Giáo án Mĩ Thuật Lớp 7 - Tiết 9 đến 12 - Nguyễn Đăng Bẩy

I . Mục tiêu

- HS biết cách trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khắc nhau.

- Trang trí được một đồ vật có dạng hình chữ nhật.

- HS yêu thích việc trang trí đồ vật.

II. Chuẩn bị

1. Tài liệu thiết bị:

+ GV : Một số đồ vật có dạng hình chữ nhật được trang trí

 Bài vẽ của HS năm trước

+ HS : giấy vẽ , bút chì, màu

2. Phương pháp:

 Trực quan ,vấn đáp luyện tập

III. Tiến trình

* Tổ chức: 7A1 7A2

* Kiểm tra: Sự chuẩn bị về môn học của học sinh.

* Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 7 - Tiết 9 đến 12 - Nguyễn Đăng Bẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 11/10/2008 Ngày giảng.. tiết 9 : Vẽ trang trí : Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật (Kiểm tra 1tiết) I . Mục tiêu - HS biết cách trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật bằng nhiều cách khắc nhau. - Trang trí được một đồ vật có dạng hình chữ nhật. - HS yêu thích việc trang trí đồ vật. II. Chuẩn bị 1. Tài liệu thiết bị: + GV : Một số đồ vật có dạng hình chữ nhật được trang trí Bài vẽ của HS năm trước + HS : giấy vẽ , bút chì, màu 2. Phương pháp: Trực quan ,vấn đáp luyện tập III. Tiến trình * Tổ chức: 7A1 7A2 * Kiểm tra: Sự chuẩn bị về môn học của học sinh. * Bài mới: Gv khởi động vào bài mới Hoạt động 1 GV giới thiệu các đồ vật dạng hình chữ nhật được trang trí và tranh ảnh minh hoạ - Mẫu nào được thể hiện theo nguyên tắc trang trí cơ bản? - hoạ tiết được sắp đặt như thế nào? - Nêu nhận xét về tính phù hợp của nội dung và cách thức trang trí Hoạt động 2 GV chọn đồ vật minh hoạ. Gợi ý chọn hoạ tiết có hình dáng trang trí phù hợp với vật trang trí Phân tích cách sắp xếp hình mảng Hoạt động 3 - GV đi từng bàn quan sát nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc Hoạt động 4 GV thu bài của học sinh Nhận xét bài và giờ làm bài * HDVN : Tập trang trí đồ vật khác Chuẩn bị bài sau I. Quan sát nhận xét - Cách trang trí trên mỗi đồ vật da dạng phong phú - Hoạ tiết đan xen, phong phú, thể hiện theo lối trang trí II. Cách trang trí - Chọn đồ vật trang trí - Chọn hoạ tiết trang trí - Bố cục - Màu sắc * Câu hỏi và bài tập - Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật ( Bài kiểm tra 1tiết) HS làm bài * Đánh giá kết quả học tập HS nộp bài Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn 18/10/2008 Ngày giảng.. tiết 10 : Vẽ tranh : đề tài cuộc sống xung quanh em I . Mục tiêu - HS tập quan sát nhận xét thiên nhiên và các hoạt động thường ngày của con người. - Tìm được đề tài phản ánh cuộc sống xung quang và vẽ được bức tranh theo ý thích. - Có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh II. Chuẩn bị 1. Tài liệu thiết bị: + GV : Một số tranh ảnh đề tài quanh ta Bài vẽ của HS năm trước + HS : giấy vẽ , bút chì, màu 2. Phương pháp: Trực quan ,vấn đáp luyện tập III. Tiến trình * Tổ chức: 7A1 7A2 * Kiểm tra: Sự chuẩn bị về môn học của học sinh. * Bài mới: Gv khởi động vào bài mới Hoạt động 1 GV cho HS xem tranh ảnh minh hoạ giới thiệu tranh ảnh sưu tầm -Kể tên những hoạt động xung quanh chúng ta? - Những hình ảnh tiêu biểu của từng hoạt động? Hoạt động 2 GV gợi ý để cho HS thấy có thể vẽ các hoạt động về học tập, lao động, sinh hoạt - Nhắc lại cách vẽ tranh đề tài? - Lưu ý cho HS cách sử dụng màu. Hoạt động 3 GV đi từng bàn, gợi ý nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc - Giúp HS yếu tìm hình ảnh Hoạt động 4 Thu bài vẽ của học sinh chọn bài tốt và chưa tốt cho