Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 28 -29-30 Năm 2009-2010

I.Mục tiêu :

HS biết cách làm đồng hồ để bàn

Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối

HS khá-giỏi(khéo tay): Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp

II. Đồ dùng dạy học:

Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công hoặc bìa cứng màu có kích thước đủ lớn cho HS quan sát.

Một đồng hồ để bàn thật.

Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn

Giấy thủ công các màu, kéo, bút chì, hồ dán và giấy nháp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 28 -29-30 Năm 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/3/2010 Ngày dạy: 17/3/2010 BÀI 17 LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (3 TIẾT) I.Mục tiêu : HS biết cách làm đồng hồ để bàn Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối HS khá-giỏi(khéo tay): Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp II. Đồ dùng dạy học: Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công hoặc bìa cứng màu có kích thước đủ lớn cho HS quan sát. Một đồng hồ để bàn thật. Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn Giấy thủ công các màu, kéo, bút chì, hồ dán và giấy nháp. III. Các hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ học tập và giới thiệu bài: 3-4 phút GV nêu mục tiêu: Học quy trình làm đồng hồ để bàn. Làm được đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét (7 phút) Mục tiêu: HS nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu. Định hướng cách làm đồng hồ để bàn Tiến hành: -Giáo viên giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu và hướng dẫn HS quan sát và nhận xét . +Đồng hồ có hình gì? +Có những bộ phận nào? +Được làm bằng vật liệu gì? +Làm như thế nào để được đồng hồ để bàn? Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu: (8 phút) Mục tiêu: HS biết cách làm đồng hồ để bàn Tiến hành: GV hướng dẫn HS các bước như sau: Bước 1: Cắt giấy: -Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều rộng 16 ô, dài 24 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. -Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ -Cắt1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ: -Làm khung đồng hồ: +Gấp đôi tờ giấy thủ công có chiều rộng 16 ô, dài 24 ô. +Mở ra bôi hồ đều vào mép giấy, miết cho hai nửa mặt giấy dính vào nhau +Gấp cạnh 12 ô lên 2 ô (phía có 2 mép giấy) để dán khung vào đế. -Làm mặt đồng hồ: +Lấy tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô gấp làm 4 phần bằng nhau. Dùng bút chấm vào điểm giữa và vẽ các số 12; 3; 6; 9. +Cắt dán (hoặc vẽ kim đồng hồ 12 3 9 12 3 9 6 6 -Làm đế đồng hồ: +Gấp tờ giấy thủ công có chiều rộng 16 ô, dài 24 ô theo chiều ngang lên 6 ô, gấp liên tiếp 2 lần như vậy. +Dán mép ngoài lại để được tờ giấy rộng 6, dài 16 ô +Gấp hai cạnh của bề 6 ô lên (mỗi cạnh 1 ô rưỡi) miết cạnh cho thẳng và phẳng để dược đế đồng hồ. -Làm chân đỡ đồng hồ: +Gấp tờ giấy thủ công hình vuông 10 lên 2 ô rưỡi, gấp liên tiếp 2 lần như vậy. +Dán mép ngoài lại để được tờ giấy rộng 2 ô rưỡi, dài 10ô +Gấp tờ giấy rộng 2 ô rưỡi, dài 10ô theo chiều ngang lên 2 ô để làm chân đỡ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh: -Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ. -Dán khung đồng hồ vào phần đế. -Dán chân đỡ vào mặt sau của khung đồng hồ 12 6 9 3 Hoạt động 4: Tổ chức cho HS thực hành .15 phút Mục tiêu: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối HS khá-giỏi(khéo tay): Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp Tiến hành: GV yêu cầu HS nêu lại cách làm đồng hồ để bàn GV yêu cầu HS cắt, gấp, dán đồng hồ để bàn Giáo viên theo dõi, giúp đỡ HS yếu Hoạt động 5: Củng cố – dăn dò: 2-3 phút Gọi 1 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn Dặn HS tiếp tục ôn tập các bước làm đồng hồ để bàn. Chuẩn bị các bước làm đồng hồ để bàn tiếp theo. HS trưng bày dụng cụ lên bàn HS ghi tựa bài Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên HS quan sát quy trình làm đồng hồ để bàn. HS nêu lại quy trình HS thực hành làm đồng hồ để bàn Ngày soạn: 13/3/2010 Ngày dạy: 24&31/3/2010 LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 2, 3) I.Mục tiêu : Như tiết 1 II. Đồ dùng dạy học: Như tiết 1 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ học tập và giới thiệu bài: 3-4 phút GV nêu mục tiêu: Ôn và thực hành làm đồng hồ để bàn Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối HS khá-giỏi(khéo tay): Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp Hoạt động 2: Ôn lại quy trình làm đồng hồ để bàn (10 phút) Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại quy trình làm đồng hồ để bàn Tiến hành: -Yêu cầu HS nêu lại quy trình làm đồng hồ để bàn Hoạt động 3 : Thực hành làm đồng hồ để bàn 15-17 phút) Mục tiêu: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối HS khá-giỏi(khéo tay): Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp Tiến hành: Yêu cầu mỗi HS tự cắt, gấp, dán đồng hồ để bàn bằng giấy màu thủ công hoặc bìa màu Hoạt động 3 : Trưng bày sản phẩm. (3 – 5 phút) -Giáo viên cho HS cá nhân trình bày sản phẩm của mình lên bàn. -GV hướng dẫn HS nhận xét bài của bạn: Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Đồng hồ tương đối cân đối Đồng hồ trang trí đẹp -Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học sinh (đánh giá, lấy tích vào sổ). GV nhận xét, biểu dương một số bài làm tốt. Hoạt động 4: Củng cố – dăn dò: 2-3 phút Gọi 1 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn Dặn HS tiếp tục ôn tập các bước làm đồng hồ để bàn. Chuẩn bị các bước làm đồng hồ để bàn tiếp theo. Tuần 31: làm quạt giấy tròn. HS trưng bày dụng cụ lên bàn 2-3 Học sinh nêu lại quy trình làm đồng hồ để bàn HS thực hành làm đồng hồ để bàn Học sinh trưng bày sản phẩm lên bàn. HS nhận xét bài của bạn.

File đính kèm:

  • docTUAN 28 -29-30.doc
Giáo án liên quan