Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 20: Vẽ theo mẫu - Kí hoạ ngoài trời - Năm học 2013-2014 - Trần Bích Thuỷ

I/ Mục tiêu bài học:

 KT: HS biết cách quan sát mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng

 KN: Kí họa được một vài dáng cây, dáng người và con vật

 TĐ: Thêm yêu mến thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng dạy- học:

 GV:

- Một số kí họa đẹp về người, phong cảnh, con vật.

- Tranh minh họa hướng dẫn cách kí họa.

- Một số bài của HS lớp trước.

 HS:

- Sưu tầm một số kí họa

- Bảng vẽ bằng gỗ dán hoặc bìa cứng

2/ Phương pháp dạy- học:

- Trực quan, vấn đáp, luyện tập, nhóm.

III/ Tiến trình dạy – học:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2/ Bài cũ: Nhận xét một số bài cũ của HS

3/ Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/ Tiến trình dạy – học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 20: Vẽ theo mẫu - Kí hoạ ngoài trời - Năm học 2013-2014 - Trần Bích Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 NS : 3-1-2014 Tiết : 20 VẼ THEO MẪU ND : 7-1-2014 Bài : 20 KÍ HỌA NGOÀI TRỜI I/ Mục tiêu bài học: ¯ KT: HS biết cách quan sát mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng ¯ KN: Kí họa được một vài dáng cây, dáng người và con vật ¯ TĐ: Thêm yêu mến thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng dạy- học: ¯ GV: - Một số kí họa đẹp về người, phong cảnh, con vật. - Tranh minh họa hướng dẫn cách kí họa. - Một số bài của HS lớp trước. ¯ HS: - Sưu tầm một số kí họa - Bảng vẽ bằng gỗ dán hoặc bìa cứng 2/ Phương pháp dạy- học: - Trực quan, vấn đáp, luyện tập, nhóm. III/ Tiến trình dạy – học: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 2/ Bài cũ: Nhận xét một số bài cũ của HS 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Tiến trình dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ĐDTBDH Hoạt động 1: Hướng dẫn HS vẽ ngoài trời - GV đặt câu hỏi gợi mở: 1) Kí họa ngoài trời rất phong phú, ta có thể kí họa những đối tượng nào? - GV giới thiệu một số bài kí họa đẹp nhằm để HS hình thành ý tưởng sẽ kí họa sắp tới. 2) Đây là bức kí họa dáng động hay tĩnh, nội dung của bức kí họa này là gì? -HS trả lời,GV chốt lại I/ Quan sát, nhận xét - Có thể kí họa một dáng cây, núi đồi, nhà cửa, đường sá, các phương tiện giao thông, con người hoặc con vật ở các dáng động, tĩnh khác nhau - Giới thiệu một số kí họa Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài - GV cho HS nhắc lại cách vẽ đã học ở bài trước. - GV chốt lại và minh họa nhanh lại cách kí họa một dáng người, lưu ý HS: + Đối với dáng người , luôn vẽ phác đường trục cơ thể, và đối với các đối tượng khác phải luôn quy về một hay nhiều hình cơ bản, sau đó mới vẽ chi tiết. II/ Cách vẽ - Chọn đối tượng để vẽ - Chú ý sắp xếp hình cho cân đối - Vẽ nét bao quát, nét chính. - Vẽ chi tiết: thể hiện được dáng động, tĩnh của đối tượng - Minh họa cách kí họa một dáng động của người Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài - GV đưa HS ra ngoài sân trường để HS quan sát, chọn đối tượng kí họa và góc nhìn để vẽ - Yêu cầu mỗi HS kí họa 2, 3 hình khác nhau, đối tượng tùy chọn. - GV theo dõi, động viên, khích lệ HS làm bài, nhắc nhở HS chú ý đến yêu cầu của bài - Chỉ ra cho HS thấy vẻ đẹp của hình mảng, đường nét, các dáng động, tĩnh để HS quan sát và cảm thụ III/ Thực hành - Chọn và kí họa một vài hình ảnh, đối tượng mà em thích 4/ Củng cố: - GV cho HS bày bài vẽ theo bàn, yêu cầu HS tự nhận xét 3) Hình kí họa nào đẹp? 4) Em thích bài vẽ nào? Vì sao? - Sau đó cho HS tự xếp loại, GV nhận xét lại, bổ sung, đánh giá và động viên HS. 5/ Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau 6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc7Tiet20.doc