Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS - Thân Văn Nghĩa

Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích đều phải trải qua sự giáo dục của nhà trường.

Dạy học đã khó, dạy học mĩ thuật lại càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mĩ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp của chính mình, xung quanh mình để cuộc sống trở lên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp cho bản thân theo cách hiểu, cách lý giải của mình, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa, tươi vui, hạnh phúc.

Dạy và học mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo ra họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, chủ yếu cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày cho bản thân, gia đình và xã hội. Để làm được điều này cần hiểu về cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải sự vật hiện tượng của học sinh hay nói cách khác là “ ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh. Việc tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực, đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy. Giúp người dạy tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc vào ý thức đạo đức nghề nghiệp của mỗi chúng ta đồng thời phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong các tiết dạy phân môn vẽ tranh, bộ môn mĩ thuật ở trường THCS - Thân Văn Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ch×, mµu. 2) Ph­¬ng ph¸p: - Trùc quan. - Gîi më, - VÊn ®¸p. - LuyÖn tËp. III. TiÕn hµnh d¹y - häc: Ổn định tổ chức lớp. 1 p’ Kiểm tra bài cũ: 2 p’ Nêu đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ? Nêu nguyên tắc kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm ? Bài mới: Giới thiệu vào bài. Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn TG Ho¹t ®éng cña häc sinh + Ho¹t ®éng 1: H­íng dÉn t×m vµ chän ®Ò tµi: - Hình ảnh người mẹ thường được gắn với công việc gì ? GV trình chiếu hình ảnh để HS quan sát theo dõi. - Những bức tranh trên vẽ về nội dung công việc gì ? GV trình chiếu hình ảnh. - Ngày nghỉ gia đình chúng ta thường đi đâu ? GV cho HS quan sát tranh . - Em hãy cho biết nội dung, bố cục, màu sắc như thế nào ? + Ho¹t ®éng 2: H­íng dÉn vÏ: - Nªu c¸c b­íc vÏ? - Nhắc lại các bước vẽ ? GV cho học sinh tham khảo một số bài của HS năm trước. + Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành: - Nếu vẽ về mẹ thì em sẽ vẽ như thế nào ? 6 p’ 6 p’ 25 p’ I/ Tìm và chọn nội dung đề tài. 1/ Mẹ với gia đình. - Ru con ngủ, tắm cho con, nấu cơm. Ăm cơm cùng gia đình, mẹ đi cấy, dọn dẹp nhà cửa , mẹ khâu vá áo 2/ Mẹ với nơi làm việc. - Mẹ khâu nón, mẹ dạy học, mẹ may vá, mẹ là bác sĩ 3/ Mẹ và ngày nghỉ của gia đình. - Đi thăm ông bà, đi dã ngoại, đi nghỉ mát, đi chùa - ND: vẽ về mẹ. - Bố cục: chặt chẽ, cân đối. - Màu sắc:tươi sang, hợp lí, hài hòa. II/ Cách vẽ tranh. - B1: Chọn chủ đề. -B2: Phác bố cục, sắp xếp mảng chính, mảng phụ. - B3: Vẽ hình vào mảng cho phù hợp. - B4: Hoàn chỉnh và vẽ màu. - Học sinh nhắc lại III/ Thực hành. - HS trả lời theo ý cá nhân của mình. Vẽ một bức tranh đề tài về mẹ, vẽ trên khổ giấy A4, màu sắc tự chọn. 4) Đánh giá kết quả học tập: - GV nhận xét, đánh giá về: chủ đề, bố cục, hình ảnh về mẹ. - Động viên những học sinh đã hoàn thành bài vẽ của mình. - Nhắc học sinh về hoàn thành nốt bài vẽ. 5) Dặn dò: - Về hoàn thành nốt bài vẽ. - Xem trước bài mới:vẽ theo mẫu: mẫu có 2 đồ vật( Tiết 1). PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 1. Kết quả của việc thực hiện. Với việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học mĩ thuật tôi thấy có những kết quả để so sánh như sau: Dạy học theo phương pháp cũ Dạy học theo phương pháp mới Số lượng học sinh được hoạt động - Số học sinh được làm việc (suy nghĩ, trình bày ý kiến của mình) ít. - Chỉ vài học sinh khá giỏi được trả lời, học sinh trung bình yếu không được làm việc mà chỉ nghe, ghi chép. - Số học sinh được làm việc nhiều (thảo luận nhóm, làm việc cá nhân) - Mọi đối tượng học sinh đều được làm việc, từ học sinh khá, giỏi đến học sinh trung bình, yếu. Không khí lớp học - Trầm. - Giờ học nặng nề. - Không khí lớp học sôi nổi, vui tươi. - Giờ học nhẹ nhàng. Rèn kỹ năng nói cho học sinh - ít có điều kiện rèn kỹ năng nói trước tập thể cho học sinh. - Học sinh trung bình, yếu thường ngại, thậm chí sợ phải nói trước tập thể. - Rèn luyện kỹ nói trước tập thể cho nhiều học sinh. - Học sinh bạo dạn khi nói trước tập thể. