I- Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, với tranh của thiếu nhi, của họa sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: -Sưu tầm 1 số tranh thiếu nhi về môi trường và đề tài khác.
- Tranh của họa sĩ vẽ cùng đề tài.
2- Học sinh:Sưu tầm tranh, ảnh về môi trường.Đồ dùng học vẽ.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Tuần 1-14 Năm học 2010 -2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng hình tròn,..
Màu sắc: Mít màu xanh, hồng màu đỏ, ...
Hình ảnh chính to, rõ ràng hơn hình ảnh phụ đợc đặt giữa tranh.
G: Thiên nhiên tơi đẹp luôn là niềm cảm hứng sáng tác của các họa sĩ.Qua vẽ đẹp về hình dáng, màu sắc p-hong phú của hoc, quả các học sĩ muốn gửi gắm váo tranh trình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. ở Việt Nam, hoạ sĩ Đờng Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sắc để sáng tác đợc những tác phẩm đẹp về hoa và quả.
H: Lắng nghe.
G: Yêu cầu HS quan sát tranh ở vở tập vẽ 3 và tranh đã chuẩn bị sẵn và nêu câu hỏi cho HS trả lời:
? Tác giả bức tranh là ai?
? Tranh vẽ những loại hoa quả nào?
? Hình dáng của các loại hoa, quả đó?
? Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh?
? Những hình ảnh chính trong bức tranh đợc đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ?
? Em thích bức tranh nào nhất?
H: quan sát tranh và trả lời.
G: Tóm tắt lại nội dung tranh và giới thiệu vè tác giả:
G: Hoạ sĩ Đờng Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại trờng Đại học Mic thuật Công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài: Phong cảnh, tĩnh vật.Ông đã có nhiều tác phẩm đoạt giủa trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nớc.
Nhận xét, đánh giá: - GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những HS tích cực phát biểu xây dựng bài.
Dặn dò: Quan sát cành, lá cây.
Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của BGH
Yên Đồng, Ngày…. tháng…. năm 2008
Tuần 11
Soạn ngày:3/11/2008
Tiết 11
Bài 11: Vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cấu tạo của cành lá: Hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó.
- Vẽ được cành lá đơn giản.
- Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Một số cành lá khác nhau về hình dáng, màu sắc (có 3 đến 4 lá).
- Bài vẽ của HS các lớp trước.
- Một vài bài trang trí có hoạ tiết là chiếc lá hay cành lá.
2- Học sinh: - Mang theo cành lá đơn giản. Đồ dùng học vẽ.
III- Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra: đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
C. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu một số loại lá khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của các cành lá đó.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Quan sát, nhận xét:
+ Cành lá phong phú về + Cành lá phong phú về hình dáng và màu sắc.
Cách vẽ cành, lá:
+ Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy.
+ Vẽ phác cành, cuống lá (chú ý hướng của cành, cuống lá).
+ Vẽ phác hình của từng chiếc lá.
+ Vẽ chi tiết cho giống nhau.
+ Có thể vẽ màu như mẫu.
+ Có thể vẽ màu khác: cành lá non, cành lá già ...
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt
Thực hành:
Chọn và vẽ một cành lá theo ý thích vào vở tập vẽ.
G: giới thiệu một số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận biết:
? Hình dáng và màu sắc của cành lá như thế nào?
? Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá.
H: Quán sát và trả lời.
G: cho HS xem một vài bài trang trí để các em thấy: Cành lá đẹp có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí.
G: Yêu cầu học sinh quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ:
G: Cho xem một số bài vẽ cành lá của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
G: Nêu yêu cầu của bài tập thực hành.
H: làm bài, có thể có 2 hoặc 3 học sinh vẽ trên bảng. Các HS khác vẽ mẫu chung hoặc vẽ mẫu mang theo.
G: Quan sát, gợi ý học sinh.
+ Phác hình chung.
+ Vẽ rõ đặc điểm của lá cây.
+ Vẽ màu tự chọn.
D. Nhận xét, đánh giá: - GV hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về: Hình vẽ (so với phần giấy),đặc điểm của cành lá; màu sắc, ...
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp và xếp loại.
E. Dặn dò: Sưu tầm tranh về đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam (20-11)
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của BGH
Yên Đồng, Ngày…. tháng…. năm 2008
Tuần 12
Soạn ngày:13/11/2008
Tiết 12
Bài 12: Vẽ tranh: Đề tài Ngày nhà giáo Việt nam
I- Mục tiêu:
- Học sinh tìm, chọn nội dung đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam.
- Vẽ được tranh về ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:- Sưu tầm 1 số tranh về đề tài ngày 20 - 11 và một số tranh đề tài khác
- Bài vẽ của học sinh các lớp trước về ngày 20 - 11
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh về ngày 20 – 11
- Đồ dùng học vẽ.
III.Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra: đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
C. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu một số tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam và tranh đề tài khác và yêu cầu các em chọn ra các bức tranh vẽ về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Tìm và chọn nội dung:
- Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của giáo viên và HS;
- Màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa ....);
- Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy giáo, cô giáo.
2. Cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng ngời cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3. Thực hành:
Vẽ tranh Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
G : giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra:
? Tranh về ngày 20 - 11 có những hình ảnh gì?
? Hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
? Màu sắc
H: Quan sát tranh, suy nghĩ trả lời.
G: Có nhiều cách vẽ tranh về ngày 20 -11. Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ;
G: Yêu cầu Hs nêu lại các bước vẽ tranh đề tài.
H: 1-2 HS nêu.
