Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 27: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét đều - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên

I- Mục tiu:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của kiểu chữ trong trang trí. - Học sinh biết được đặc điểm của chữ in hoa nét đều, vẽ đẹp của nó và cách sắp xếp dòng chữ. - Học sinh biết cách kẻ kiểu chữ in hoa nét đều.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng kẻ chữ, kỹ năng bố cục, cách sắp xếp chữ. - Học sinh kẻ được một khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều và vẽ màu. - Rèn kỹ năng vẽ màu.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức trân trọng các thành quả lao động. - Có ý thức trang trí, làm đẹp các vật dụng cũng như góc học tập của bản thân gọn gàng và ngăn nắp. - Thị hiếu thẩm mĩ.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Một số bài vẽ mẫu, bảng phĩng to kiểu chữ in hoa nét đều và một số bìa sách, báo, khẩu hiệu.

 - Hình minh hoạ các bước tiến hành

 - Bài học sinh năm trước

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 27: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét đều - Năm học 2013-2014 - Trần Lê Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lý Thường Kiệt Năm học: 2013 - 2014 Giáo án Mỹ thuật 6 Giáo viên: Trần Lê Viên Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài: 27 – Vẽ trang trí: KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU I- Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của kiểu chữ trong trang trí. - Học sinh biết được đặc điểm của chữ in hoa nét đều, vẽ đẹp của nó và cách sắp xếp dòng chữ. - Học sinh biết cách kẻ kiểu chữ in hoa nét đều. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng kẻ chữ, kỹ năng bố cục, cách sắp xếp chữ. - Học sinh kẻ được một khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều và vẽ màu. - Rèn kỹ năng vẽ màu. 3. Thái độ: - Có ý thức trân trọng các thành quả lao động. - Có ý thức trang trí, làm đẹp các vật dụng cũng như góc học tập của bản thân gọn gàng và ngăn nắp. - Thị hiếu thẩm mĩ. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Một số bài vẽ mẫu, bảng phĩng to kiểu chữ in hoa nét đều và một số bìa sách, báo, khẩu hiệu. - Hình minh hoạ các bước tiến hành - Bài học sinh năm trước 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 6 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ III Phương pháp: - Trực quan _ Luyện tập - Đàm thoại _ Thảo luận IV. Nội dung bài dạy: - Kiểm tra bài cũ: - Bài mới: + Vào bài: Chữ Việt có nguồn gốc từ chữ La Tinh ngoài nhiệm vụ trao đổi và truyền đạt thông tin chữ còn được sử dụng làm trang trí. Có rất nhiều kiểu chữ. Hôm nay chúng ta học kẻ một trong những kiểu chữ trên. Nội dung ghi bảng và ghi vở HS TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 27: Vẽ trang trí: KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU I. Quan sát - Nhận xét - Bảng chữ in hoa nét đều. - Khái niệm: - Đặc điểm: + Là kiểu chữ có các nét đều bằng nhau. + Kiểu chữ có dáng chắc khỏe. + Có sự khác nhau về độ rộng, hẹp + Các dạng chữ in hoa nét đều (chữ có nét thẳng, chữ vừa có nét thẳng vừa có nét cong, chỉ có nét cong) - Lưu ý + Chữ in hoa nét đều có kiểu chữ có chân và kiểu chữ không có chân. + Chiều ngang và chiều cao của con chữ có thể thay đổi theo mục đích của người trình bày, người kẻ chữ. - Hướng dẫn cách sắp xếp dòng chữ. + Bố cục: (Chú ý về tỉ lệ, khoảng cách các con chữ, các khe II. Cách kẻ chữ: - Các bước: có 5 bước Bước 1: Tìm khung hình chung. Bước 2: Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều rộng của hàng chữ. Bước 3: Chia khoảng cách giữa khe, con chữ. Bước 4: Phác nét và kẻ chữ. Bước 5: Vẽ màu III. Bài tập: - Kẻ chữ in hoa nét đều “ CHĂM HỌC” 1’ 8’ 9’ 23’ 4’ 1’ - GV ghi tên bài lên bảng Hoạt động 1: - Giới thiệu 2 bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm và bảng chữ in hoa nét đều để học sinh nhận xét sau đó chỉ để lại 1 bảng chữ in hoa nét đều để học sinh biết được đặc điểm của chữ và đặt câu hỏi: + Chữ in hoa nét đều giống và khác chữ in hoa nét thành nét đậm ở chỗ nào? - Giống: đều có con chữ rộng ngang và hẹp ngang, đều chữ in hoa đều có nét đậm. - Khác: Chữ in hoa nét đều các nét trong 1 từ, 1 con chữ đều bằng nhau. + Thế nào là kiểu chữ in hoa nét đều? (Là kiểu chữ mà trong một con chữ có các nét đều bằng nhau) + Chữ in hoa nét đều nó có những đặc điểm gì? - Các nét trong một con chữ đều bằng nhau. - Là kiểu chữ có dáng chắc khỏe. - Có sự khác nhau về độ rộng, độ hẹp ) + Trong bảng chữ có những chữ nào chữ có nét thẳng? Chữ nào vừa có nét thẳng nét cong và chữ nào có nét thẳng nét cong và chữ náo chỉ có nét cong? - Chữ rộng ngang: M, O, G, Q, C, - Chữ hẹp ngang: I,L, T - Chữ chỉ có nét thẳng: A, E, H, I, L, M, N, T, X, Y, V ) - Chữ vừa có nét thẳng vừa có nét cong:B, D, G, P , R, U. - Chữ chỉ có nét cong: C, O, Q, S. - Vừa nói vừa ghi các lưu ý lên bảng để học sinh ghi bài. - Giáo viên cho học sinh xem cách sắp xếp dòng chữ. + Giáo viên treo một số bố cục lên và đặt câu hỏi. + Bố cục của bài nào đẹp nhất vì sao? (b. Vì nó nằm cân đối giữa tờ giấy, các chữ đúng tỉ lệ, khoảng cách hợp lý) - Bài c: Kích thước quá nhỏ so với tờ giấy và bị lệch phải. - Bài a: Kích thước chữ quá to so với bố cục tờ giấy) => Giáo viên củng cố lại để học sinh hiểu được và vận dụng vào bài vẽ của mình cho phù hợp với bố cục. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ: - Trước khi hướng dẫn cách kẻ giáo viên yêu cầu học sinh đứng dậy nhắc lại các bước tiến hành cách kẻ dòng chữ (con chữ) - Giáo viên treo bảng phụ các bước tiến hành lên bảng cho học sinh quan sát và thực hiện lên bảng. Bước 1: Ước lượng chiều dai dòng chữ để sắp xếp vào khoảng giấy cho cân đối. vd: Kẻ dòng chữ "CHĂM HỌC" Bước 2: Ước lượng chiều cao, chiều rộng của chữ cho vừa với chiều dài dòng chữ (không thừa, không thiếu) và phải hợp lý. Bước 3: Chia khoảng cách giữa các chữ, con chữ cho hợp lý. Lưu ý: Khoảng cách và khe chữ đứng và chữ cong. Vd: Khoảng cách khe giữa chữ nét đứng với nét đứng rộng hơn 1 chút so với nét đứng và nét cong. Bước 4: Tiến hành phác nét và kẻ chữ. Dựa trên tỉ lệ khoảng cách ta phác nét và kẻ chữ. Bước 5: Vẽ màu nền và màu chữ Lưu ý phải dùng màu sao cho nổi rõ dòng chữ, vd: Màu chữ sáng thì nền đậm hoặc ngược lại) Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành + Yêu cầu học sinh đem đồ dùng học tập ra làm bài. - Cất bảng mẫu, treo bảng chữ nét đều. - Yêu cầu học sinh kẻ dng2 chữ in hoa nét đều: "CHĂM HỌC" - Nhắc học sinh thực hiện các bước như đã hướng dẫn. - Bao quát lớp và giúp đỡ học sinh vẽ bài. - Nếu thấy cả lớp có lỗi sai chung thì nhắc lớn để các em tự nhận ra và sửa chữa vào bài của mình. - Cá nhận học sinh sai thì nhắc nhở để không làm ảnh hưởng đến bạn khác, chú ý không vẽ hộ cho học sinh. - Hết giờ yêu cầu cả lớp dừng bút. Hoạt động 4: Nhận xét: - Giáo viên chọn 1 số bài đẹp và chưa đẹp đem dán lên bảng cho học sinh quan sát và nhận xét. + Đặt câu hỏi + Bố cục + Kiểu chữ + Tỉ lệ, khoảng cách. +Màu sắc. ® Giáo viên củng cố hệ thống nội dung bài học. => Giáo viên tổng hợp ý kiến và đưa ra nhận xét chung và xếp loại. - Nhận xét và đánh giá tiết học + Đem 2-3 cuốn sách, báo ngoài bìa có kiểu chữ IN HOA NÉT ĐỀU thông qua đó giáo dục học sinh hiểu về vai trò của kiểu chữ trong đời sống. Hoạt động 5: Dặn dị kết thúc - Giáo viên yêu cầu học sinh nào chưa vẽ xong về nhà hoàn thành - Về nhà chuẩn bị cho cô bài mới. Bài 28: Vẽ trang trí: KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM - Chào học sinh. - HS ghi bài vào vở Hoạt động 1: - Chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hỏi bài và xung phong trả lời. + Phải quan sát kỹ 2 bảng chữ và chỉ ra được bảng chữ in hoa nét đều. + Phải phân biệt được sự giống và khác nhau giữa 2 bảng chữ. - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Lắng nghe và trả lời được đặc điểm chữ qua quan sát bảng chữ. - Quan sát lắng nghe câu hỏi và chỉ ra được: + Chữ hẹp bề ngang. + Chữ rộng bề ngang. + Chữ có nét thẳng. + Chữ vừa có nét thẳng vừa có nét cong. + Chữ chỉ có nét cong. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe và trả lời câu hỏi. - Quan sát và tham gia cùng nhận xét và chỉ ra được bố cục đẹp nhất và giải thích được vì sao. - Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: - Chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn. - Chú ý quan sát và ghi nhớ. Hoạt động 3: - Đem đồ dùng học tập ra thực hành. - Kẻ hàng chữ mà giáo viên ghi ở đề bài, theo kiểu chữ IN HOA NÉT ĐỀU. - Lắng nghe và chú ý thực hiện. - Học sinh dừng bút vẽ Hoạt động 4: - Chú ý quan sát và tham gia nhận xét về: bố cục, kiểu chữ, tỉ lệ, khoảng cách và màu sắc. - Lắng nghe và ghi nhớ, rút kinh nghiệm. Hoạt động 5: - Lắng nghe và ghi nhớ để về nhà thực hiện. - Chào giáo viên.

File đính kèm:

  • docBai 27 VTT Ke chu in hoa net deu.doc
Giáo án liên quan