, đá, thạch cao, ximăng... đôi khi quý hiếm như vàng, bạc...
- Cho học sinh nhớ lại một số hình tuợng điêu khắc dân gian tại thành phố (các chùa, lăng vua...).
Hoạt động 2. ( 15')
* Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng.
Cho học sinh xem các hình trên máy và quan sát vào SGK để thảo luận nhóm theo phiếu bài tập:
+ Em hãy nêu tên pho tượng, chất liệu, xuất xứ của pho tượng ở đâu?
+ Em hãy nêu tên bức phù điêu, chất liệu, xuất xứ của pho tượng ở đâu?
+ Tượng:
* Tượng Phật A di đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh)
- Pho tượng được tạc bằng đá.
+ Các hình ảnh của pho tượng?
* Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh)
- Pho tượng được tạc bằng gỗ.
+ Các hình ảnh của pho tượng?
- Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất của Việt Nam.
* Tượng Vũ nữ Chăm (Quảng Nam)
- Tượng được tạc bằng đá.
+ Các hình ảnh của pho tượng?
- Tượng Vũ nữ Chăm là một trong những pho tượng cổ đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm.
* Phù điêu:
* Chèo thuyền (đình Cam Đà, Hà Tây)
- Phù điêu được chạm trên gỗ.
+ Các hình ảnh của phù điêu?
* Đá cầu (đình Thổ Tang, Vĩnh phúc)
- Phù điêu được chạm trên gỗ.
+ Các hình ảnh của phù điêu?
* Thực tế.
- Đặt các câu hỏi để học sinh liện hệ thực tế:
- Ở quê hương ta có pho tượng cổ gì?
- Tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên”.
+ Hình 1? Hình 2?
+ Hình 3?
+ Hình 4? Hình 5?
+ Em hãy nêu cảm nhận của em khi quan sát các tác phẩm đó?
* Bổ sung các ý kiến và kết luận:
Các tác phẩm điêu khắc thường có ở các lăng tẩm, đình chùa... Điêu khắc cổ được đánh giá rất cao về mặt nội dung và nghệ thuật. Mọi người cần giữ gìn và bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ.
Hoạt động 3. ( 4')
* Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có chuẩn bị bài và trả lời tốt các câu hỏi.
* Dặn dò. ( 1')
- Qua bài học các có thể tìm hiểu rõ hơn về các bức tượng. Biết giữ gìn và bảo vệ các bức tượng đó.
- Sưu tầm ảnh chụp tượng, phù điêu...
- Mang đầy đủ dụng cụ học tập đi học tiết học tuần sau, bài “Trang trí đối xứng qua trục”.
Kết thúc giờ học
- HS trưng bày đồ dùng học tập.
- Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- Có 4 Bước:
+ Ước lượng tỷ lệ, phác khung hình.
+ Phác nét cơ bản của từng bộ phận.
+ Sửa hình cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt.
- HS xem lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát và nhận xét các tác phẩm điêu khắc dân gian đã chuẩn bị.
- Học sinh xem các tác phẩm điêu khắc dân gian qua giới thiệu.
Học sinh theo dõi.
- Học sinh nêu tên một số hình tuợng điêu khắc dân gian tại thành phố (các chùa, lăng vua...).
- Quan sát máy cùng SGK để thảo luận nhóm theo câu hỏi ở phiếu bài tập.
- TL +Tượng Phật A di đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh)
+ Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh)
+ Tượng Vũ nữ Chăm (Quảng Nam)
+ Chèo thuyền (đình Cam Đà, Hà Tây.
+ Đá cầu (đình Thổ Tang, Vĩnh phúc)
- Tượng Phật ngồi trên toà sen, khuôn mặt biểu hiện vẻ dịu dàng đôn hậu của Đức Phật.
- Tượng có nhiều con mắt và nhiều cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của Đức Phật có thể nhìn thấy hết nổi khổ của mọi người để ra tay cứu giúp. Các cánh tay được xếp thành những vòng tròn như ánh hào quang, trong lòng mỗi bàn tay là một con mắt.
- Tượng diễn tả một phụ nữ đang múa. Bố cục cân đối, hình khối chắc khoẻ nhưng rất mềm mại.
- Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng người khoẻ khoắn và sinh động.
- Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội tươi vui.
- Trả lời theo nhận biết của mình.
- Tượng phật bà tám tay.
- Chơi trò chơi “Nhìn hình đoán tên”.
- Trả lời theo hình.
- Trả lời theo hình.
- Trả lời theo hình.
- Trả lời theo cảm nhận.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe nhận xét dặn dò.
Slide 2
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
S
lide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
Slide 16
Slide 17
Slide 18
Slide 19
Slide 20
File đính kèm:
- tuan 9 chuan cu meo.doc