A.MỤC TIÊU
1.Kiến thức : Hs hiểu biết những kiến thức cơ bản về sự ra đời của nhà Nguyễn và tình hình kinh tế - chính trị xã hội thời Nguyễn.
2.Kỹ năng: HS biết nguyên nhân ra đời và phát triển của nghệ thuật MT dân tộc
3.Thái độ : Học sinh trân trọng yêu quý những giá trị truyền thống , biết ơn thế hệ người đi trước.
B.PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở
- Luyện tập , thực hành nhóm
C.CHUẨN BỊ
1) Gv: - Bộ đồ dùng dạy học MT 9
- Tranh tham khảo " Cố đô Huế" , Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học
- Bản phụ tóm tắt về công trình kt " Kinh Đô Huế"
- Tài liệu tham khảo"Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai
2) Hs:-Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Giấy, chì, màu, tẩy
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I .Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra ; (2) Kiểm tra dụng cụ học tập.
III. Bài mới : (36')
1.Đặt vấn đề : MT thời Lý, Trần, Lê qua đi để lại cho nền MT Việt Nam những công trình Kiến trúc, điêu khắc vô cùng quý giá. Tiếp đó, MT thời Nguyễn đã mở ra một phương hướng cho nền mĩ thuật VN bằng cách tiếp xúc với nghệ thuật châu Âu sáng tạo ra một nền nghệ thuật mới mang lại một nền nghệ thuật đặc sắc, phong phú .
2.Triển khai bài :
41 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Vũ Viết Lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết phải như thế nào ?
? Cách sử dụng màu sắc ?
* Gv kết luận, bổ sung và cho Hs xem một số bài mẫu đẹp tham khảo trước khi thực hành.
1. Tạo dáng:
- Tìm hình dáng chung.
- Kẻ trục và tìm dáng.
- Tìm các chi tiết cụ thể.
2. Trang trí:
- Vẽ hình hoạ tiết.
- Vẽ màu.
Hoạt đông 3: Thực hành
- Gv hướng dẫn học sinh vẽ bài.
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa để học sinh điều chỉnh bài.
- Gv khuyến khích, động viên hs làm bài đặc biệt là học sinh yếu.
- Gv đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những học sinh có năng khiếu hơn.
- Tạo dáng và trang trí một bộ quần áo hoặc váy.
- Vẽ trên giấy A4.
- Sử dụng màu sẵn có.
- Thi đua vẽ bài đẹp giữa các tổ.
IV. Cũng cố - Đánh giá (4')
- Gv thu bài của các nhóm yêu cầu hs nhận xét về:
- Thời trang đúng quy cách hay chưa ?
- Hình dáng và màu sắc như thế nào ?
- Gv cho các nhóm bổ sung.
** Gv kết luận và tổng kết bài học.
- Động viên khuyến khích các em vẽ kém, tuyên dương những em vẽ tốt.
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- Vẽ trang trí một bộ trang phục dạ hội.
- Chuẩn bị bài 16 sơ lược một số nền mĩ thuật Châu á
Rút kinh nghiệm :
Ngáy soạn:
Ngày dạy:
Tiết 16: Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về một số nền mĩ thuật Châu á
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm vài nét về mĩ thuật Châu á, đặc biệt là mĩ thuật Trung Quốc, ấn Độ và Nhật Bản.
2. Kỹ năng: Hs trình bày phân biệt được MT Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản và trình bày được những đặc điểm chính của mĩ thuật của các quốc gia đó.
3. Thái độ: Yêu quý nghệ thuật các nước khác, học hỏi nhiều nét nghệ thuật độc đáo của các quốc gia khác.
c. Phương pháp:
- Quan sát, vấn đáp, trực quan.
- Luyện tập, thực hành nhóm.
b. Chuẩn bị:
1.Gv: - Tranh mẫu về mĩ thuật châu á
2.Hs: - Sưu tầm ảnh chụp mĩ thuật châu á
D. Tiến trình dạy – học:
I. ổn định lớp (1'): Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra ( 2'): Nêu cách tạo dáng và trang trí thời trang.
* Gv nhận xét và ghi kết quả và sổ.
III. Bài mới (38')
1. Đặt vấn đề: - Mĩ thuật châu á đóng góp rất lớn vào mĩ thuật thế giới trong đó phải kể đến 3 quốc gia: TQ, ÂĐ, NB. Những công trình nghệ thuật, những tác phẩm điêu khắc hay nhưng bức tranh hội hoạ đều để lại trong lòng người xem những ấn tượng khó quên. Trong đó mĩ thuật các quốc gia này đã để lại những giá trị văn hoá lớn cho mĩ thuật thế giới nói chung và mĩ thuật châu á nói riêng.
2. Triển khai bài:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Vài nét khái quát
- Gv giới thiệu: Một số quốc gia châu á có những tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu đặc biệt là Trung Quốc và ấn Độ .
? Kể tên những công trình mĩ thuật của Trung Quốc và ấn Độ mà em biết ?
