I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa và nhạt
- HS biết tạo ra sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc vẽ tranh
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh ảnh, bài vẽ có độ đậm nhạt
- Hình minh họa ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ lớp 2 hoặc giấy vẽ
- Sáp màu, bút hì, gôm,
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 Tuần 1-9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này vẽ gì?
+ Tranh còn thiếu gì để tranh đẹp hơn?
- GV gợi ý cho HS cách chọn màu và tô màu
+ Ta cần phải chọn màu khác nhau để tô: em bé, con gà trống, hoa cúc và màu nền của tranh
+ Màu ta chọn cần tươi sáng vui, có màu đậm, có màu nhạt
- GV treo tranh Vinh Hoa đã tô màu khác nhau cho HS tham khảo
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS chọn màu để vẽ vào hình trong vở tập vẽ
- GV quan sát lớp và đến từng HS hướng dẫn thêm
- GV nhắc nhở HS cách vẽ màu vào hình
- GV giúp đỡ nhiều hơn với những HS nặn còn lúng túng
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV mời HS nhận xét, chọn bài mình thích và nêu lí do vì sao thích?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
HS quan sát
HS lắng nghe
- HS đọc tựa bài và quan sát
- HS chú ý quan sát
- HS gọi tên theo hiểu biết
- HS tìm và đưa lên
- HS chú ý quan sát
- HS trả lời theo sự hiểu biết
- HS lắng nghe ghi nhớ
- HS quan sát
- HS chú ý quan sát
- HS lắng nghe trả lời:
- Hai bức tranh này: một bức có màu và một bức không màu
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời theo tranh
+ Thiếu màu
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát tham khảo
- HS chọn mùa để vẽ
HS tập trung thực hành
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ
-HS nhận xét và chịn bài mình thích, nêu lí do theo cảm nhận
HS tập trung quan sát, lắng nghe và rút kinh nghiệm
-HS lắng nghe
4. Cũng cố:
- GV chia lớp thành hia nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên bảng chọn và vx màu vào hai bức tranh trên bảng với thời gian 5 phút nhóm nào hoàn thành đẹp sẽ chiến thắng
- Khi thời gian kết thúc GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét và đánh giá – tóm lại bài
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 7: Vẽ tranh :Em đi học
+ Màu sáp, bút chì, gôm,…
Ký duyệt BGH 04 đến tuần 06
Tổng số tiết ... ; Đã soạn: ... tiết
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tân Điền, Ngày ... tháng ... năm 2010
Tuần 7 Ngày 01/10/2010
Tiết 7
BÀI 7: VẼ TRANH ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
Tiết PPCT: 7
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung đề tài.
- HS biết cách vẽ tranh đề tài em đi học.
- HS vẽ được tranh đề tài em đi học.
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh ảnh về đề tài em đi học.
- Hình minh họa cách vẽ.
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ hoăch giấy vẽ.
- Bút chì, gôm,…….
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài
- GV cho HS xem một số loại tranh về đề tài em đi học.
- GV đạt câu hỏi gợi ý dẫn vào bài:
+ Trong tranh vẽ gi?
+ Vậy các em thấy tranh có đẹp không? Em có thích tranh không?
- GV nhận xét – hướng dẫn HS vào bài.
+ Và hàng ngày các em cũng đi học như các bạn trong tranh và hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em vẽ tranh theo đề tài em đi học.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1
* Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
- GV cho HS xem một số tranh về một số đề tài.
- GV đạt câu hỏi gợi ý để HS nhớ lại hình ảnh lúc đến trường.
+ Hàng ngày em thường đi học cùng với ai?
+ Khi đi học em và các bạn mặc quần, áo màu gì?
+ Khi đi học em mang theo những gì?
+ Phong cảnh hai bên đường em đi học như thế nào?
+ Màu sắc cây cối, nhà cứa em thấy trên đường đi học như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát một số tranh về đề tài để hiểu rõ hơn.
- GV bổ sung – tóm tắt.
+ Vậy ta có thể vẽ cảnh em đang đi học cùng các bạn trên đường hoặc đi tới cổng trường.
+ Nên chọn cảnh từ 2 đến 3 bạn cùng đi học cho đẹp.
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV treo tranh minh họa chách vẽ và hướng dẫn từng bước cho HS.
+ Muốn vẽ một bức tranh thì ta cần tìm và chọn đề tài.
- GV yêu cầu HS chọn nội dung:
+ Khi ta đã chọn được nội dung của đề tài, thì mình sắp xếp bố cục (Sắp xếp hình ảnh chính và hình ảnh phụ) cho cân đối tờ giấy.
+ Sau khi hình vẽ đã cân đối ta vẽ chi tiết, chỉnh sữa hình cho tranh thêm sinh động.
+ Khi tranh đã hoàn chỉnh ta lựa chọn và tô màu theo ý thích.
- GV nhấn mạnh:
+ Ta có thể vẽ 2 hay nhiều bạn cùng đi học, mỗi bạn một dáng.
+ Cần chú ý khi tô màu cảnh vật xung quanh.
Hoạt động 3
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS vẽ bài vào trong vở tập vẽ hoặc giấy vẽ.
- Khi HS thực hành, GV quan sát lớp.
- GV động viên, nhắc nhỡ Hs làm bài.
- GV giúp đỡ một số HS vẽ còn lúng túng.
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp để treo lên bảng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét:
+ Cách chọn hình ảnh.
+ Cách sắp xếp hình ảnh.
+ Màu sắc
- GV yêu cầu HS chọn bài mà mình thích. Vì sao thích?
- GV nhận xét – bổ sung và xếp loại.
