Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Bàng Thành Nam

I MỤC TIÊU: Giúp học sinh.

- Nhận biết 3 độ đậm nhạt cơ bản, Đậm, đậm vừa, nhạt.

- Tạo ra những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

- Học sinh yêu thích vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Tranh, ảnh bài vẽ có độ đậm, có độ nhạt.

- Hình ảnh ba sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt.

 - Phấn màu.

- Bộ đồ dùng dạy học.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ, bút chì tẩy, màu vẽ.

 

doc82 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Bàng Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến ba con vật để tạo thành đàn theo nội dung như: Đàn lợn, đàn gà,... - Gợi ý cho học sinh yếu tìm được hình cân đối. - Giáo viên đến từng bàn và theo dõi hướng dẫn thêm cho học sinh. - Khi nặn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không dây bẩn ra ngoài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm mình và nhận xét. H. Bạn nặn con vật gì? H. Tư thế và hình dáng con vật của bạn như thế nào? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Giáo viên dựa vào bài của học sinh nhận xét thêm và xếp loại bài cho học sinh. - Nhận xét chung tiết học. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Con chó, con mèo, con gà, con vịt,.... - Con vật có thân, có đầu, có đuôi, có chân,... - Con mèo khi bắt chuột người hơi thấp xuống, hai chân trước co lại. Chân sau đuổi,... - Đề có thân, chân, đầu, đuôi,... - Con trâu, con bò, con hươu, con nai,... - Học sinh chú ý. - Con chó, hay bắt chuột giữ nhà. - Chân cao thân hơi cong, có tai vừa, đuôi dài,... - Học sinh quan sát một số con vật. - Tìm hình dáng chung của con vật. - Cách nặn. - Nặn từng bộ phận rồi ghép các bộ phận lại với nhau. - Nặn con vật từ một thỏi đất, - Học sinh quan sát. - Học sinh nặn bài theo nhóm. - Học sinh nặn các con vật. - Học sinh tìm được hình đơn giản. - Học sinh nhận xét bài. - Bạn nặn hình con trâu, con chó, con gà,... - Hình đẹp, nổi rõ hình khối. - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. * Dặn dò. - Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy, vở tập vẽ. - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài môi trường, tranh phong cảnh, chuẩn bị bài học sau. Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 30: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I.MỤC TIÊU - Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường. - Học sinh biết cách vẽ tranh. - Học sinh vẽ được tranh về vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Một số tranh, ảnh đẹp về vệ sinh môi trường. - Bài vẽ của học sinh lớp trước. - Tranh, ảnh về môi trường, tranh phong cảnh của các hoạ sĩ. 2. Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì màu, sáp màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Kiểm tra bài vẽ của một số học sinh tuần trước chưa làm xong. H. Chữ như thế nào là chữ nét thanh nét đậm? H. Những nét nào là nét thanh, những nét nào là nét đậm? 3. Bài mới. - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. Học sinh nhắc lại. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài môi trường và gợi ý cho học sinh nhận thấy. H. Tranh này có những hình ảnh gì? H. Môi trường sống xung quanh ta có những hình ảnh nào? H. Để cho môi trường xung quanh được trong lành chúng ta phải làm gì? H. Để bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của ai? H. Để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta phải làm gì? H. Em hãy kể một số hoạt động nhằm bảo vệ môi trường xung quanh? - Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình, ảnh về các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. - Giáo viên gợi ý thêm: - Môi trường xanh, sạch đẹp rất cần cho cuộc sống con người,... - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn, bảo vệ môi trường như gom rác làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng, chống săn bắn động vật quý hiếm,... Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh trên bảng. - Tìm, chọn nội dung phù hợp với khả năng. - Vẽ hình ảnh chính trước rõ nội dung trong một hoạt đông cụ thể nào đó như đang làm vệ sinh, chống bão lụt hay đang trồng cây,... - Tìm hình ảnh phụ làm cho tranh sinh động, hình ảnh phụ phù hợp với hình ảnh chính. - Tìm màu sắc thích hợp, có thể dùng màu sắc theo ý thích, màu sắc tươi sáng thể hiệân được nội dung của tranh môi trường. - Giáo viên cho học sinh tham khảo một số bài vẽ đẹp để học sinh quan sát, tham khảo thêm Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh có bố cục đẹp và chưa đẹp cho học sinh tham khảo, học sinh chọn đề tài phù hợp với khả năng của mình vẽ vào vở. - Tìm hình chính cho bức tranh, có các hoạt động để bảo vệ môi trường. - Tìm hình phụ, cần chú ý không sử dụng nhiều chi tiết nhỏ. - Vẽ hình rõ đặc điểm. - Chú ý đến hình dáng chung của hình chính. - Giáo viên theo dõi hướng học sinh làm bài đúng nội dung, khuyến khích học sinh làm bài. + Muốn màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào pha màu nhiều hay ít. + Tô màu kín hình đều và đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên chọn một số bài gợi ý cho học sinh nhận xét. H. Bạn vẽ hình ảnh gì, cảnh đó diễn ra ở đâu? H. Màu của bạn tô đã đều và rõ nội dung chưa? H. Trong tranh