? Điêu khắc Nhật Bản có gì đặc biệt ?
* Gv bổ sung và chuyển ý.
- Công trình Trung Quốc: Vạn lý Trường Thành, Cố Cung, Thiên An Môn, Di Hoà Viên, ...
- Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng
- ấn Độ: Lăng Tát MaHa, Điêu khắc có giá trị lớn.
- Nhật Bản: Núi Phú Sĩ
- Hoạ sĩ Utamarô, Hô ku sai
Hoạt động 2 : Cách vẽ
? MT ấn độ hình thành và phát triển như thế nào ?
? Tư tưởng chủ đạo của mĩ thuật ấn Độ là gì?
? Kể tên những công trình tiêu biểu của mĩ thuật ấn Độ ? Nêu đặc điểm của những công trình đó ?
*Gv bổ sung và chuyển ý
? Vài nét về Mt Trung Quốc ?
? Tư tưởng nào ảnh hưởng đến MT Trung quốc và ảnh hưởng như thế nào ?
? Kể tên những công trình kiến trúc điêu khắc nổi tiếng ?
- Gv bổ sung thông qua cấctcs phẩm.
? Nêu tên của các hoạ sĩ và những công trình nghiên cứu của họ về Mt ?
? Kể tên một số hoạ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc ?
? Đặc điểm mĩ thuật Nhật bản ?
? Nêu vài nét về NT điêu khắc và đồ hoạ
? Kể tên những hoạ sĩ tiêu biểu của nền nghệ thuật khắc gỗ ?
* Gv kết luận, bổ sung.
- Mĩ thuật Nhật Bản mang một phong thái riêng.
? Nêu đặc điểm chính của mĩ thuật Lào và Campuchia?
? Kể tên các công trình kiến trúc của Lào và Cam Pu Chia ?
? Nêu đặc điểm kiến trúc của ăng co thom?
- Gv NT điêu khắc phát triển trên cơ sở các công trình kiến trúc cơ bản.
1. Mĩ thuật ấn Độ.
- Hình thành 3000 năm TCN.
- Tư tưởng ấn Độ giáo (Đạo Hin Đu)
* Đền thờ Thần mặt trời.
- Thần Shiva.
- Thánh tích MahabariPuri(630-715 sau công nguyên)
* Lăng TátMaHa
- Điêu khắc: Thầy Tăng cầm phất trần hầu lễ
2. Mĩ Thuật Trung Quốc:
* MT Trung quốc chiếm vị trí quan trọng vì thể hiện ở nhiều phương diện phong phú và độc đáo. MT chịu ảnh hưởng của 3 luồng tư tưởng nho giáo, đạo giáo và phật giáo....
* Vạn lí trường thành.
- Cố Cung, Thiên An Môn, Di Hoa Viên
* Bích Hoạ: chùa hang Macao, tranh lụa, tranh thuỷ mặc được đề cao trở thành quốc hoạ của Trung Quốc.
- Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch, đưa hội hoạ trung quốc và được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
3. Mĩ Thuật Nhật Bản
- Mĩ thuật mang đậm tính dân tộc
a. Kiến trúc: Phát triển rầm rộ, được xây dựng rất đồ sộ đặc biệt là chùa TÔĐAIDI
b. Hội hoạ và điêu khắc: Đặc biệt là nghệ thuật khắc gỗ, tạo ra bản sắc riêng .
- Hoạ sĩ Hôkusai, Utamarô có nhiều tác phẩm nổi tiếng: - Núi phú sĩ
- Điểm trang
4. Các công trình kiến trúc của Lào và Campuchia
a. Thạt luổng: Xây dựng lại vào năm 1566, là công trình kiến trúc tiêu biểu (Phật giáo) của Lào. Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính được dát vàng tạo nên sự uy nghi, rực rỡ.
b. ăng co Thom: - Kiến trúc thuộc loại đền núi, xây dựng thế kỉ XIII, cổng thắng lợi khắc hình mặt người.
IV. Cũng cố - Đánh giá (3'):
- Gv đọc tên một số tác phẩm yêu cầu học sinh gấp sách vở rồi nêu đặc điểm của các tác phẩm đó. (2 - 3em)
**Gv nhận xét, bổ sung và tổng kết bài học.
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- Học thuộc bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài 17 - Vẽ biểu trưng (sưu tầm và chuẩn bị dụng cụ học tập)
Bổ sung
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy:
Tiết 17: Vẽ trang trí.
Vẽ biểu trưng
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu về vẽ biểu trưng, biểu tượng, cách vẽ các biểu trưng đó.
2. Kỹ năng : HS tưởng và vẽ được các biểu tượng đơn giản.
3. Thái độ: HS yêu thích các biểu trưng, yêu quý NT trang trí của cha ông.
b. Chuẩn bị:
1.Gv: - Hình minh hoạ các bước vẽ bài "Vẽ biểu trưng"
- Các biểu trưng tham khảo.
