Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 5 - Trường TH Lê Văn Tám - Năm học 2012-2013

HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. - GV treo tranh ảnh 1 số con vật, đặt câu hỏi: + Con vật trong tranh có tên gọi là gì ? + Con vật có nhũg bộ phận nào ? +Hình dáng khi chạy nhảy có thay đổi không +Kể thêm 1 số con vật mà em biết ? - GV cho xem bài của HS năm trước. HĐ2:Hướng dẫn HS cách nặn, vẽ, xé dán. - GV y/c HS nêu các bước tiến nặn, cách vẽ, cách xé dán ? 1.Cách nặn: GV hướng dẫn theo 2 cách nặn. Cl: Nặn từng bộ phận và chi tiết của Con vật rồi ghép đính. C2: Nhảo thành 1 thỏi đất rồi nặn.

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Tuần 5 - Trường TH Lê Văn Tám - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Gv, hs quan sát nhận xét. 2. Phần cơ bản: a, Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp - Cán sự điều khiển hs tập, Gv quan sát, sửa sai. - Từng tổ về vị trí tập luyện, tổ trưởng điều khiển, Gv quan sát sửa sai cho hs. - Tập củng cố: Gv điều khiển hs tập b, Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”: - Gv nêu tên, tập trung hs vào đội hình chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi - Hs chơi thử - Hs chơi chính, Gv điều khiển trò chơi 3. Phần kết thúc: - Thả lỏng: Hs hát và vỗ tay theo nhịp - Gv cùng hs hệ thống bài học - Gv nhận xét tiết học - Dặn dò: ôn ĐHĐN - Xuống lớp x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV Từng tổ về vị trí tập luyện x x x x x x 1 3 2 4 x x x x x x 1 3 CB XP 2 4 GV x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( Tiết 1) I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản than và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. - N trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. - KN lắng nghe người khác trình bày ý kiến II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các tranh ảnh, mẫu chuyện liên quan. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Bài mới: a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến. b.Nội dung: *Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”-Nhận xét tranh VBT (trang 8) -GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xét về đồ vật, bức tranh đó. -GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. -Yêu cầu HS quan sát và nhận xét tranh VBT (trang 8) - GV kết luận: Tranh vẽ các bạn trong lớp đang đưa tay phát biểu ý kiến, cô giáo rất vui và ủng hộ các bạn bày tỏ ý kiến của mình *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Tình huống-Câu hỏi) -GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận các tình huống trong SGK. -GV nêu yêu cầu câu 2: +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? -GV kết luận: *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9) -GV nêu cầu bài tập 1: Nhận xét về những hành vi, vệc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau: +Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. +Để chuẩn bị cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. +Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. -GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10) -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) a) Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em b) Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. c) Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. d) Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. đ) Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được thực hiện -GV yêu cầu HS giải thích lí do. -GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước. 4.Củng cố - Dặn dò Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em. -HS thảo luận: +Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không? -HS nêu nhận xét a) Tranh vẽ gì? b) Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì? c) Thái độ của cô giáo như thế nào trước mong muốn bày tỏ ý kiến của các bạn -HS thảo luận nhóm. ̣Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng? Nhóm 2: Em sẽ làm gì khi bị cô giáo hiểu lầm và phê bình? ̣Nhóm 3: Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc? ̣Nhóm 4: Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? -Đại diện từng nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Cả lớp thảo luận. - Vài HS trình bày ý kiến. -HS làm bài vào VBT-Bài tập 2 -HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng. -HS trình bày, giải thích từng trường hợp -HS bày tỏ ý kiến qua các thẻ màu (đã quy ước) -HS giải