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh - Học sinh thụ động trong diễn đạt vì trong giờ các em chỉ nghe, trả lời, ghi chép. - Học sinh hiểu vấn đề và vận dụng kiến thức để làm bài đạt kết quả. Do đó các em sẽ hiểu bài sâu, nhớ bài lâu. Rèn kỹ năng cảm thụ mĩ thuật cho học sinh - Học sinh hầu như không được rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm nghệ thuật. - Học sinh được hoạt động cả ở đơn vị kiến thức cảm nhận, bình, liên hệ. Do đó các em được rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm mĩ thuật. Không một thành công nào mà không trải nghiệm thực tế. Đối với người thầy giáo cũng vậy, hiệu quả công việc của người thầy được đánh giá từ chất lượng học, tiếp thu kiến thức của HS trong giờ học. Việc sử dụng kinh nghiệm giảng dạy nhằm khơi gợi cảm xúc trong các tiết vẽ tranh cũng là thành quả của quá trình lao động nghiêm túc của người thầy giáo. Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy tôi đã thu được một số kết quả như sau: * Về phía học sinh. Các em có nhiều tác phẩm được đánh giá đạt ở mức độ cao (điểm giỏi) những em học sinh học yếu ở các môn học khác nhưng ở bộ môn mĩ thuật vẫn đạt được trung bình, khá. Các em mạnh dạn trong trao đổi bài với bạn nhất là trao đổi các bước vẽ để xây dựng bố cục cho bài vẽ của mình. Các em biết vận dụng vẽ tranh vào các bộ môn khác. Cụ thể: Tổng số HS được khảo sát Đạt Chưa đạt 321 321 0 Trong đó đạt ở mức độ cao (Giỏi) chiếm khoảng 50 % tổng số học sinh. * Về phía giáo viên. Mỗi giờ dạy là một lần rút kinh nghiệm cho việc khai thác nội dung kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Nắm bắt tâm tư, suy nghĩ của HS qua mỗi bài thực hành. Gần gũi HS để hiểu cảm xúc, ước mơ thầm kín của từng lứa tuổi qua bố cục, đường nét, hình mảng, màu sắc của bài vẽ. * Ý nghĩa khả thi - áp dụng thực tiễn. Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy tôi thấy rằng: Sáng kiến có tính khả thi,thực tế, áp dụng phù hợp với học sinh khi học bộ môn mĩ thuật. Mỗi kinh nghiệm là một phần bồi đắp cho các em tư tưởng, tình cảm để các em gửi vào trong tác phẩm của mình tình yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, lòng tự hào dân tộc sau mỗi bài vẽ. Có thể nói, với việc thiết kế và tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng đổi mới phương pháp, tôi thấy học sinh thực sự phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình. Để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, trước hết mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi, đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề, mến trẻ thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mỹ thuật, loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng cần phải làm cho học sinh phấn khởi mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình thông qua bài vẽ. Phân môn vẽ tranh hoạt động thực hành là chủ yếu vì vậy cần ở học sinh sự siêng năng, thích thú, luyện tập vẽ nhiều để trở thành kĩ năng trong phân môn vẽ tranh. Trong khi dạy học sinh làm bài , giáo viên cần bao quát lớp để theo dõi giúp đỡ, gợi ý , điều chỉnh, bổ sung những gì cần thiết cho các em. Qua quá trình công tác, trực tiếp đứng lớp tham gia giảng dạy, bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ sung vào vốn kiến thức hiện có, để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã lựa chọn đó là: Mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ cho học sinh mà phải