2. Hv: - Giấy, chì, tẩy, màu, sưu tầm biểu trưng.
c. Phương pháp :
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
D. Tiến trình dạy - học:
I. ổn định lớp (1'):
II. Kiểm tra (2'): Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
III. Bài mới (38'):
1. Đặt vấn đề: - Biểu trưng là hình ảnh tượng trưng cho một đoàn thể, đơn vị, một nghành nghề hoặc một trường học nào đó. Cũng có thể là một biểu tượng để quảng cáo mặt hàng sản phẩm cho một công ty, một quốc gia... Hôm nay chúng ta sẽ học cách vẽ biểu trưng. 2. Triển khai bài:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Quan sát- nhận xét
- Gv cho Hs xem các biểu trưng với nhiều hình dạng khác nhau
? Biểu trưng là gì?
? Bố cục của một biểu trưng gồm mấy phần?
? Nhận xét về các hình ảnh và chữ trong các biểu trưng trên ?
? Biểu trưng đặt ở đâu ?
** Gv bổ sung và chuyển ý.
1. Khái niệm: Biểu trưng là hình ảnh tượng trưng cho một đoàn thể một nghành nghề, hoặc trường học nào đó.
2. Bố cục: Gồm 2 phần, hình và chữ.
- Hình ảnh tiêu biểu, cô đọng, chứa nội dung sâu sắc, chữ Baton đều nét màu sắc hài hoà tươi sáng toát lên vẻ đẹp của biểu tượng .
3. Biểu trưng: Được đặt ở đầu tạp chí, đầu báo trang trí trong các ngày lễ hội được đeo ở ngực áo như Huy hiệu Đoàn, Đội, Huân huy chương.....
Hoạt động 2: Cách vẽ biểu trưng của trường học.
? Trình bày cách vẽ biểu trưng của trường học ?
- Gv phân tích các bước cụ thể trên hình minh hoạ.
? Khi vẽ biểu trưng ta cần chú ý điều gì ?
** Gv kết luận về cách vẽ biểu trưng.
1. Tìm và chọn hình ảnh.
- Tìm chọn các hình ảnh về nhà trường như : Tên trường, sách vở, bút mực...
- Tìm đặc điểm nổi bật của trường.
- Chọn hình tượng, chữ và màu của biểu trưng.
2. Cách vẽ biểu trưng
- Tìm hình dáng chung.
- Phác bố cục (mảng hình, mảng chữ)
- Vẽ chi tiết (Hình ảnh, chữ)
- Vẽ màu nền hình và chữ cho phù hợp.
* Chú ý đến đặc điểm nổi bật của trường cần vẽ.
- Tham khảo một số bài.
Hoạt động 3: Thực hành
- Gv ra bài tập, học sinh vẽ bài
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- Hd một vài nét lên bài học sinh
- Gv đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những em có năng khiếu hơn.
- Gv hướng dẫn trực tiếp lên bài vẽ của từng học sinh.
- Vẽ trang trí một biểu trưng của trường THCS Phúc Thành.
- Kích thước: Giấy A4
- Màu sẵn có.
IV. Cũng cố - Đánh giá (3'):
- Gv thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
? Nội dung của biểu trưng đã làm rõ đặc điểm của trường THCS Khoá Bảo
? Bố cục của biểu trưng như thế nào ?
? Hình ảnh của biểu trưng đã gây được ấn tượng mạnh với người xem hay chưa?
? Màu sắc của bài vẽ ra sao
- Gv kết luận bổ sung, tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được
V. Bài tập và nhắc nhở (1'):
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị bài 18- Kiểm tra học kì II - Đề tài tự do
- Soạn bài, phác thảo nét.
- Giấy, chì, màu, tẩy.
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày kt :
Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết.
Đề tài tự do
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: : Đánh gía được sự hiểu biết của hs về tranh đề tài (biết chọn nội dung, biết cách sắp xếp bố cục, vẽ hình, vẽ màu)
- Đánh giá những kiến thức đã tiếp thu được ở học sinh; Những biểu hiện tình cảm, tính sáng tạo thông qua bài vẽ.
2. Kỹ năng : Hs vẽ được một bức tranh có nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc đẹp.
3. Thái độ: Học sinh thể hiện được tình cảm yêu mến cuộc sống xung quanh mình.
- Hs trân trọng, yêu quý những nét văn hoá truyền thống của dân tộc
C.Chuẩn bị:
1.GV:
- Đề bài
- Một số bài mẫu về đề tài tự chọn
2 HS : Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét
c.Tiến hành kiểm tra
I.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số
II. Nội dung kiểm tra
-Ra đề: Vẽ tranh đề tài tư chọn
Kích thước : 18 x25 cm
Màu : Tuỳ chọn
III. Thu bài và dặn dò (2')
Đọc trước bài 11. Trang trí hôi trường.
Đáp án - Biểu điểm
Nội dung rõ ràng : 3điểm
Bố cục chuẩn : 3điểm
Hình vẽ chắc khoẻ : 2 điểm
Màu sắc tươi sáng : 2điểm
File đính kèm:
- my thuat9.doc