G: Hướng dẫn các bước vẽ thông qua hình hướng dẫn cách vẽ.
H: Theo dõi.
G: Nêu yêu cầu của bài tập thực hành.
H: Vẽ tranh vào vở tập vẽ.
G: Chú ý cách vẽ hìmh ảnh chính để làm nổi bật nội dung.
+ Vẽ màu kín tranh và có đậm nhạt.
D. Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét bài vẽ về: Nội dung (rõ hay chưa rõ); Các hình ảnh (sinh động); Màu sắc (tươi vui).
- Học sinh tìm tranh mà mình thích và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập của lớp và khen ngợi HS có tranh đẹp.
E. Dặn dò: Quan sát cái bát về hình dáng và cách trang trí.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của BGH
Yên Đồng, Ngày…. tháng…. năm 2008
Tuần 13
Soạn ngày:17/11/2008
Tiết 13
Bài 13: Vẽ trang trí: Trang trí cái bát
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
- Một số cái bát không trang trí để so sánh.
- Một số bài trang trí cái bát của HS các lớp trước.
2- Học sinh: - Vở tập vẽ, đồ dùng học vẽ.
III- Tiến trình lên lớp:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra: đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
C. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu một số cái bát có hình trang trí khác nhau để các em nhận biết được cách trang trí hình vẽ trên cái bát.
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Quan sát, nhận xét:
Hình dáng: hình cầu.
Các bộ phận: miệng, thân và đáy.
Cách trang trí:
+ Họa tiết: hoa, lá, con vât, phong cảnh,…
+ Màu sắc: Nhẹ nhàng.
+ Cách sắp xếp họa tiết: đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều ....
2.Cách trang trí cái bát:
+ Tìm vị trí và kích thước để vẽ hoạ tiết cho phù hợp.
+ Cách sắp xếp họa tiết: Sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều ....
+ Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết.
Thực hành:
Trang trí hình cái bát vào vở tập vẽ.
G: Giới thiệu một số cái bát, gợi ý HS nhận biết:
? Hình dáng các loại bát?
? Các bộ phận của cái bát?
? Cách trang trí trên bát?
H: Quan sát, trả lời.
H: Tìm ra cái bát đẹp theo ý thích.
G: Hướng dẫn HS cách vẽ thông qua hình hướng dẫn cách vẽ.
H: Quan sát GV hướng dẫn.
G: Cho xem một số bài trang trí cái bát của lớp trước để các em học tập cách trang trí.
G: Nêu yêu cầu của bài tập thực hành.
H: Vẽ vào vở tập vẽ.
G: gợi ý học sinh:
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng).
D. Nhận xét đánh giá: - Học sinh tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- HS nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
E. Dặn dò: Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu
IV. Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của BGH
Yên Đồng, Ngày…. tháng…. năm 2008
Tuần 14
Soạn ngày:25/11/2008
Tiết: 14
Bài 14: Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật quen thuộc.
Mục tiêu:
HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm con vật quen thuộc.
Biết cách và vẽ được hình một con vật theo ý thích.
Biết chăm sóc và yêu mên các con vật.
Chuẩn bị:
Giáo viên: - Tranh, ảnh một số con vật.
- Tranh vẽ con vật của Hs và họa sĩ.
Học sinh: - Tranh, ảnh các con vật, vở tập vẽ, màu vẽ.
Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:
Nội dung
Hoạt động dạy và học
Quan sát, nhận xét.
Con gà, chó, mèo, thỏ, trâu, bò, ngựa,…
Hình dáng: Trâu to, đuôi dài nhỏ, có mầu đen; Thỏ tai dài, lông mầu trắng;….
Các bộ phận: Đầu, thân, chân, đuôi.
Cách vẽ con vật.
+ Hình dung con vật sẽ vẽ.
+ Vẽ các bộ phận lớn trước.
+ Vẽ các bộ phận nhỏ sau
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
- Chú ý các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy ...
+ Vẽ màu tự chọn.
Thực hành.
- Vẽ con vật mà em yêu thích.
G: Giới thiệu tranh, ảnh một số con vật để HS nhận biết:
? Tên con vật?
? Hình dáng, mầu sắc của chúng như thế nào?
? Hãy kể tên các bộ phận chính của con vật?
? Các bộ phận của các con vật có giống nhau không?
H: Không giống.
? Hãy kể tên một vài con vật quen thuộc mà em yêu thích và hãy mô tả lại hình dáng của chúng.
H: Quan sát trả lời.
G: Hướng dẫn HS cách vẽ con vật.
G: Cho Hs xem một số tranh của hs và họa sĩ để hs nắm rõ cách làm bài.
H: Quan sát.
G: Có thể vẽ thêm hình cỏ,cây,hoa, lá,… cho tranh thêm sinh động.
G: Nêu yêu cầu của bài thực hành.
H: Chọn con vật mà mình yêu thích rồi làm bài cá nhân theo hướng dẫn.
G: Quan sát và gợi ý HS vẽ:
- Tạo hình dáng con vật và vẽ thêm các hình khác cho sinh động hơn.
Nhận xét, đánh giá:
GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành để hs nhận xét tìm ra bài đẹp.
GV tóm tắt bổ sung và xếp loại, động viên những bài đẹp.
Dặn dò: - Hoàn thành tiếp bài nếu chưa hoang thiện.
- Quan sát lọ hoa có trang trí.
Rút kinh nghiệm:
Ký duyệt của BGH
Yên Đồng, Ngày…. tháng…. năm
File đính kèm:
- GIAO AN MI THUAT L3 TUAN 5 CKTKN TAN.doc