- GV nhận xét chung tiết học.
+ GV khen ngợi HS có bài vẽ tốt.
+ Động viên HS có bài vẽ chưa tốt.
- HS chú ý quan sát
- HS trả lời.
+ tranh vẽ các bạn đang đi đến trường.
+ Dạ đẹp, em rất thích.
- HS chú ý - lắng nghe.
- HS quan sát
- HS chú ý quan sát.
- HS chú ý lắng nghe và trả lời.
+ Hàng ngày em đi học cùng với bạn.
+ Em và các bạn mặc đồng phục của trường: Áo trắng, quần xanh
+ Em mang theo cặp và nón.
+ HS trả lời theo suy nghĩ
- HS chú ý – quan sát.
- HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- HS chú ý – quan sát.
- HS lăng nghe :
- HS suy nghĩ và chọn nội dung
- HS chú ý lắng nghe – quan sát và ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lấy vỡ tập vẽ hoặc giấy vẽ ra thực hành.
- HS lắng nghe và tập trung thực hành.
- HS tập trung quan sát.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
- HS chọn bài mình thích và trả lời theo cảm nhận
- HS quan sát – lắng nghe.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ tranh.
- HS nhắc lại theo trí nhớ:
+ Tìm và chọn nội dung đề tài.
+ Sắp xếp hình ảnh chính và phụ trong tranh.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu
- GV nhận xét – bổ sung và nhấn mạnh lại bài.
5. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành bài vẽ những em nào chưa xong.
- Chuẩn bị bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 8: “ Xem tranh tiếng đàn bầu”.
Tuần 8 Ngày 01/10/2010
BÀI 8: XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
Tiết PPCT: 8
I. Mục tiêu:
- HS làm quen, tiếp xúc tìm hiẻu vẻ dẹp trong tranh của họa sĩ
- HS mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trong tranh.
II. Chuẩn bị:
1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh của họa sĩ khác
- Tranh tiếng đàn bầu được phóng to
2. Sự chuẩn bị của học sinh:
- Vở tập vẽ lớp 2, giấy vẽ
- Bút chì, gôm,…….
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài
+ Hôm nay, lớp mình cùng nhau tìm hiểu về vẻ đẹp của một bức tranh, trong tranh có những hình ảnh rất đẹp. Và để biết bức tranh đó như thế nào ta vào bài hôm nay.
- GV mời HS đọc lại tựa bài và GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1
* Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
- GV mời HS mở vở tập vẽ ra
- GV treo tranh tiếng đàn bầu lên bảng và yêu cầu HS quan sát
- GV giới thiệu sơ lược về bức tranh
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS.
- GV phát phiếu bài tập cho từng nhóm thảo luận
* Nội dung phiếu bài tập:
+ Tranh có tên là gì?
+ Ai là người vẽ bức tranh này?
+ Trong tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Chú bộ đội và hai em bé đang làm gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Em thích bức tranh này không? Vì sao?
- GV cho HS thảo luận trong 15 phút
- Hết thời gian GV mời đại diện một số nhóm trình bày ý kiến của nhóm
- GV nghe câu trả lời của HS
- GV yêu cầu những nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và nhấn mạnh:
+Họa sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Ông tốt nghiệp trường đại học mĩ thuật Hà Nội năm 1963
+ Ngoài bức tranh tiếng đàn bầu ông còn vẽ nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng khác như: em nào cũng được học cả, ơ! Bố,….
+ Bức tranh tiếng đàn bầu ông vẽ về đề tài bộ đội. Hình ảnh chính là chú bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang gảy đàn bâud. Ngồi trước mạt chú bộ đội là hai em bé, đang say mê lắng nghe tiếng đàn. Màu sắc, ở trong tranh trong sáng, đậm nhạt rõ ràng tạo không gian, làm cho hình ảnh trong tranh thêm sinh động hơn…
+ Tranh tiếng đàn bầu là một bức tranh đẹp
- GV giới thiệu thêm về những chi tiết phụ của tranh
Hoạt động 2
* Nhận xét, đánh giá:
- GV nhận xét chung tiết học
+ Khen ngợi những nhóm có ý kiến hay
+ Nhắc nhở những nhóm và HS chưa tập trung vào bài
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc tựa bài và quan sát
- HS mở vở tập vẽ ra
- HS chú ý quan sát
- HS tập trung lắng nghe
- HS chia nhóm theo hướng dẫn
- Mỗi nhóm nhận phiếu bài tập
- HS tập trung thảo luận
- HS đại diện trình bày ý kiến của nhóm:
+ Tranh có tên tiếng đàn bầu, người vẽ tranh là họa sĩ Sỹ Tốt. Trong tranh vẽ chú bộ đội đang gảy đàn cho hai em bé nghe. Màu sức trong tranh tươpi sáng có đậm có nhạt rõ ràng.
- HS nêu theo ý thích và nêu lí do theo cảm nhận
- HS nhận xét và bở sung
- HS tập trung lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nêu lại các hình ảnh chính và màu sắc trong tranh tiếng đàn bầu của họa sĩ Sỹ Tốt
- GV nhận xét – bổ sung và nhấn mạnh lại bài.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau:
+ Xem và tìm hiểu bài 9: Vẽ cái mũ
+ Tập quan sát một số cái nón khác nhau
+ Vở tập, bút chì, gôm, màu vẽ,…
Ký duyệt BGH 7 đến tuần 8
Tổng số tiết ... ; Đã soạn: ... tiết
......................................................................................................................................................................... ........................................................
Tân Điền, Ngày ... tháng ... năm 2010
File đính kèm:
- mi thuat tuan 1 den tuan 9.doc