1.MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt nam
1.2.Kỹ năng:
_Hs thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam
1.3.Thái độ:
_Hs có thái độ yêu qúy, trân trọng và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
2.TRỌNG TÂM:
_Hs biết thêm về nền mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam,từ đó có ý thức trân trọng,bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên :
_Túi thổ cẩm,ảnh Tháp Chàm,Thánh địa Mỹ Sơn
2.2.Học sinh:
_Xem trước bài. Bảng phụ
4.TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
9a1
9a2
4.2.Kiểm tra miệng:
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 13: Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13
Tuần dạy: 13
Bài :
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người
ở việt nam
1.MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức:
_Hs hiểu sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt nam
1.2.Kỹ năng:
_Hs thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam
1.3.Thái độ:
_Hs có thái độ yêu qúy, trân trọng và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
2.TRỌNG TÂM:
_Hs biết thêm về nền mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam,từ đó có ý thức trân trọng,bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
3.CHUẨN BỊ
3.1.Giáo viên :
_Túi thổ cẩm,ảnh Tháp Chàm,Thánh địa Mỹ Sơn
2.2.Học sinh:
_Xem trước bài. Bảng phụ
4.TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức và kiểm diện
9a1
9a2
4.2.Kiểm tra miệng:
Gv thu bài vẽ trang trí hội trường ,chọn 3 bài để nhận xét và chấm điểm:
+Bố cục:mảng hình,mảng chữ cân đối,không quá cao hoặc quá thấp (3 đ)
+Chữ viết,hình ảnh:phù hợp với tính chất buổi lễ(4 đ)
+Màu sắc:hài hòa,làm nổi rõ tên buổi lễ (3 đ)
4.3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Đất nước Việt Nam,ngoài dân tộc Kinh,còn có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống.Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng,tạo nên sự phong phú,đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mỹ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu vài nét khái quát :
_ Gv đặt câu hỏi gợi ý:
?Kể tên một số dân tộc mà em biết?
=>H’mông,Dao,Tày,Nùng,Thái,Bana...
?Các dân tộc trên đất nườc hàng nghìn năm nay dã sinh sống với một tinh thần như thế nào?
=>Họ luôn cùng nhau kề vai sát cánh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên khắc nghiệt.
_Gv: Bên cạnh những đặc điểm chung về kinh tế và xã hội,mỗi cộng đồng dân tộc trên đất nước Việt Nam lại có những nét riêng về văn hóa.Và điều đó cũng đã tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc, phong phú về hình thức và sinh động về nội dung của nền văn hóa dân tộc ít người
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu một sồ loại hình và đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
1.Tranh thờ và thổ cẩm:
*Tranh thờ:
?Tranh thờ là loại hình nghệ thuật tiêu biểu của các dân tộc nào?
=>Dao,H’mông,Cao Lan,Tày,Nùngở phía Bắc.
?Tranh thờ phản ánh điều gì?
=>Phản ánh ý thức hệ lâu đời:hướng thiện,răn đe cái ác,cầu may mắn,hạnh phúc.
?Tranh thờ được vẽ như thế nào?
=>Có thể là tranh vẽ hoặc in nét rồi vẽ,màu là bột đá pha với nhựa cây sung,cây sơn..thường dùng màu nguyên chất.
?Tranh thờ dùng để làm gì?
=>Dùng để thờ cúng,có giá trị về lịch sử và nghệ thuật.
_Gv cho Hs quan sát tranh thờ của dân tộc Dao/sgk 92.
*Thổ cẩm:
?Thổ cẩm là gì?
=>là nghệ thuật trang trí trên vải của người dân tộc(khăn piêu,cạp váy,thắt lưng)
_Gv cho Hs quan sát túi thổ cẩm.
_Gv:Mỗi dân tộc có cách trang trí trang phục và ăn mặc khác nhau.Hoa văn trang trí thường là dãy núi,cây thông,chim muông,con thú,hoa tráicách điệu,được thêu bằng chỉ màu trên nền vải đậm.Vì thế màu sắc thổ cẩm luôn tươi sáng,rực rỡ nhưng không lòe loẹt.
=>Gv kết luận:Tranh thờ và thổ cẩm thể hiện những bản sắc riêng,không thể lẫn lộn trong kho tàng MT dân tộc Việt Nam.
2.Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên:
*Nhà rông:
?Vai trò của nhà rông?
=>Là ngôi nhà chung của buôn làng,có vị trí tương tự như đình làng của người Kinh.
?Nhà rông làm bằng gì?
=>Làm bằng gỗ,mái lợp cỏ tranh hoặc lá cây.
?Nhà rông có hình dáng như thế nào?
=>Hình dáng đặc biệt,nóc nhà to cao,đứng sừng sững.
