- Giáo viên yêu cầu học sinh kể về những ngày hội ở quê hương hoặc về những lễ hội mà em biết . Ví dụ : Hội Đền Hùng ( Phú Thọ ) , hội chọi Trâu ( Đồ Sơn ) , hội Lim ( Bắc Lim ) , hội làng , .
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại các hoạt động trong dịp lễ hội . Ví dụ : đấu vật , trọi gà , kéo co ,đua thuyền , múa rồng , chơi đu ,
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh ảnh về lễ hội do giáo viên chuẩn bị hoặc ở sách giáo khoa rồi tóm tắt : Trong những dịp lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau .
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán .
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tiểu học - Bài 29 - Trường Tiểu học Tam Hoà - Nguyễn Thị Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mĩ thuật Bài 29
Tập nặn tạo dáng
Đề tài ngày hội
9
A. MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội .
Học sinh biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài .
Học sinh yên mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán .
B. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên :
Sách giáo khoa ,Sách giáo viên .
Sưu tầm tranh ,ảnh về ngày hội .
Sưu tầm một số hình ảnh của nghệ nhân về đề tài ngày hội ( nếu có ) .
Bài nặn của học sinh lớp trước .
Đất nặn hoặc giấy màu , hồ dán .
2.Học sinh :
Sách giáo khoa .
Sưu tầm tranh ,ảnh về ngày hội .
Đất nặn hoặc giấy màu , hồ dán .
C. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Giới thiệu bài .
I. Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài .
Giáo viên yêu cầu học sinh kể về những ngày hội ở quê hương hoặc về những lễ hội mà em biết . Ví dụ : Hội Đền Hùng ( Phú Thọ ) , hội chọi Trâu ( Đồ Sơn ) , hội Lim ( Bắc Lim ) , hội làng ,.
Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại các hoạt động trong dịp lễ hội . Ví dụ : đấu vật , trọi gà , kéo co ,đua thuyền , múa rồng , chơi đu ,
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh ảnh về lễ hội do giáo viên chuẩn bị hoặc ở sách giáo khoa rồi tóm tắt : Trong những dịp lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau .
Giáo viên yêu cầu một số học sinh chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán .
II. Hoạt động 2 : Cách nặn .
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính , phụ để nặn .
Giáo viên nhắc nhở học sinh nhớ lại cách nặn đã học và nặn một hình nặn cho học sinh quan sát từng thao tác :
Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất .
Nặn thêm các hình ảnh phụ và các chi tiết .
Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình gợi ý ở sách giáo khoa để các em nắm được cách nặn
Lưu ý :
Giáo viên nhắc học sinh tìm và nặn các chi tiết đặc trưng cho ngày hội như : khăn , áo ,cờ ,trống , và tạo các dáng sinh động cho hình nặn .Nên nặn nhiều dáng người và các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo nội dung để tạo không khí tưng bừng , vui tươi của ngày hội .
III. Hoạt động 3 : Thực hành .
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành như sau :
Nặn theo cá nhân .
Nặn theo nhóm ( mỗi nhóm 3-4 học sinh ) . Các nhóm trao đổi , tự chọn nội dung ,tìm hình ảnh rồi phân công mỗi thành viên trong nhóm nặn một vài hình để sắp xếp theo đề tài .
Giáo viên quan sát , gợi ý , bổ sung cụ thể cho từng cá nhân hoặc nhóm để giúp các em hoàn thành bài ở lớp .
Các nhóm , cá nhân nặn rồi sắp xếp các hình nặn theo đề tài . Giáo viên gợi ý cho học sinh chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung hoạt động và tạo được sự hài hoà , liên kết trong nhóm hình nặn .
Lưu ý :
Giáo viên khuyến khích các nhóm , cá nhân nặn theo những nội dung khác nhau và tìm ra cách thể hiện sinh động , hấp dẫn bài nặn của lớp phong phú . Cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nặn nhanh , nặn đẹp để tạo không khí học tập sôi nổi , hứng thú .
Nếu chưa có điều kiện nặn , Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ hoặc xé dán theo nhóm vào giấy khổ lớn để có thể chọn những bài đẹp ĐDDH .
VI. Hoạt động 3 : Nhận xét ,đánh giá .
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát ,nhận xét một số bài về :
Hình nặn ( rõ đặc điểm ) .
Tạo dáng ( sinh động , phù hợp với các hoạt động ) .
Sắp xếp các hình nặn (rõ nội dung đề tài ).
Giáo viên giợi ý học sinh xếp loại theo cảm nhận riêng .
Giáo viên nhận xét chung về tiết học , khen ngợi những nhóm , cá nhân có bài nặn đẹp . Chọn một số bài để làm ĐDDH .
Lưu ý :
Với các bài vẽ ,xé dán ,Giáo viên cũng tổ chức cho học sinh nhận xét xếp loại như đã hướng dẫn ở các bài đã học .
Dặn dò :
Sưu tầm một số đầu báo chí , báo tường .
File đính kèm:
- B¢i 29 Tập nặn tạo d£ng-Đề t¢i ng¢y hội.doc