HS tự nhận xét Nội dung Hình vẽ Màu sắc GV nhận xét chung đánh giá cho điểm *HDVN : Hoàn thành phần màu sắc chuẩn bị bài học sau vẽ theo mẫu lọ hoa và quả I. Tìm và chọn nội dung đề tài -Đề tài gia đình (đi chợ, nấu ăn, lau nhà, quét sân..) - Đề tài nhà trường (đi học, học nhóm) - Đề tài xã hội trồng cây môi trường.. II. Cách vẽ Chọn nội dung Phác mảng chính phụ Vẽ hình ảnh vào mảng Vẽ màu * Câu hỏi và bài tập - Vẽ tranh đề tài cuộc sống xung quanh em * Đánh giá kết quả học tập - HS nộp bài - Nhận xét bài của nhau Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn:25/10/208 Ngày giảng: Tiết 11. Vẽ theo mẫu Lọ hoa và Quả ( Vẽ bằng chì đen) I/ Mục tiêu bài học: - Học sinh ôn lại kiến thức cách vẽ hình, nội dung cần nắm được khi quan sát vật mẫu như tỉ lệ, ánh sáng hình dáng của vật mẫu. - Học sinh biết tự bày mẫu, dựng hình dáng đúng tỉ lệ, vẽ được các mảng đậm nhạt chính. - Giáo dục h/s ý thức học tập, chú ý quan sát, nắm bắt đặc điểm của sự vật. Từ đó thấy được vẻ đẹp của sự vật do thiên nhiên và con người đã tạo ra. II/ Chuẩn bị; 1.Tài liệu thiết bị + GV: mẫu vẽ - Tranh vẽ lọ hoa và quả có đậm nhạt hoàn chỉnh của GV và h/s. + HS : Giấy vẽ, màu chì tẩy 2.Phương pháp : Trực quan, giảng giải, vấn đáp, nhóm làm việc. III/ Tiến trình * Tổ chức : 7A1 7A2 * Kiểm tra : Bài vẽ đề tài cuộc sống quanh em * Bài mới Hoạt động 1 - Yêu cầu h/s đặt mẫu sao cho có bố cục phù hợp. Gợi ý cho h/s tự trình bày mẫu theo bố cục đẹp đã làm. - GV điều chỉnh ( nếu cần) để bố cục hợp lí. - Em hãy nêu đặc điểm của mẫu? - So sánh tỉ lệ giữa các mẫu và các phần của mẫu. - Nhấn mạnh: Tỉ lệ các bộ phận. Đặc điểm chất liệu. - GV cho h/s xem bài vẽ hoàn chỉnh, đẹp. I Quan sát nhận xét - Bày mẫu. - HS khác có thể điều chỉnh mẫu cho hợp lí. - Quan sát đặc điểm mẫu. - N/x về các nội dung: +Tỉ lệ khung hình chung. + Dáng lọ, quả. + Tỉ lệ các bộ phận của vật mẫu. + Hướng ánh sáng mạnh. + Vị trí các mảng đậm nhạt của vật Hoạt động 2 - Gợi ý: cách vẽ bài vẽ theo mẫu tương tự như các bài học lớp 6, bài học tiết 7 tuần 7. - Yêu cầu: HS nêu các bước vẽ theo mẫu. - Nêu vấn đề: Để hình vẽ có kích thước phù hợp, đúng tỉ lệ mẫu, em phải vẽ phần nào trước? - Nhấn mạnh: Lưu ý bố cục hợp lí, đúng tỉ lệ. Trong quá trình vẽ phải so sánh thường xuyên giữa mẫu và bài vẽ. II. Cách vẽ hình - Quan sát minh họa 4 bước - Nêu cách vẽ bài vẽ theo mẫu ( đã học tiết 7) - Nêu được tóm tắt các bước vẽ: 1- Vẽ khung hình Vẽ phác hình Vẽ chi tiết Vẽ đậm nhạt (hoặc màu) Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh thực hành. - Yêu cầu: Thực hiện bước phác hình. Học sinh vẽ phác khung hình đúng tỉ lệ. - Chú ý: Không vẽ các nét thẳng bằng thước kẻ. Chú ý phần vẽ phác của học sinh : Nhẹ, dứt khoát. * Câu hỏi và bài tập - HS làm bài thực hành Vẽ lọ hoa và quả trên giấy A4. (Thực hành: Vẽ hình lọ hoa và quả.) - Lưu ý chỉ sử dụng bút chì đen. - GV yêu cầu học sinh: nhận xét về các nội dung đã học ở phần đầu. - Chọn 3 bài, cho học sinh về: . Bố cục. . Tỉ lệ 2 vật. - Cho học sinh khác nhận xét phần trả lời. - Nhận xét của Giáo viên: Chỉ ra những điểm đúng, những điểm cần khắc phục. Đánh giá kết quả học tập - Nhận xét về đặc điểm, tỉ lệ. - Nhận xét chung về toàn bộ bố cục bài vẽ ( hợp lí, thuận mắt hay chưa hợp lí) - Chỉ ra được 1 số điểm chưa hợp lí, cần sủa, khắc phục. - Nhận xét, đánh giá tổng quát phần bạn trả lời của bạn. * HDVN: - Xem nội dung bài 12. Chuẩn bị đủ màu ( nhất là màu nước, bột màu) Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân