Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 10-12

I. Mục tiêu:

- HS làm quen với tranh tĩnh vật.

- Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, vẽ màu ở tranh.

- Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

II. Chuẩn bị:

GV : Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và một số hoạ sĩ khác.

- Tranh tĩnh vật của HS các năm trước.

HS : Sưu tầm thêm một số tranh khác.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 10-12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 2 tháng 11 năm 2009 Tuần 10 Bài 10. Thường thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật ( Một số tranh tĩnh vật hoa quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh ) I. Mục tiêu: - HS làm quen với tranh tĩnh vật. - Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, vẽ màu ở tranh. - Cảm thụ vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. II. Chuẩn bị: GV : Sưu tầm tranh của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và một số hoạ sĩ khác. - Tranh tĩnh vật của HS các năm trước. HS : Sưu tầm thêm một số tranh khác. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: GT bài: Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các hoạ sĩ. Qua vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc phong phú của hoa quả, các hoạ sĩ muốn gửi gắm vào tranh tính yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều họa sĩ nổi tiếng đ• vẽ tranh tĩnh vật, hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa quả. Hoạt động 1: Xem tranh ( có thể chia nhóm ) - GV yêu cầu HS quan sát ở vở bài tập vẽ 3 để các em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi GV nêu : + Tác giả bức tranh là ai ? + Tranh vẽ những loại hoa quả nào ? + Hình dáng của những loại hoa quả đó. + Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh. + Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ? Tỉ lệ các loại hình chính so với hình phụ. + Em thích bức tranh nào nhất ? Tại sao ? - Sau khi xem tranh : GV giới thiệu vài nét về tác giả. Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh đ• nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường đại học mĩ thuật công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài phong cảnh, tĩnh vật hoa quả. Ông đ• có nhiều tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triễn l•m trong nước và quốc tế. Thảo luận : Đại diện cho các nhóm trả lời các câu hỏi trên. - GV cho HS xem thêm một số tranh tĩnh vật khác. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung về giờ học. - Khen ngợi một số HS phát biểu xây dựng bài. Dặn dò : - Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét. - Quan sát lá cây ( hình dáng và màu sắc ) Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 9 tháng 11 năm 2009 Tuần 11 Bài 11. vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá I. Mục tiêu: - HS biết cấu tạo của cành lá, hình dáng màu sắc và vẽ đẹp của nó. - Vẽ được cành lá đơn giản. - Có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh. II. Chuẩn bị: GV: Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc. - Hình hướng dẫn cách vẽ. - Bài vẽ của HS các năm trước. - Một vài bài trang trí có hoạ tiết hình chiếc lá hay cành lá. HS : Cành lá đơn giản. Bút, chì, màu. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: GT bài : Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét - GV giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết: - Giới thiệu cành lá hoa hồng, + Đây là cành lá gì ? (Cành lá hoa hồng). + Đặc điểm của cành lá? ( Các lá mọc đỗi xứng nhau qua cành, lá có răng cưa ...). + Hình dáng của cái lá ? (Lá có hình dáng hơi bầu, chóp lá nhọn, xung quanh có răng cưa ... ) - Giới thiệu thêm một số cành lá khác để HS so sánh và tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng, màu sắc. + Màu sắc của cánh lá ? (xanh đậm, xanh non ...) + Ngoài ra em còn thấy lá cây có màu gì nữa ? ( màu trắng, vàng, đỏ, tím ...) - Giới thiệu một số bài trang trí + Trong bài trang trí vẽ hình gì ? + HS xem bài trang trí để thấy được cành lá đẹp có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí. Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá - Yêu cầu: HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ : + Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy. + Vẽ phác cành, cuống lá ( chú ý hướng của cành, cuống lá ) + Vẽ phác hình của lá cây, chỉnh sửa hình cho gần giống mẫu, xoá nét thừa + Vẽ màu theo ý thích. Ví dụ: Lá non hay già, có màu đậm, nhạt. - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS dựa vào hình, nhắc lại cách vẽ. - Giới thiệu bài vẽ của HS các lớp trước. + Em có nhận xét gì về các bài vẽ trên: * Bố cục * Hình vẽ đúng mẫu, rõ đặc điểm * Màu sắc phong phú Hoạt động 3: Thực hành: - Treo mẫu lên vị trí thuận lợi nhất, yêu cầu HS quan sát để vẽ - HS thực hành theo yêu cầu của bài tập. - GV bao quát lớp, gợi ý thêm cho một số em còn lúng túng Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: - Tổ chức trưng bày sản phẩm - Gợi ý để các em nhận xét: * Bố cục * Hình vẽ đúng mẫu, rõ đặc điểm * Màu sắc phong phú - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích. - GV đánh giá, xếp loại, khen ngợi, tuyên dương những em có sản phẩm đẹp và tích cực phát biểu xây dựng bài. - Gợi ý thêm cho một số em chưa hoàn thành về nhà hoàn thiện bài vẽ. - Tổ chức trò chơi củng cố + Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em + Hình thức chơi: Thi vẽ tiếp sức hoàn thiện bài vẽ cành lá + Luật chơi: Mỗi em thực hiện một bước theo thứ tự từ bước 1 đến bước 4 sau thời gian 3 phút, nhóm nào thực hiện xong bài vẽ đẹp, đúng mẫu, màu sắc phong phú. Dặn dò: - Một số em chưa hoàn chỉnh tiếp tục để hoàn thiện. - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam. - Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho bài sau. Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 16 tháng 11 năm 2009 Tuần 12 Bài 12 : Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam I. Mục tiêu: HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về ngày nhà giáo VN. -Vẽ được tranh về ngày nhà giáo VN ; -Yêu quí kính trọng thầy cô giáo. II. Chuẩn bị: GV : Sưu tầm một số tranh về đề tài ngày 20-11 và một số đề tài khác. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. - Bài vẽ của HS các năm trước. HS: Sưu tầm tranh về ngày 20-11, giấy, vở, màu. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu : GT bài: Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài: - GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra: + Tranh nào vẽ đề tài 20-11. + Tranh vẽ ngày 20-11 có hình ảnh gì ? Gợi ý HS nhận xét về tranh. - Màu sắc trong tranh như thế nào ? GV kết luận : - Có nhiều cách vẽ tranh về 20-11. - Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ. - Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của GV và HS. - Màu sắc rực rở của ngày lễ như áo quần ... Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: GV giới thiệu hình hướng dẫn và gợi ý HS : + Tặng hoa thầy cô giáo ( ở lớp, ở sân trường ) + HS vây quanh thầy cô giáo. + Cùng bố mẹ tặng hoa thầy cô giáo. + Vẽ hình ảnh chính, chú ý dáng người cho tranh sinh động. + Vẽ hình ảnh phụ. + Vẽ màu theo ý thích Hoạt động 3: Thực hành -HS làm bài : Có thể cho 2-3 em lên bảng. + HS làm vào vở Hoạt động 4: Nhận xét- đánh giá HS chọn các bài vẽ đẹp GT trước lớp. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docMI THUAT 3 SOAN KIDEP T1012.doc