này em thích bài nào nhất? - Dựa trên bài của học sinh giáo viên gợi ý thêm và xếp loại cho học sinh. - Khen ngợi những bài vẽ đúng, đẹp. - Học sinh tìm hiểu nội dung. - Hình ảnh cây cối, nhà cửa. - Như đồi, núi, sông nước và những con đường, những cánh đồng. - Bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch và đẹp. - Nhiệm vụ của tất cả mọi người. - Không xả rác, phải trồng cây,... - Trồng cây, quét rác,... - Học sinh quan sát. - Học sinh nghe. - Học sinh tìm hiểu các hoạt động. - Học sinh quan sát tìm hiểu cách vẽ. - Học sinh tìm hình. - Tìm hình cân đối. - Học sinh tìm màu. - Hoc sinh quan sát. - Học sinh quan sát tranh về môi trường, chọn nội dung vẽ bài. - Tìm hình. - Hình dáng chung. - Tìm màu. - Học sinh nhận xét bài trên bảng. - Hình ảnh các bạn trồng cây. - Màu đều và đẹp - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh quan sát giáo viên đánh giá bài. * Dặn dò: - Quan sát các hoạt động xung quanh để bảo vệ môi trường. - Xem các đồ vật được trang trí hình vuông, chuẩn bị cho bài học sau. Ngày soạn: Ngày dạy : Bài 31: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh. - Học sinh biết được cách trang trí đơn giản. - Học sinh trang trí hình vuông được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. - Học sinh bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông. II.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Một số đồ vật có trong trang trí hình vuông. - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Một số hoạ tiết dùng trong trang trí. 2.Học sinh: - Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ. - Vở tập vẽ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1.Ổn định lớp. - Cho học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Kiểm tra một số bài của học sinh chưa hoàn thành tuần trước. H. Em hãy nêu các bước vẽ lọ hoa? 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài. - Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên giới thiệu một số đồ vật được trang trí hình vuông và gợi ý cho học sinh nhận có nhiều cách trang trí cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu. - Những hoạ tiết hoa lá được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng được trang trí để đồ vật đẹp hơn. H. Em có nhận xét gì về hai hình vuông này? H. Hình vuông được trang trí bằng những hoạ tiết gì? H. Hoạ tiết chính được sắp xếp như thế nào? H. Các hoạ tiết phụ sắp xếp có giống với hoạ tiết chính không? H. Những hoạ tiết giống nhau thì vẽ màu ra sao? - Dựa trên cơ sở học sinh trả lời giáo viên uốn nắn thêm. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình để học sinh nhận ra sự giống nhau, khác nhau giữa các hoạ tiết và màu sắc trong bài trang trí. Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên vẽ hình trên bảng hướng cho học sinh thấy cách trang trí hình vuông. - Phác trục ngang trục dọc và các trục chéo. - Tìm hình mảng khác nhau. - Tìm các hoạ tiết hoa, lá, các con vật phù hợp với các hình mảng đó. - Sắp xếp các hoạ tiết đối xứng hay xen kẽ. + Vẽ cần phác nhẹ tay trước để có thể tẩy sửa hoặc vẽ lại cho hoàn chỉnh. - Giáo viên hướng cho học sinh nhớ lại cách vẽ trang trí, tìm hình trên các trục. - Giáo viên cho học sinh xem hình gợi ý. - Chọn màu thích hợp, có thể chọn 3 hoặc 5 màu, hoạ tiết giống nhau thì chọn cùng màu và ngược lại. - Tô màu và các hoạ tiết chính trước tô màu hình phụ và màu nền sau.Màu sắc phải có đậm, có nhạt để làm rõ nội dung trọng tâm. - Chọn màu trong sáng rõ nội dung, hài hoà. Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hoạ tiết vào hình vuông cân đối hợp lý chọn màu thích hợp có màu đậm, màu nhạt. - Vẽ hình vuông vừa với phần giấy. - Kẻ các trục bằng bút chì. - Tìm hình mảng theo ý thích có thể hình vuông, hình tròn hay hình tứ giác,... - Tìm hình phù hợp để vẽ vào các mảng. - Vẽ theo các bước vẽ trên. - Không nên sử dụng quá nhiều màu trong một bài. - Giáo viên theo dõi khuyến khích học sinh làm bài. Định hướng cho học sinh tìm đúng hình và có màu đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. * Mục tiêu: Giúp học sinh - Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp cho học sinh nhận xét. H. Em có nhận xét gì về hình của bạn? H. Bạn đã sử dụng những màu nào để vẽ hoạ tiết? H. Trong các bài này em thích bài nào nhất? - Giáo viên dựa trên bài của học sinh, giáo viên nhận xét thêm, củng cố bài và cho điểm. - Nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi động viên một số học sinh cố gắng và học sinh có bài vẽ đẹp. - Học sinh quan sát và nghe giảng. - Hình vuông hoàn chỉnh đẹp hơn. - Hoa, lá hay các con vật, hình vuông, hình tròn. - Đối xứng nhau qua các trục, nằm chính giữa to, rõ ràng. - Sắp xếp nhỏ hơn và nằm bốn góc. - Những hoạ tiết giống nhau tô cùng một màu. - Học sinh nghe. - Học sinh quan sát cách vẽ trang trí hình vuông. - Tìm hiểu cách vẽ. - Học sinh quan sát. - Màu có màu đậm và màu nhạt. - Học sinh vẽ bài vào vở vẽ. - Tìm hình. -Học sinh nhận xét bài vẽ. - Hoạ tiết cân đối nổi rõ hình ảnh chính phụ. - Màu vàng, màu xanh, màu tím,... - Học sinh chọn bài vẽ đẹp. - Học sinh nghe. - Học sinh về chuẩn bị bài sau. * Dặn dò: - Trang trí hình vuông theo ý thích. - Sưu tầm tranh ảnh về các loại tượng, chuẩn bị bài học sau.

File đính kèm:

  • docgiao an 2 ca nam.doc
Giáo án liên quan