Ngày soạn:1/8/2008 Ngáy giảng : : Tiết 12. Vẽ theo mẫu Lọ hoa và Quả ( Vẽ màu) I/ Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm sâu kiến thức về mầu sắc trong bài vẽ theo mẫu. - Rèn luyện cho h/s khả năng quan sát, năng lực phân tích mầu sắc. - Bài vẽ thể hiện được màu sắc cơ bản của vật. Có sự kết hợp hài hòa các màu tạo tổng thể bài vẽ đẹp, hợp lí. II/ Chuẩn bị: Tài liệu thiết bị + GV: - Lọ hoa quả. Tranh vẽ tĩnh vật lọ hoa - quả. - Bài vẽ của h/s. Tranh sưu tầm ( của GV và h/s). - Bài minh họa phác họa màu( tạo bố cục) + HS : - Giấy vẽ, màu 2. Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở, nhóm làm việc. III/ Tiến trình dạy - học: * Tổ chức : 7A1 7A2 * Kiểm tra : bài vẽ lọ hoa và quả bằng chì * Bài mới Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét: - Yêu cầu h/s đặt mẫu sao cho có bố cục phù hợp. Gợi ý cho h/s tự trình bày mẫu theo bố cục đẹp đã làm. - Điều chỉnh ( nếu cần) để bố cục hợp lí. - Cho h/s xem bài vẽ hoàn chỉnh, đẹp. - Gợi ý cho h.s nêu nội dung em quan sát được ( tương tự như các bài vẽ theo mẫu khác đã học) - Chú ý hướng quan sát khác nhau của học sinh, phân tích kĩ mầu sắc - độ đậm nhạt của mầu. Chỉ vào các mảng ở mẫu. - Đặt vấn đề: Em hiểu như thế nào về ảnh hưởng qua lại của màu sắc? Lấy ví dụ ở vật thật. I . Quan sát nhận xét - Bày mẫu. - Điều chỉnh mẫu hợp lí. - Quan sát đặc điểm mẫu. + Hướng ánh sáng mạnh – yếu khác nhau. + Vị trí các mảng đậm nhạt của vật - Nêu được: + Đặc điểm mầu ở mẫu + Tỉ lệ các phần + Độ đậm nhạt của màu. Màu chủ đạo trong bài vẽ. - HS trình bày ảnh hưởng qua lại của màu theo ví dụ ( lọ vàng bên quả chín đỏ à xuất hiện mầu da cam, ) Hoạt động 2 Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Gợi ý: cách vẽ bài vẽ theo mẫu tương tự như bài học tiết 7 tuần 7. ( Hoặc dựa vào minh họa, em hãy nêu cách vẽ) - Yêu cầu: Nêu các bước vẽ theo mẫu. - Đặt vấn đề, h/s xác định rõ trọng tâm: Vẽ theo mẫu bằng màu thì yếu tố màu hay hình vẽ là chính? - Nhấn mạnh: Lưu ý bố cục hợp lí, đúng tỉ lệ. Đậm nhạt phong phú. Trong quá trình vẽ phải so sánh thường xuyên giữa mẫu và bài vẽ. II . Cách vẽ màu - Quan sát minh họa - Nêu cách vẽ bài vẽ theo mẫu ( đã học tiết 7) - Nêu được 4 bước vẽ mầu bài vẽ theo mẫu. - Phân biệt được yếu tố màu sắc là chính, hình chỉ là “ cái cớ ” sáng tạo Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh thực hành. - Yêu cầu: Thực hiện bước vẽ phác mảng mầu lớn trước. - Nhắc lại: ảnh hưởng qua lại của màu. Chú ý màu của nền, không gian. - Chú ý phần vẽ phác:dứt khoát, mạnh dạn vẽ mảng mầu lớn. * Câu hỏi và bài tập - HS làm bài thực hành Vẽ mầu lọ hoa và quả trên giấy A4. - Lưu ý chỉ sử dụng bút chì đen, màu. - Vẽ bài vận dụng đúng phương pháp. Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Chọn 3 bài của h/s làm minh họa. - GV nhấn mạnh về dộ đậm nhạt và ảnh hưởng qua lại của màu sắc. - Lưu ý: Phần màu nền( nền và không gian). - Kết luận về ưu điểm của bài vẽ. Chỉ ra những điểm cần khắc phục. * Đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Nhận xét chung về toàn bộ bố cục bài vẽ ( hợp lí, thuận mắt hay chưa hợp lí) - Chỉ ra được 1 số điểm chưa hợp lí, cần sủa, khắc phục. *HDVN: - Về nhà đặt mẫu( bố cục khác ở lớp) vẽ mầu hoàn chỉnh. - Xem nội dung bài vẽ “Chữ trang trí” ( bài 13). Sưu tầm các kiểu chữ trang trí khác nhau ở báo, tạp chí, đặc san Ngày.tháng.năm 2008 Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thu Ngân

File đính kèm:

  • docGiao an moi nhat MT7.doc
Giáo án liên quan