Giáo án Mĩ Thuật Khối 9 - Chương trình cả năm

1) Hoạt động1:

- Các em đã được làm quen với dạng trang trí hình tròn ở các lớp dưới, đó là các bài trang trí cơ bản. Đối với bài hôm nay, yêu cầu sắp xếp màu sắc và hoạ tiết cần linh hoạt hơn. Có thể vận dụng cách sắp xếp trang trí cơ bản hoặc tự do tuỳ theo ý định của mình.

- Gv: giới thiệu tranh ảnh các đĩa trang trí và đặt câu hỏi:

 + Bốn cái đĩa H1: SGk sử dụng những hoạ tiết gì để trang trí?

 

 

 + Nhận xét về màu sắc cách sắp xếp?

- Tiếp tục cho học sinh nhận xét hai cái đĩa?

- Cho học sinh quan sát một số bài trang trí hình tròn và cho các em nhận xét về:

 + Hoạ tiết, cách sắp xếp bố cục màu sắc để học sinh thấy được.

- Trong thực tế có nhiều loại đĩa được trang trí bằng các hoạ tiết đơn giản hay phức tạp với nhiều màu sắc khác nhau.

 + Hoạ tiết đa dạng, phong phú, hoa lá con vật phong cảnh.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Khối 9 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nước ta? 2. Hoạt động 2: (12p ) Hoạt động của trò - Tranh vẽ cảnh Tháp Chàm, vịnh Hạ long, Tháp Rùa- Hồ Gươm, chùa Một Cột. - Biển Nha Trang, động Hương Tích,đền Hùng - Hướng dẫn học sinh cách vẽ - GV gợi ý cho HS cách sắp xếp bố cục( mảng chính, mảng phụ). - Vẽ hình các mảng. - Vẽ màu( chọn màu sắc cho hài hoà, sinh động). 3. Hoạt động 3 (20p) Hướng dẫn học sinh thực hành - Với bài vẽ tranh đề tài này, sẽ có nhiều cảm hứng đối với học sinh vì chủ yếu là vẽ phong cảnh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử rất quen thuộc và gây ấn tượng với học sinh. - Với đề tài này, các em cần vẽ cảnh là chính, có thể vẽ thêm người, các con vật, để tranh sinh động hơn. - GV quan sát, gợi ý các em về bố cục, hình vẽ và màu sắc. 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập (5p) - GV chọn 1 số bài có bố cục và hình đẹp để gợi ý học sinh nhận xét, đánh giá. - Đánh giá tập trung vào những bài thể hiện ró chủ đề, đồng thời khuyến khích các bài vẽ về tham quan cảnh đẹp, hoặc di tích ở quê hương mình. - GV gợi ý học sinh xếp loại 1 số bài vẽ. à GV tóm tắt ý kiến và đưa ra nhận xét chung. D. Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà: - Hoàn thiện bài vẽ hoặc vẽ tranh khác. - Chuẩn bị cho bài sau: Giấy vẽ, chì, màu, tẩy. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Ngày soạn Ngày giảng Bài 11: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm A-Mục tiêu bài học: - Học sinh tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm và tác dụng của kiết chữ trong trang trí. -Học sinh biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm và cách sắp xếp dòng chữ. -Qua đó học sinh biết kẻ một khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét thanh, nét đậm và tô màu. II- Chuẩn bị: 1, tài liệu tham khảo: - Hồng điệp, những mẫu chữ đẹp, nhà xuất bản giáo dục 2002 2, Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: phóng to bảng mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm, hình minh hoạ cách sắp xếp dòng chữ, một khẩu hiệu có chữ in hoa nét thanh, nét đậm đẹp và chưa đẹp đẻ làm minh chứng. + Học sinh: Giấy vẽ khổ 40 -20 cm Kéo, thước, bút chì, màu, tảy..... 3- Phương pháp: -Phương pháp trực quan, vấn đáp, thực hành... C Tiến trình dạy học: I- ổn định tổ chức: II -Kiểm tra đồ dùng học tập: III- Bài mới: 1- Hoạt động 1: (5p) Hướng dẫn học sinh nhận xét: - GV đưa ra hai bảng chữ nét đều và nét thanh nét đậm cho học sinh nhận xét: * KL: Kiểu chữ nét thanh nét đậm là loại chữ mà trong một con chữ vừa có nét thanh, vừa có nét đậm “ những nét đi lên và nét đi ngang là nét thanh, những nét đi xuống là nét đậm “ - Cũng như chữ in hoa nét đều kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm cung có những con chữ rộng chiều ngang như: G-O-M-A..., những con chữ hẹp chiều ngang như : I-L-E-T.... - Kiểu chữ inhoa nét thanh nét dận có thể có chân có thể không chân. - GV giới thiệu một HMH ở đầu sách, đầu báo, khẩu hiệu giấy khen...