I. Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về tranh dân gian VN và vẻ đẹp của nó.
- Vẽ màu theo ý thích có độ đậm, nhạt.
- HS yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị:
GV : Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau ( của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống.)
- Một số bài của HS năm trước.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 16-18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14 tháng 12 năm 2009
Tuần 16
Bài 16 : Vẽ màu vào hình có sẵn
( Đấu vật, phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ )
I. Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về tranh dân gian VN và vẻ đẹp của nó.
- Vẽ màu theo ý thích có độ đậm, nhạt.
- HS yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị:
GV : Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau ( của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống...)
- Một số bài của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
GT bài :
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian
- GV giới thiệu một số tranh dân gian:
+ Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của VN, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc VN, thường được vẽ, in, bán vào dịp tết nên còn được gọi là tranh Tết.
+ Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề, từ đời này sang đời khác.
+ Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như : Tranh sinh hoạt x• hội, lao động sản xuất, ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống, tranh thờ, tranh trang trí.
- Yêu cầu HS nêu một số tranh dân gian mà các em biết ( có thể là tranh ở địa phương )
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- GV cho HS xem một số tranh đấu vật để các em nhận ra các hình vẽ ở tranh. Dáng người ngồi, các thế vật.
- Gợi ý HS tìm màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, trang pháo và màu nền.
- Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở các hình người hoặc ngược lại.
Hoạt động 3 : Thực hành:
- HS tự vẽ màu vào hình theo ý thích. Dựa vài từng bài. GV gợi ý vẽ màu cho phù hợp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá những bài vẽ màu đẹp.
- Khen ngợi những em vẽ màu đẹp.
Dặn dò
Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho bài học sau.
Đám cưới chuột. Tranh Đông Hồ
Rút kinh nghiệm:
Tuần 17 Ngày dạy: 21 tháng 12 năm 2009
Bài 17 : Vẽ chú bộ đội
I. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu về hình ảnh chú bộ đội
- Vẽ tranh về đề tài chú bộ đội .
HS yêu quí chú bộ đội .
II. Chuẩn bị:
GV: Sưu tầm một số tranh về chú bộ đội
Một số bài vẽ của HS các năm trước .
HS: Giấy vẽ, vở tập vẽ; bút chì, màu.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
GT bài :
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV GT một số tranh ảnh và gợi ý để HS nhận biết:
+ Tranh ảnh về đề tài chú bộ đội rất phong phú bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân.
- GV gợi ý thêm một số hình ảnh khác.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
GV: Yêu cầu HS nhớ lại cô chú bộ đội
+ Quân phục, quần áo, mũ và màu sắc.
+ Trang thiết bị vũ khí xe pháo, tàu thuỷ, máy bay.
-GV gợi ý HS cách thể hiện nội dung.
Hình ảnh chính, hình ảnh phụ .
Hoạt động 3: Thực hành .
+ GV gợi ý HS tìm cách thể hiện nội dung
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
+ Cách thể hiện đề tài.
+ Bố cục hình dáng, màu sắc.
Dặn dò
Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho bài học sau.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 18 Ngày dạy: 28 tháng 12 năm 2009
Bài 18 : Vẽ lọ hoa
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẻ đẹp của chúng.
- HS biết cách vẽ lọ hoa.
- Vẽ được cái lọ hoa và trang trí theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh, ảnh một số lọ hoa có kiểu dáng chất liệu ( gốm, sứ... ) màu sắc và trang trí khác nhau.
- Một số bài vẽ của HS năm trước.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- HS: Giấy hoặc vở tập vẽ
- Màu, bút, chì, tẩy.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
GT bài :
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu kiểu dáng các lọ hoa để HS nhận biết :
- Hình dáng lọ hoa phong phú về độ cao thấp, về đặc điểm các bộ phận miệng, cổ, thân, đáy.
+ Trang trí hoạ tiết, màu sắc.
+ Chất liệu ( gốm, sứ, thuỷ tinh )
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa
Có thể bày mẫu ở các vị trí khác nhau cho HS vẽ theo mẫu.
- GV giới thiệu cách vẽ :
- Phác khung hình lọ hoa ( chiều cao, ngang, phác đường trục)
- Phác nét tỉ lệ các bộ phận ( miệng, cổ, vai, thân dài )
- Vẽ hình chi tiết cho giống cái lọ mẫu.
- Gợi ý cho HS cách trang trí và vẽ màu.
- Vẽ màu tự do.
Hoạt động 3: Thực hành:
- HS làm bài vẽ hình cân đối với tờ giấy.
- Giúp HS tìm tỉ lệ và các bộ phận.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- HS nhận xét và đánh giá bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí.
- HS tự xếp loại bài theo ý thích.
Dặn dò:
Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho bài học sau
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- MI THUAT 3 SOAN KIDEP T1618.doc