I/ Mục tiêu bài học:
KT: HS biết thế nào là kí họa và cách kí họa
KN: Kí họa được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
TĐ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
GV:
- Một số kí họa về cây cối, về con người, gia súc.
- Hình minh họa hướng dẫn cách kí họa
HS:
- Sưu tầm một số kí họa và mẫu hoa, lá để kí họa.
- Dụng cụ vẽ
2/ Phương pháp dạy- học:
- Trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: Nhận xét một số bài cũ của HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 19: Vẽ theo mẫu - Kí hoạ - Năm học 2013-2014 - Trần Bích Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19 NS : 27-12-2013
Tiết : 19 VẼ THEO MẪU ND : 31-12-2013
Bài : 19 KÍ HỌA
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT: HS biết thế nào là kí họa và cách kí họa
¯ KN: Kí họa được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
¯ TĐ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Một số kí họa về cây cối, về con người, gia súc.
- Hình minh họa hướng dẫn cách kí họa
¯ HS:
- Sưu tầm một số kí họa và mẫu hoa, lá để kí họa..
- Dụng cụ vẽ
2/ Phương pháp dạy- học:
- Trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: Nhận xét một số bài cũ của HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1:
Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí họa.
- GV giới thiệu một số kí họa và tranh kí họa và yêu cầu HS quan sát hình trong SGK để tạo hứng thú, đặt câu hỏi:
1) Theo em ntn là kí họa?
- HS trả lời, GV bổ sung và giới thiệu thêm một vài bức kí họa để HS hiểu rõ hơn về kí họa
2) Vậy mục đích của kí họa là gì?
3) Có những loại kí họa nào?
4) Kí họa và vẽ theo mẫu có gì giống nhau và khác nhau?
- HS trả lời, GV chốt lại: Kí họa giúp quan sát độ đậm, nhạt của con người, cảnh vật, giúp ích cho bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh.
5) Em có biết người ta thường kí họa bằng chất liệu gì không?
- Sau đó, GV giới thiệu: đối với kí họa có thể dùng bất cứ chất liệu gì: than, chì, mực nho, màu nước
I/ Thế nào là kí họa
Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính về đối tượng (con người, thiên nhiên, con vật) được vẽ.
- Giới thiệu một số kí họa và hình trong SGK
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS cách kí họa
- GV treo ĐDDH,đặt câu hỏi:
6) Quan sát hình minh họa này, em hãy cho cô biết các bước vẽ kí họa?
- Sau khi HS trả lời, GV bổ sung và minh họa nhanh một bức kí họa phong cảnh
II/ Cách kí họa
- Chọn hình dáng đẹp, điển hình để kí họa.
- So sánh tỉ lệ các bộ phận và quy mẫu về những hình cơ bản nhất
- Vẽ nét bao quát rồi vẽ nét chính
- Vẽ chi tiết
- Treo ĐDDH minh họa cách kí họa
- GV minh họa bảng
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm bài
- Trước khi HS làm bài, GV cho HS xem một số kí họa người, cảnh vật, con vậtđể HS hình thành ý tưởng kí họa.
- GV cho HS ra ngoài kí họa theo nhóm, tạo hứng thú học tập. Gợi ý cảnh, dáng người để HS làm bài có hiệu quả.
- GV nhắc HS làm bài, không nên tham nhiều hình ảnh, bước đầu tập kí họa nên vẽ đơn giản cho quen tay.
III/ Thực hành
Kí họa 3 đến 4 hình về cảnh vật, con người, con vật, đồ vật
- Giới thiệu một số kí họa về con người, cảnh vật, con vật
4/ Củng cố:
- GV chọn một số bài vẽ đẹp, hướng dẫn HS nhận xét. HS phát biểu ý kiến về hình, bố cục và xếp loại bài vẽ
- GV bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS, cho điểm động viên, khuyến khích HS hứng thú học tâp.
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tập kí họa dáng người, dáng vật trong mọi tư thế
- Chuẩn bị bài sau
6/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 7Tiet19.doc