để học sinh thấy được kiểu chữ này có đặc điểm như: mềm mại, bay bướm, thanh thát.... 2- Hoạt động 2: (15p) - Ước lượng chiều dài của dòng chữ để sáp xếp vào khổ giấy cho hợp lý cân đối. - Ước lượng chiều cao, chiều rộng của dòng chữ để sắp xếp dòng chữ cho vừa và phù hợp với chiều dài của dòng chữ. - Chia khoảng cách giữa các con chữ và các chữ cho hợp lý, không thưa thớt không rời rạc, không chật chội. - Phác nét và kẻ chữ. - Tô màu chữ và tô màu nền. 3- Hoạt động 3: (18p) - GV hướng dẫn HS cách bố cục; chia dòng phân khoảngchữ và trang trí thêm diềm;hoặc hoạ tiết cho dòng chữ đẹp hơn. + các em cần lưu ý khi kẻ chữ: -Vị trí nét thanh ;nét đậm cho đúng -Các chữ giống nhau phải kẻ thống nhất(tránh chữ to ,chữ nhỏ) -Tỉ lệ nét thanh,nét đậmtuỳ thuộc vàóy định của người kẻ(trong 1 dòngchữ các nét thanh phải bằng nhau các nét đậm phải bằng nhau) - Kiểu chữ in hoa nét đều thì tất cả các nét trong con chữ đều bằng nhau “ dáng chữ chắc khoẻ” - kiểu chữ nét thanh nét đậm thì trong một con chữ vừa có nét thanh vừa có nét đậm “ kiểu chữ này có dáng vẻ thanh thát mềm mại” - Hướng dẫn học sinh cách vẽ: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - HS làm bài mỗi em một bài 4;Hoạt động 4; (5p) Đánh giá kết quả học tập - Cho các em tự đánh giá bài của bạn mình và tự xếp loại. -GV bổ sung nhận xét của HS chú ý đến cách kẻ chữ và bố cụ dòng chữ. -Thu một số bài theo tổ dán lên bảng cho cả lớp cùng đánh giá nhận xét. D-.Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà: (2p) Sưu tầm các mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm cắt dán vào giấy, kẻ tiếp và tô màu bài ở lớp (nếu chưa xong). -Chuẩn bị cho bài sau : Giấy vẽ, chì,màu .tảy. ---------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 12: Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người A. Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm bắt được hình dáng người trong các tư thế: ngồi, đi, chạy... - Vẽ được một vài dáng vận động cơ bản. - áp dụng vào vẽ tranh. B. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: - Gv: một số tranh, ảnh các dáng người ( đi, đứng, chạy, nhảy...) Bài vẽ tham khảo - Hs: một số tranh, ảnh dáng người đang vận động. Giấy, bút, chì, màu, tẩy... 2. Phương pháp dạy học: + Trực quan + vấn đáp+ Nhóm. C. Tiến trình dạy học I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra đồ dùng học tập III. Bài mới 1. Hoạt động 1: (8’) - Giới thiệu hình trang 154-sgk và gợi ý để học sinh nhận ra các dáng người đang vận động và động tác của chân tay. => Gv bổ xung hình dáng thay đổi khi: đi, đứng, chạy, nhảy... sẽ làm cho tranh sinh động. - Tư thế của dáng người và tay chân khi hoạt động đều không giống nhau. - Cần chọn các dáng tiêu biểu. - khi quan sát và vẽ dáng người cần chú ý đến thế chuyển động của đầu, mình, chân, tay... - Nắm bắt ngay nhịp điệu và sự lặp lại của mỗi động tác. 2. Hoạt động 2: (10’) - Gv cho một hoặc hai học sinh làm mẫu cho cả lớp quan sát ở một vài dáng: đứng, đi, ngồi, chạy... - Giới thiệu cách vẽ dáng người. + Quan sát nhanh hình dáng( cao,thấp) và tư thế ( đứng, đi...) của mỗi người mẫu. + Vẽ phác nét chính, chú ý vị trí, tỉ lệ của đầu, mình, chân tay cho phù hợp với dáng động của nhân vật(Ngồi, đi chạy, cúi...) + Vẽ nét chi tiết. 3. Hoạt động 3 (22’) - Tổ chức: + Gv hướng dẫn học sinh làm bài theo hai phương án: * Cho 3->4 học sinh lên vẽ trên bảng. * Còn lại vẽ theo nhóm ( mỗi nhóm 4-> 5 học sinh) - Yêu cầu: + Học sinh thay nhau làm mẫu dáng, đứng, đi, cúi... + Mỗi mẫu vẽ hai hình - Gv quan sát gợi ý học sinh cách vẽ: + Vẽ nét chính: Chú ý thế đứng thẳng, nghiêng và tỉ lệ các bộ phận: đầu, mình, chân, tay. + Vẽ nét chi tiết. 4. Họat động 4 (4’) - Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các bài vẽ trên bảng, và một số bài vẽ trên giấy vẽ. + Tỉ lệ các bộ phận + Thể hiện hình dáng người: động , tĩnh... - Cho học sinh tự xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. => Giáo viên tổng kết ý kiến và nhận xét chung. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - dáng chạy - Nhảy - Cúi - Đi Vd: Đề tài thiếu nhi vui chơi phải có các dáng ( nhảy dây, đá cầu, đá bóng...) Hướng dẫn học sinh cách vẽ dáng người. Hướng dẫn học sinh làm bài Đánh giá kết qủa học tập D. Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.(1’) + Tập vẽ dáng người: đá bóng, nhảy dây... +Chuẩn bị cho tiết 28 Sưu tầm tranh truyện cổ tích ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 13 Vẽ tranh Minh hoạ chuyện cổ tích A. Mục tiêu bài học - Giúp học sinh phát triển khả năng tưởng tượng, và biết cách vẽ tranh minh hoạ truyện cổ tích. - Vẽ tranh minh hoạ được một tình tiết trong truyện - Giáo dục cho học sinh yêu thích truyện cổ tích trong nước và thế giới. B. Chuẩn bị: I. Tài liệu tham khảo - Truyện: tranh truyện dân gian Việt Nam và thế giới như: Thạch sanh, Tấm cám... II. Đồ dùng dạy học: - Gv: Sưu tầm các loại tranh minh hoạ truyện cổ tích của họa sĩ. HMH – sgk lớp 8. - Học sinh: giấy vẽ, màu, tẩy, chì... III. Phương pháp dạy học: - Trực quan+ Vấn đáp+ Luyện tập. C. Tiến trình dạy,học I. ổn định tổ chức lớp II. Kiểm tra đồ dùng học tập III. Bài mới: Hoạt động 1: (5’) Gv gợi ý học sinh: Chọn một số truyện cổ tích Việt nam hoặc thế giới để minh hoạ - Em hãy kể tên một số truyện cổ tích mà em đã được đọc? - Khi đọc truyện tranh em thấy những HMH có tác dụng gì? =. Các em có thể vẽ tranh theo cốt truyện ( Theo trình tự nội dung) như vậy một câu truyện sẽ phải vẽ nhiều tranh. - Có thể vẽ tranh theo tình tiết nổi bật, hấp dẫn nhất của tác phẩm. - Tranh minh hoạ có thể có lời dẫn ( nhưng cần cô đọng, súc tích ) hoặc không có lời dẫn. - Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ một số truyện cổ tíhc cho học sinh quan sát. 2. Hoạt động 2: (14’) - Đây là bài vẽ theo trí tưởng tượng học sinh phải hình dung ra các hình ảnh theo nội dung truyện đã được đọc hay nghe kể. Đây là bài vẽ khó vì vậy các em cần chú ý: + Tìm và chọn một ý để vẽ trong câu truyện cổ tích mà mình thích: Vd: Thạch sanh, Tấm cám, Cây khế... + Chọn nội dung đề tài. - Sắp xếp bố cục ( cân đối, hài hoà). - Vẽ hình ( Chính trước, phụ sau) Lưu ý hình vẽ cần phù hợp với nội dung truyện. - Vẽ màu (tươi sáng, phù hợp với nội dung truyện. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. - Cây tre chăm đốt, Tấm cám, Cóc kiện trời... - Tranh minh hoạ làm cho nội dung tác phẩm rõ hơn và hấp dẫn người đọc hơn. - Học sinh nhận xétvề : Bố cục, hình dáng, trang phục của các nhân vật, cảnh vật xung quanh ( nhà, cửa, cây cối...) Hướng dẫn học sinh cách minh hạo truyện cổ tích 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài: (21’) - Giáo viên gợi ý giúp học sinh + chọn một ý nào đó của truyện mà em thích. + Vẽ hình, vẽ màu tuỳ ý ( cần có đậm, có nhạt. - Giáo viên cần động viên, khơi gợi cho học sinh ý tưởng sáng tạo trong bài vẽ. 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: ((3’) - Gv gợi ý học sinh nhận xét một số bài về: + Cách tìm, chọn nội dung ( rõ hay chưa rõ) + Cách thể hiện ( Bố cục, hình ảnh, màu sắc). - Hs nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng - Gv bổ xung, nhận xét của học sinh và xếp loại. D. Hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà: (2’) - Hoàn thành bài vẽ. - Xem trước bài 29 ( trả lời câu hỏi trong Sgk) --------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 9.doc
Giáo án liên quan