_Gv:tuy được trang trí công phu,nhưng nhà rông rất gần gũi và giản dị vì sử dụng các vật liệu tự nhiên:gỗ,lá,tre
*Tượng nhà mồ Tây Nguyên:
?Nhà mồ dành cho ai?
=>Là nơi ở của người đã khuất.(Người dân tộc quan niệm rằng chết là tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia,nên họ làm nhà mồ rất đẹp và có nhiều tượng gỗ đặt xung quanh để làm vui lòng người chết.)
?Tượng nhà mồ được làm như thế nào?
=>Được những người dân Tây Nguyên khéo tay,mạnh khỏe dùng rìu đẽo trực tiếp từ những khúc gỗ theo các đề tài về người và vật với các hoạt động sinh hoạt đời thường.
_Gv kết luận:tượng nhà mồ TN như một bản hợp ca về cuộc sống của con người và thiên nhiên.
3.Tháp và điêu khắc Chăm
*Tháp chăm:
_Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung:
?Đặc điểm của tháp Chăm ?Một số tháp Chăm nổi tiếng?
=>Các nhóm trình bày,bổ sung.Gv kết luận:Tháp Chăm gồm nhiều tầng,các tầng thu nhỏ đến đỉnh.Được trang trí bằng hình hoa lá,người,thúKĩ thuật xây dựng vẫn là điều bí ẩn .
_Gv: cho Hs xem ảnh Thánh địa Mỹ Sơn:là khu đền tháp cổ của Vương quốc Chăm-pa(thế kỉ IV đến XV),được phát hiện vào năm 1898.Gồm 60 di tích đền tháp lớn nhỏ,mặc dù bị hủy hoại nhưng vẫn là một quần thể kiến trúc đẹp.
*Điêu khắc Chăm:
?Điêu khắc Chăm gồm có những gì? Đặc điểm ra sao?
=>Gồm tượng tròn và phù điêu.Nhịp điệu uyển chuyển,bố cục chặt chẽ.
_Gv: Nghệ thuật tạc tượng của người Chăm giàu chất hiện thực và mang đậm dấu ấn tôn giáo, vững vàng về tỉ lệ. Điêu khắc Chăm còn được lưu giữ khá nhiều tại “Bảo tàng Nghệ thuật Chăm” ở Đà Nẵng.
I. Vài nét khái quát:
_Các dân tộc luôn kề vai sát cánh đấu tranh để bảo vệ và xây dựng đất nước
_Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam
II.Một sồ loại hình và đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam:
1.Tranh thờ và thổ cẩm:
a.Tranh thờ:
_Phản ánh ý thức hệ lâu đời:hướng thiện,răn đe cái ác
_Dùng để thờ cúng,có giá trị lịch sử và nghệ thuật.
b.Thổ cẩm:
_Là nghệ thuật trang trí trên vải của người dân tộc.
_Cách điệu và đơn giản hóa thiên nhiên tạo thành họa tiết trang trí.
2.Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên:
Nhà rông:
_Là ngôi nhà chung,là nơi sinh hoạt của buôn làng.
_Có hình dáng đặc biệt(nóc nhà rất cao,đứng sừng sững)
.
Tượng nhà mồ:
_Là tưởng niệm của người sống ,làm vui lòng người chết
_Đề tài về người và các con vật, hình khối đơn giản, tính cách điệu cao
3.Tháp và điêu khắc Chăm(Chàm)
Tháp Chăm:
_Nhiều tầng, gạch cứng, chạm khắc hoa, lá, hình người, thú
_Mĩ Sơn, Pô Na – ga (Khánh Hoà), Pô Hài (Bình Thuận)
b.Điêu khắc Chăm:
_Gồm tượng tròn và phù điêu. Tạo khối tròn, căng, nhịp điệu uyển chuyển, đầy gợi cảm, bố cục chặt chẽ.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
?Chúng ta vừa tìm hiểu những loại hình nào về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.?
?Em ấn tượng với loại hình nào nhất?Vì sao?
=>Tranh thờ và thổ cẩm;nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên;tháp và điêu khắc Chăm.
=>Hs trả lời theo suy nghĩ của mình.(Gv không áp đặt câu trả lời đúng)
4.5.Hướng dẫn Hs tự học:
*Đối với bài học tiết này:
_Về nhà học bài.Trả lời câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa trang 98.
_Sưu tầm những hình ảnh về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
*Đối với bài học tiết sau:
_Chuẩn bị bài: Vẽ theo mẫu: Tập vẽ dáng người
+Sưu tầm tranh,ảnh có các dáng hoạt động của con người.
+Chuẩn bị giấy vẽ,bút chì,gôm.
+Xem trước nội dung bài học.
5.RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Mi thuat 9 cac dan toc it nguoi.doc