thích. - học sinh lắng nge dặn dò. THỦ CÔNG: KHÂU THƯỜNG (tiết 2) I/ MỤC TIÊU: -Biết cách cầm vải, kim, lên kim, xuống kim khi khâu. -Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa cách đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ đồ dùng kĩ thuật khâu, thêu - HS: Bộ đồ dùng kĩ thuật khâu, thêu III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1:-Khởi động - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của học sinh - Giới thiệu, ghi đầu bài HĐ2: Thực hành khâu - Yêu cầu HS nhắc lại kĩ thuật khâu thường, kẻ đường vạch dấu: + Cách cầm vải: Tay trái cầm vải, lòng bàn tay hướng lên trên + Cách lên kim, xuống kim: Tay phải cầm kim, các mũi lên xuống đều đặn. Khâu từ phải sang trái + Thắt nút sau khi khâu và dùng kéo cắt chỉ. - Cho HS thực hành HĐ3: Đánh giá, nhận xét - Đưa tiêu chí đánh giá: + Đường vạch dấu thẳng, cách đều mép vải + Các mũi khâu đều, không bị chun + Hoàn thành đúng thời gian - Yêu cầu HS tự đánh giá - Đánh giá từng bài của HS HĐ4. Củng cố, dặn dò: - Củng cố bài, nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà tự khâu vá. - Hát -HS chuẩn bị đồ dùng - Cả lớp theo dõi - 2 HS nhắc lại, lớp nhận xét, bổ sung - Thực hành - Nghe tiêu chí - Các bàn tự đánh giá - Trưng bày sản phẩm lên bàn THỦ CÔNG: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (tiết 1) I/ MỤC TIÊU: - Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. - Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. *(Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công, tranh quy trình. - Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tổ chức thi đua gấp con ếch. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - Giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng. + Hình dạng, màu sắc lá cờ? + Ngôi sao được dán như thế nào? Cánh ra sao? - Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng? + Ta thường treo cờ vào dịp nào? Ở đâu? - Kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. - Treo quy trình - yêu cầu HS nhận xét các bước. - Vừa thao tác vừa hướng dẫn từng bước: * Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh. - Cắt một hình vuông có cánh 8 ô (màu vàng). Gấp làm 4 phần bằng nhau lấy điểm giữa O. Mở một đường gấp đôi ra, để lại đường gấp AOB. Đánh dấu điểm D cách điểm C một ô (H.2). Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp OD (H.3). - Gấp cạnh OA vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp OA trùng với mép OD (H.4). - Gấp đôi H.4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau (H.5). * Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh - Đánh dấu 2 điểm trên 2 cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng: điểm 1 cách điểm O 1 ô rưỡi, điểm K nằm bên cạnh đối diện cách điểm O 4 ô. - Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo (H.6). - Dùng kéo cắt theo đường kẻ đó, mở ra được ngôi sao 5 cánh. * Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đó để được lá cờ đỏ sao vàng. - Làm lá cờ: Vẽ rồi cắt một hình chữ nhật dài 12 ô, rộng 14 ô (màu đỏ). - Gấp hình chữ nhật làm 4, đánh dấu giữa hình. - Dán ngôi sao vàng vào điểm giữa trên tờ màu đỏ cho phẳng. (H.8). Củng cố, dặn dò: - Dặn dò: HS về nhà tập gấp, cắt ngôi sao 5 cánh; - Nhận xét tiết học. - HS hát - 4 HS - Nhận xét bạn - HS quan sát – nhận xét. - Trả lời. - HS quan sát. Chú ý lắng nghe. - học sinh láng nghe dặn dò. THỦ CÔNG: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU : Biết cách gấp máy bay đuôi rời. Gấp được nhanh máy bay đuôi rời. Học sinh yêu thích gấp hình. II/ CHUẨN BỊ : *.Giáo viên : Quy trình gấp máy bay đuôi rời, mẫu gấp. *.Học sinh : Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. -Giới thiệu mẫu máy bay đuôi rời. -Em có nhận xét gì về hình dáng đầu, cánh, thân, đuôi máy bay. -Mở phần đầu cánh máy bay cho HS thấy tờ giấy ban đầu là hình vuông. -Đặt tờ giấy làm thân, đuôi và đầu cho HS nhận xét. Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu. Bước 1 : Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật ( xem STK/ tr 199-202) Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay. Bước 3 : Làm thân và đuôi máy bay. Bước 4 : Lắp máy bay hồn chỉnh và sử dụng. Củng cố : Nhận xét tiết học. Dặn dò:Thao tác gấp nhiều lần. -Quan sát. -Nhận xét -Nhận xét : Phần hình vuông : gấp đầu, cánh máy bay.Hình chữ nhật gấp đuôi. -Thao tác theo hướng dẫn của giáo viên. -1-2 em thao tác lại các bước gấp -Tập gấp.

File đính kèm:

  • docGIAO AN MT TUAN 5 20122013 CKTKN.doc