gần gũi với học sinh, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh, biết được từng đối tượng học sinh để có cách xử lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra. Luôn trăn trở với công tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có hiệu quả nhất, vì sao các em thể hiện bài vẽ như thế này, Mà không như thế kia? Do đâu? Cần bổ sung và sửa chữa những vần đề gì? vv... Chính điều đó làm tôi thầm nghĩ , ngay từ bây giờ mình phải cố gắng rèn luyện tất cả các mặt nhiều hơn nữa để xứng đáng là người giáo viên dạy giỏi, trau dồi những kiến thức, học hỏi bạn bè, đúc rút kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái khi đứng lớp, tạo điều kiện đầy đủ để có thể đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, xứng đáng là người giáo viên của thời kì đổi mới. 2. Kiến nghị. Do đồ dùng học tập của bộ giáo dục hiện còn thiếu rất nhiều: Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK còn sơ sài, nhiều màu còn chưa chính xác. Đã gần kết thúc học kỳ II năm học 2013-2014. Đồ dùng môn mĩ thuật 6,7,8,9 vẫn chưa được bổ sung làm cho GV mất nhiều thời gian làm, chọn đồ dung, chuẩn bị đồ dung. Vậy kiến nghị: Tranh, ảnh minh hoạ ở các khối lớp với số lượng tương đối đầy đủ để đáp ứng bài giảng ngày càng tốt hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi rút ra được trong thực tế giảng dạy. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm trên, tôi có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy môn mĩ thuật trong trường THCS để phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo của học sinh. Mặc dù rất cố gắng, nhưng chắc chắn những vẫn đề tôi đã trình bày không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là hội đồng thẩm định. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004-2007) quyển 1. 2- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007) quyển 2. 3- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn mĩ thuật THCS. Khám Lạng, ngày 15 tháng 4 năm 2014 NGƯỜI THỰC HIỆN Thân Văn Nghĩa HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG XÉT DUYỆT .......................................................... ............................................................ ......................................................... ............................................................ ......................................................... ............................................................ ......................................................... ............................................................ ......................................................... ............................................................ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN XÉT DUYỆT . MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1- Lý do chọn đề tài 1 1.1) Về mặt lý luận 1 1.2) Về mặt thực tiễn 1 1.3) Về tính cấp thiết của đề tài 2 2.Mục đích của đề tài 2 3.Đối tượng nghiên cứu 3 4.Giới hạn và phạm vi nội dung nghiên cứu 3 5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6.Phương pháp nghiên cứu 3 7.Thời gian nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3 1.Lý luận của đề tài 3 2- Cơ sở thực tiễn các luận điểm- quan điểm khoa học: 5 2.1. Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo tinh thần đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. 5 2.2. Thực tế của việc dạy phân môn vẽ tranh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học của bản thân 7 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 7 CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8 I. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao ... 8 II- Thiết kế giáo án minh hoạ “Phát huy tính tích ... 10 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 12 1. Kết quả của việc thực hiện 12 2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 16

File đính kèm:

  • docSKKNPhat huy tinh tich cucsang tao cua HS.doc