I- Mục tiu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm đề tài, ôn lại kiến thức vẽ tranh theo đề tài.
2. Kỹ năng:
- Học sinh linh hoạt trong việc nhận xét và sử dụng hình tượng. Hoàn thiện kỹ năng bố cục tranh, sử dụng màu sắc có tình cảm, phù hợp với chủ đề.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc tích cực trong giờ học
- Yêu thiên nhiên, rèn luyện thói quan quan sát, khám phá thiên nhiên, hình thành phong cách làm việc khoa học, lôgic
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số bài vẽ mẫu
- Hình minh hoạ các bước tiến hành
- Bài học sinh năm trước
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 6
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Bài 25+26: Vẽ tranh : Đề tài ngày tết và mùa xuân (kiểm tra 1 tiết) - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2013 - 2014
Giáo án Mỹ thuật 6
Giáo viên: Trần Lê Viên
Tuần: Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài: 25 ; 26 – Vẽ tranh :
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
(Kiểm tra 1 tiết)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm đề tài, ôn lại kiến thức vẽ tranh theo đề tài.
2. Kỹ năng:
- Học sinh linh hoạt trong việc nhận xét và sử dụng hình tượng. Hoàn thiện kỹ năng bố cục tranh, sử dụng màu sắc có tình cảm, phù hợp với chủ đề.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc tích cực trong giờ học
- Yêu thiên nhiên, rèn luyện thói quan quan sát, khám phá thiên nhiên, hình thành phong cách làm việc khoa học, lôgic
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số bài vẽ mẫu
- Hình minh hoạ các bước tiến hành
- Bài học sinh năm trước
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 6
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Phương pháp:
- Trực quan _ Luyện tập
- Đàm thoại _ Thảo luận
IV. Nội dung bài dạy:
- Kiểm tra bài cũ
- Bài mới
+ Giới thiệu bài (1’): Ngày Tết, mùa xuân là dịp mà ta thỏa sức vui chơi đón chào một năm mới và cũng là dịp để thể hiện tình cảm của mình đối với mọi người. Để đưa những tình cảm ấy vào tranh vẽ một cách sâu sắc và đầy ý nghĩa, hôm nay thầy và các em cùng nhau nghiên cứu bài “VT-ĐT: Ngày Tết và mùa xuân”
Nội dung ghi bảng và ghi vở HS
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 25; 26: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
I/. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Ta có thể vẽ được nhiều tranh về đề tài này như: Phong cảnh mùa xuân, đi chợ hoa, làm bánh mứt, nấu bánh chưng, trang trí nhà cửa, đón giao thừa, chúc tết ông bà, bạn bè, hội chợ xuân, trò chơi, lễ hội
II/. Cách vẽ
1. Phân mảng chính phụ.
2. Vẽ hình tượng.
3. Vẽ màu.
III/. Bài tập.
- Vẽ tranh – Đề tài: ngày Tết và mùa xuân.
1’
6’
8’
24’
4’
1’
- GV ghi tên bài lên bảng
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS xem một số tranh về ngày Tết và mùa xuân. Yêu cầu HS nêu nhận xét về đặc điểm của đề tài.
- GV phân tích về cảnh vật và các hoạt động trong thời điểm mùa xuân về để HS thấy được đặc trưng của đề tài và các hoạt động diễn ra trong thời gian này.
- GV gợi ý và yêu cầu HS nêu lên góc độ vẽ tranh mình yêu thích.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh đề tài.
+ Hướng dẫn HS phân mảng chính phụ.
- Cho HS quan sát bài vẽ mẫu và yêu cầu các em nêu nhận xét về cách sắp xếp các hình mảng trong tranh.
- GV chốt lại ý kiến của HS và nhắc nhở lại cho HS một số cách bố cục và sự hợp lý của hình mảng trong tranh.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ hình
tượng.
- Cho HS nhận xét về hình tượng trong bài vẽ mẫu.
- Nhắc nhở HS khi chọn hình tượng cần chú ý đến sự ăn ý, bổ sung lẫn nhau làm nội bật chủ đề của hình tượng chính và phụ.
- Cho HS nêu vài ví dụ về hình tượng chính phụ mà mình chọn.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu.
- GV cho HS thảo luận, nêu nhận xét cụ thể về màu sắc đặc trưng của mùa xuân.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ màu cần vẽ theo cảm xúc, chú ý đến sắc độ chung của toàn bài.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại
theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
Hoạt động 5:
Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo:
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập vẽ hình để tiết sau tiếp tục kiểm tra 1 tiết
- HS ghi bài vào vở
Hoạt động 1:
- HS quan sát một số tranh ảnh về ngày Tết và mùa xuân, nhận xét về đặc điểm của đề tài.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
-HS nêu lên góc độ vẽ tranh mình yêu thích.
Hoạt động 2:
- HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh đề tài.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và nêu nhận xét về cách sắp xếp các hình mảng trong tranh.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhận xét về hình tượng trong bài vẽ mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
- HS nêu vài ví dụ về hình tượng chính phụ mà mình chọn.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS quan sát bài vẽ mẫu.
- HS thảo luận và nêu nhận xét cụ thể về màu sắc đặc trưng của mùa xuân.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
Hoạt động 3:
- Học sinh làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
Hoạt động 4:
- HS nêu nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
Hoạt động 5:
- HS chú ý lắng nghe GV dặn dị để về nhà thực hiện cho tốt
File đính kèm:
- Bai 25 26 VT De tai ngay tet va mua xuan.doc